GẮN KẾT LỢI ÍCH – CHI PHÍ VÀ TÀI TRỢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Thuế hiệu quả và thuế tối ưu (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

3.1 Mô hình:

Để chứng minh sự ảnh hưởng của thuế đánh vào tiền lương (gọi tắt là thuế bảo hiểm xã hội) dùng để tài trợ các chương trình bảo hiểm xã hội, chúng ta xem xét một chương trình bồi thường cho người lao động (hoàn trả cho người lao động). Trong hình 12.9a, minh họa thị trường lao động không có chương trình bồi thường. Cân bằng ban đầu của thị trường tại điểm A, ở đó số lượng lao động L1 được cung cấp với mức tiền lương W1. Sau đó, chính phủ đưa vào chương trình bồi thường cho người lao động, được tài trợ từ tiền thuế bảo hiểm xã hội đánh vào người sử dụng lao động. Loại thuế này áp đặt một chi phí mới đáng kể vào sản xuất của người chủ doanh nghiệp, dẫn đến giảm nhu cầu sử dụng lao động và làm dịch chuyển đường cầu lao động từ D1 đến D2. Bây giờ điểm cân bằng là điểm B, giao nhau giữa đường D2 và đường cung S1, với mức tiền lương W2 và số lượng lao động L2. Tại mức số lượng lao động bị cắt giảm, có nhiều lao động (L1 đến L2) muốn làm việc mà sẵn lòng chấp nhận mức tiền lương mà có lợi cho người sản xuất nếu như không bị đánh thuế. Tuy nhiên, một khi chính phủ đánh thuế thì sự thuê mướn những người lao động này lại không có lợi cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, tạo ra tổn thất xã hội bằng diện tích tam giác CAB.

Thuế bảo hiểm xã hội dùng để tài trợ cho người lao động: xét trong tình huống họ bị thương tật. Trong trường hợp không có bảo hiểm, nếu như người lao động làm việc có rủi ro và bị thương tật thì họ phải nghỉ việc, mất lương, và gánh chịu chi phí điều trị. Trong môi trường rủi ro đó, người công nhân yêu cầu tiền lương phải cao hơn so với công việc không có rủi ro. Tuy nhiên, khi có chương trình bồi thường bảo hiểm thì người lao động cũng không yêu cầu một sự chênh lệch bồi thường lớn như vậy, bởi vì chính phủ sẽ hoàn trả cho người lao động thu nhập bị mất và tiền thuốc men điều trị thương tật. Vì thế, người lao động sẵn sàng cung ứng lao động cho thị trường với tiền lương thấp hơn.

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 31 Hình 3.1: Gắn kết lợi ích – thuế

Hình 3.1b, minh chứng mô hình tổn thất xã hội từ đánh thuế và đưa vào chương trình đảm bảo lợi ích. Ở mức tiền lương W1, người lao động ban đầu sẵn lòng cung cấp số lượng lao động L1 (điểm A), nhưng sau khi đưa vào chương trình bồi thường, người lao động sẵn sàng cung cấp một số lượng lao động như vậy với mức tiền lương thấp hơn W2 (điểm B). Khi đó, đường cung lao động di chuyển đến S2, điểm cân bằng mới là D (giao nhau giữa đường D2 và S2), ở đó tiền lương giảm xuống W3 và cung lao động tăng lên L3. Sự gia tăng cung lao động trong thị trường làm giảm đi chi phí hiệu quả của thuế. Lợi ích của người lao động và doanh nghiệp tương đối có sự gắn kết với nhau (nếu như trong hình a, thì khoảng cách là L1 và L2 là rất lớn, còn trong hình b thì là L3 và L1. Vì thế, tổn thất xã hội thu hẹp, diện tích AEF.

Tại sao tổn thất là tam giác AEF? Hãy nhớ lại khái niệm tổn thất xã hội: là sự giảm đi thặng dư xã hội do bởi những đơn vị sản phẩm/ hàng hóa không được giao dịch, có lợi ích xã hội biên vượt quá chi phí xã hội biên. Lợi ích xã hội biên của lao động được đo lường đường cầu lao động D1 và chi phí biên xã hội của lao động được đo lường bởi đường cung lao động S1. Ở số lượng lao động mới L3, thì khoảng cách giữa L3 và L1 là không có giao dịch. Vì thế, tổn thất bao gồm chênh lệch giữa D1 và S1 tương ứng với những đơn vị lao động ở giữa L3 và L1.

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 32 Hình 3.2: Đánh thuế không gây tổn thất

Thực sự, nếu như người lao động đánh giá một cách đầy đủ lợi ích của chính sách bồi thường bảo hiểm (giữ nguyên giờ lao động), thì không có tổn thất từ chương trình này. Hình 3.2 minh chứng điều này, đường cung di chuyển theo hướng đi ra đến S2, bù lại sự dịch chuyển vào bên trong của đường cầu đến D2. Khi đó số lượng lao động vẫn còn ở mức L1 trong điểm cân bằng ban đầu ở điểm A và điểm cân bằng mới B. Tiền lương giảm xuống đến W2 thấp hơn W1 bằng toàn bộ chi phí của chương trình.

