CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG KINH
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
3.1.4 Chiến lược phát triển
- Thị trường: Khách hàng mục tiêu là giới trẻ có thu nhập cao. Song mục tiêu trước mắt là mở rộng thị trường thuê bao sử dụng di động CDMA tại Việt Nam.
- Dịch vụ:
Nâng cao và đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp.
Tập trung phát triển điểm đặc biệt của dịch vụ cung cấp dựa trên công nghệ CDMA.
Cung cấp các dịch vụ mang tính tích hợp viễn thông di động – thông tin – giải trí.
- Nhân sự: Xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực, kỹ năng , đồng thời có chiến lược giữ chân người tài.
- Cơ cấu hoạt động: Xây dựng cơ cấu tổ chức khoa học. Trong từng giai đoạn phát triển của S-Telecom, cơ cấu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp quy mô và phát triển cao nhất hiệu quả hoạt động.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG CỦA S-TELECOM
3.2.1 Giải pháp tổ chức:
Như trình bày trong phần phân tích thực trạng, hình thức BCC có nhiều hạn chế chủ yếu là tạo ra nhiều chi phí, không tận dụng được các cơ hội tăng nguồn vốn thông qua thị trường vốn, không tiết kiệm được chi phí thuế…
Đồng thời khuynh hướng của các BCC trong viễn thông di động hiện nay là chuyển sang công ty cổ phần để tận dụng được ưu thế trong huy động và sử dụng vốn.
Ưu điểm của loại hình công ty liên doanh là lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro có thể mỗi bên phải gánh chịu tỷ lệ thuận với phần vốn góp. Do vậy việc quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn sẽ được nâng cao. Ngoài ra liên doanh cũng đem lại nhiều lợi ích và ít rủi ro hơn nếu so với hình thức kinh doanh khác:
- Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, tham gia liên doanh các nhà đầu tư này sẽ có điều kiện tiếp cận công nghệ hiện đại, học tập phong cách và trình độ quản lý tiên tiến. Đối với bên nước ngoài, tham gia liên doanh sẽ hạn chế được một số rủi ro từ sự khác biệt của môi trường kinh doanh, văn hóa địa phương.
- Quy trình xử lý công việc trong công ty sẽ nhanh chóng hơn , tiết kiệm được thời gian do trỏch nhiệm và quyền lợi rừ ràng.
Những ưu điểm trên góp phần lớn vào sự thành công cho các nhà đầu tư đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông di động. Vì hành vi tiêu dùng của khách hàng có sự khác biệt lớn, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh và doanh nghiệp cần phải đối phó linh hoạt, kịp thời với thị trường dần hình thành và phát triển
“nóng”.
Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần là: Giống hình thức công ty liên doanh, trong công ty cổ phần nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn và được nhận lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty. Khả năng huy động nguồn vốn và tốc độ huy động vốn sẽ nhanh hơn, dễ dàng hơn. Nhà đầu tư nhận được nhiều nguồn vốn từ nhiều lĩnh vực khác hoặc từ phía công ty vệ tinh, nhà phân phối …v….v Điều này góp phần đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Cụ thể trong ngành viễn thông di động, sự góp vốn từ phía các công ty sản xuất thiết bị di động và các nhà sản xuất dịch vụ nội dung vào doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp này.
Chuyển thành công ty cổ phần hoặc liên doanh nhằm giải quyết các vấn đề hiệu quả trong xử lý công việc. Ngoài các ưu điểm của một công ty cổ phần hoặc liên doanh, việc chuyển đổi hình thức trong trường hợp của S-Telecom còn khắc phục được hạn chế của BCC như:
- Giảm được chi phí riêng: như tiền thuê và chi phí khác cho văn phòng điều hành BCC…
- Chi phí đại diện.
- Cú phỏp nhõn rừ ràng: khi doanh nghiệp cú phỏp nhõn rừ ràng việc thu hút vốn qua các kênh sẽ thuận tiện ví dụ vay ngân hàng, thu hút vốn qua thị trường chứng khóan….
- Có thêm được ưu đãi từ thuế khi hình thành doanh nghiệp mới.
- Ngoài ra có thể học tập từ kinh nghiệm của Singtel, khi có pháp nhân S- Telecom thể tạo lập quỹ đầu tư, có dòng tiền để mở rộng lĩnh vực hợp tác đầu tư tạo lập các doanh nghiệp vệ tinh. Ưu thế của chiến lược này là hai phía hợp tác đầu tư trong hợp đồng hợp tác kinh doanh này đều là những công ty cổ phần, tập đoàn lớn mạnh có thể cung cấp tài chính, kinh nghiệm quản lý cho các lĩnh vực đầu tư mới. Chiến lược này vừa tạo doanh thu tài chính cho doanh nghiệp vừa giảm chi phí và tăng cường quan hệ hợp tác của S - Telecom với các doanh nghiệp vệ tinh.
- Quyền quản lý rừ ràng nờn thời gian xử lý cụng việc nhanh hơn.
- Đào tạo và chuyển giao kỹ năng nhiều hơn.
Tuy nhiên khung pháp lý cho việc chuyển đổi này chưa được thiết lập cụ thể mà chỉ có chủ trương cam kết là những ưu đãi sẽ không ít hơn những ưu đãi hiện hình thức BCC đang được hưởng.
Từ những phân tích trên, giải pháp cho vấn đề tổ chức của S - Telecom cần thiết phải trải qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu từ nay đến năm 2010, S - Telecom nên hoạt động theo hình thức công ty liên doanh vì:
Khung phỏp lý hiện nay chưa rừ ràng cho cỏc doanh nghiệp viễn thụng chuyển thành công ty cổ phần. S - Telecom cần quan sát doanh nghiệp đi trước ví dụ như Mobifone hoặc Vinaphone đang có kế hoạch chuyển thành công ty cổ phần.
Thị trường chứng khóan Việt Nam chưa thực sự phát triển lành mạnh.
(theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khóan Việt Nam đang trong giai đoạn “bong bóng”, thị trường đa phần là nhà đầu tư ngắn hạn…). Trở thành công ty cổ phần trong thời gian này sẽ có nhiều nguy cơ phải chịu tác động xấu khi thị trường chứng khóan có biến động.
Theo các điều khoản Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO, trong giai đoạn này phía nước ngoài chỉ được tham gia cao nhất 49% vốn trong các liên doanh viễn thông. Trong khi quy định trên thị trường chứng khóan, phía nước ngoài chỉ được sở hữu nhiều nhất 30% vốn cổ phần của doanh nghiệp. Chọn hình thức liên doanh trong giai đoạn này góp phần đảm bảo nguồn vốn phía nước ngoài cung cấp cho hoạt động của doanh nghiệp sẽ lớn hơn là hình thức cổ phần.
- Giai đoạn sau năm 2010: hoạt động theo hình thức cổ phần vì: