Nguồn sống và mức sống

Một phần của tài liệu Báo cáo: Biến đổi cơ cấu gia đình (Trang 53 - 59)

• Số liệu cho thấy có 39.3% cho biết nguồn sống chính của họ là do con cháu chu cấp, 30% từ lao động của bản

thân, 25.9% từ lương hưu hoặc trợ cấp, 1.6% từ các nguồn của cải được tích lũy từ trước và 3.2% từ các nguồn khác.

• Giữa người cao tuổi ở thành thị và nông thôn có sự khác biệt đáng kể. Lương hưu hoặc trợ cấp là nguồn sống

chính của 35.6% người cao tuổi ở thành phố, trong khi 21.9% người cao tuổi ở nông thôn được hưởng chế độ này. Ngược lại, tự lao động để kiếm sống là cách của

35.2% người cao tuổi ở nông thôn, trong khi chỉ có 17.5%

người cao tuổi ở thành phố phải tự kiếm sống.

• Nguồn do con cháu chu cấp hầu như không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Đối với người cao tuổi thì sự trợ giúp của con cháu dường như không phụ thuộc vào đời sống kinh tế ở từng vùng.

Nguồn sống và mức sống

• Nguồn sống của người cao tuổi khá đa dạng. 39.3% cho biết nguồn sống chính của họ là do con cháu chu cấp;

30% từ lao động của bản thân; 25.9% từ lương hưu hoặc trợ cấp và ngoài ra là từ các nguồn khác. Lương hưu

hoặc trợ cấp là nguồn sống chính của người cao tuổi ở thành phố, trong khi tự lao động kiếm sống là nguồn chính của người cao tuổi ở nông thôn.

• Nguồn do con cháu chu cấp hầu như không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Như vậy, dù các nguồn lương hưu và tích lũy ở thành thị là cao hơn so với nông thôn thì việc con cháu chu cấp vẫn đóng vai trò quan

trọng đối với người cao tuổi.

• Cú sự khỏc biệt rất rừ giữa nam và nữ về nguồn sống chính. So với nam, phụ nữ cao tuổi phải dựa vào sự chu cấp của con cháu nhiều hơn.

Cách sắp xếp cuộc sống

• Hơn 50% người cao tuổi sống chung với con chỏu, thể hiện rừ hơn ở người cao tuổi ở nụng thôn, là phụ nữ ở hoặc ở các nhóm thu nhập

thấp hơn. Người cao tuổi muốn sống chung chủ yếu vù để cha mẹ và con cái có thể giúp đỡ lẫn nhau, vì muốn duy trì đạo lý gia đình, cũng như vì sự vui vầy bên con cháu v.v.

• Xu hướng chung là muốn sống với con trai. Việc sống với con nào trong thực tế có thể bị chi phối bởi những lý do cụ thể hơn, trong đó lý do “giúp đỡ lẫn nhau” có ý nghĩa lớn nhất.

Đời sống tinh thần, tình cảm

• Việc con cái đã tách hộ thăm hỏi cha mẹ là tập quán phổ biến ở nước ta.

• Không phải chỉ con cháu là chỗ dựa của cha mẹ mà bản thân cha mẹ cũng là chố dựa cho con

cháu trong cuộc sống hàng ngày. Người cao tuổi coi việc hỗ trợ con cháu là niềm vui và trách

nhiệm cà qua đó, được cảm nhận là mình còn có ích cho con cháu. Đối với con cháu, sự hỗ trợ này có ý nghĩa quan trọng, bao gồm sự giúp đỡ vật chất và đặc biệt là việc dạy dỗ con cháu,

giúp trông coi nhà cửa v.v...

Đời sống tinh thần, tình cảm

• Có tới 16.5% cha mẹ có điều kiện giúp đỡ tiền và hiện vật cho người không phải là thành viên của hộ ( trị giá trên 100 nghìn đồng). Trên 90%

người cao tuổi cho biết họ hỗ trợ con cháu mình ít nhất một trong các hoạt động sau: về kinh tế (góp phần tạo ra thu nhập và cấp vốn cho con cháu làm ăn); về kinh nghiệm (quyết định các các việc quan trọng của gia đình hay chia sẻ

kinh nghiệm làm ăn ứng xử xã hội và dạy dỗ con cháu); và về chăm sóc gia đình ( nội trợ và chăm sóc cháu nhỏ)

Đời sống tinh thần, tình cảm

• Việc trò chuyện, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống đối với người cao tuổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

• Nhiều người cho rằng bây giờ con cháu lo toan cho bố mẹ về vật chất đầy đủ hơn, như về ăn mặc, còn việc trực tiếp trò chuyện, hỏi han thì ít hơn trước.

• Những khi vui, buồn, 37.5% người cao tuổi cho biết họ thường trò chuyện,tâm sự với vợ hoặc chồng của mình, 24.8% tâm sự, trò chuyện với con và 12.5% tâm sự với bạn bè, hàng xóm. Giữa người cao tuổi ở thành thị và nông thôn hầu như không có sự khác biệt trong việc trò chuyện, chia sẻ vui buồn.

• Phụ nữ thường nói chuyện với con, trong khi nam giới chủ yếu tâm sự với vợ của mình. Đáng chú ý là so với nam giới mỗi khi có chuyện vui, buồn, phụ nữ thường ít chia sẻ, tâm sự hơn.

Một phần của tài liệu Báo cáo: Biến đổi cơ cấu gia đình (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(59 trang)