Vì thế, khi chính phủ đưa vào chương trình bồi thường cho người lao động và người lao động định giá lợi ích ở mức chi phí đối với người sản xuất, thì chính phủ cần thiết thay thế tiền lương của người lao động bằng lợi ích bảo hiểm, mà không thay đổi chi phí lao động đối với người sản xuất (giờ lao động vẫn giữ nguyên, vì thế không có tổn thất xảy ra).

3.2 Một số vấn đề cần lưu ý khi gắn kết thuế - lợi ích

- Nếu như có hiệu qu đối vi vic cung cp lợi ích, nhưng tại sao nhng người ch lao động không làm việc đó khi không có sự tham gia ca chính ph.

Hình 3.2 cho thấy tính hiệu quả liên quan đến việc cung cấp chính sách bồi thường cho người lao động; người lao động đánh giá lợi ích từ chương trình ở mức chi

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 33 phí người sản xuất và sẵn lòng giảm tiền lương của họ bằng toàn bộ chi phí tài trợ chương trình. Trong trường hợp này, tại sao người sản xuất đơn giản cung cấp chương trình bồi thường ở vị trí cân bằng đầu tiên? Tại sao chính phủ cần phải tham gia?

Câu trả lời của bạn đó là do sự thất bại của thị trường dẫn đến người sản xuất không thể đánh giá giá trị đầy đủ của chương trình bảo hiểm nếu như không có sự bắt buộc của chính phủ. Trong thị trường bảo hiểm luôn có sự lựa chọn đối nghịch xảy ra (adverse selection). Các doanh nghiệp không có đủ thông tin để đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động; họ sợ rằng người lao động có hành động che giấu thông tin hoặc giả vờ bệnh tật làm tăng chi phí bồi hoàn của họ… Cho dù thực tế người lao động sẵn sàng muốn cung cấp lao động với tiền lương thấp.

- Khi nào có s kết hp gia li ích và thuế?

Gắn kết thuế - lợi ích chặt chẽ nhất khi tiền thuế nộp được gắn kết trực tiếp đến lợi ích người lao động. Nếu như tiền thuế được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng khác thì mối gắn kết bị gãy vỡ. Thuế bảo hiểm xã hội được sử dụng để tài trợ cho các chương trình sức khỏe quốc gia, thì đánh thuế sẽ làm giảm mức cung lao động. Nói khác đi, những người không cần làm việc cũng hưởng thụ lợi ích từ chương trình bảo hiểm. Tuy nhiên trên thực tế vẫn xảy ra tình huống không gắn kết giữa thuế và lợi ích, do vậy sự tổn thất của đánh thuế luôn tồn tại.

3.3 Một số vấn đề cần xem xét

3.3.1 Vấn đề tái phân phối thu nhập và công bằng xã hội

Kinh tế ngày càng phát triển thì xã hội ngày càng có sự phân hóa thu nhập, của cải và giàu nghèo sâu sắc hơn. Vai trò của thuế là giảm sự phân hóa đó bằng cách tái phân phối lại thu nhập của xã hội, tức cũng đảm bảo tính công bằng hơn cho phát triển.

Khi mục tiêu này không đạt được sẽ có nguy cơ dẫn đến những bất mãn trong xã hội.

Tính chất công bằng trong một chính sách thuế liên quan đến cả công bằng dọc và công bằng ngang. Công bằng dọc tức là người có thu nhập cao hơn phải đóng góp nhiều hơn, trong khi công bằng ngang phải đảm bảo mức đóng góp như nhau cho những người có thu nhập ngang bằng nhau.

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 34 3.3.2 Vấn đề hiệu quả trong phân bổ nguồn lực

Thuế phải làm tăng tính hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực vốn có tính hữu hạn của nền kinh tế. Do một chính sách thuế bất kỳ sẽ làm thay đổi hành vi của các thực thể trong nền kinh tế, nên việc xây dựng một hệ thống thuế hiệu quả sẽ giúp điều chỉnh lại các khuynh hướng tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế, khuyến khích việc khởi nghiệp…

Thông qua các chính sách thuế, chính phủ có thể tạo ra các động cơ khuyến khích có tính kinh tế để khu vực tư nhân phân bổ vốn các ngành nghề và lĩnh vực mục tiêu hơn là các can thiệp hành chính gây méo mó các quan hệ thị trường. Các dạng thị trường như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản rất cần các chính sách thuế mới của Chính phủ để điều tiết và phân bổ lại nguồn lực thích hợp. Nguyên tắc quan trọng là hệ thống thuế phải làm giảm tổn thất phúc lợi vô ích của xã hội bằng cách tạo ra một sắc thuế có mức thuế suất thấp nhưng có cơ sở thuế rộng hơn.

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 35 KẾT LUẬN

Những năm gần đây, chính sách và cơ chế ban hành và quản lý thuế đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay khi các thành phần kinh tế phát triển tạo nên tính cạnh tranh mạnh mẽ, tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng đồng thời vấn đề cần quan tâm là quản lý và thu thuế như thế nào để đảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế với nhau.

Tòan bộ các phần phân tích thuế qua các mô hình trên thì xét cho cùng việc đánh thuế bao giờ cũng đều ảnh hưởng đến hành vi của người chịu thuế, đến sự lựa chọn của họ và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của tòan xã hội. Như vậy khi quyết định một sắc thuế nào đó thì cần cân nhắc thận trọng để đạt được tính tối ưu nhất .

Một phần của tài liệu Thuế hiệu quả và thuế tối ưu (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)