Nguồn sống và mức sống

Một phần của tài liệu Báo cáo: Biến đổi cơ cấu gia đình (Trang 53 - 55)

• Số liệu cho thấy có 39.3% cho biết nguồn sống chính của họ là do con cháu chu cấp, 30% từ lao động của bản

thân, 25.9% từ lương hưu hoặc trợ cấp, 1.6% từ các nguồn của cải được tích lũy từ trước và 3.2% từ các nguồn khác.

• Giữa người cao tuổi ở thành thị và nông thôn có sự khác biệt đáng kể. Lương hưu hoặc trợ cấp là nguồn sống

chính của 35.6% người cao tuổi ở thành phố, trong khi 21.9% người cao tuổi ở nông thôn được hưởng chế độ này. Ngược lại, tự lao động để kiếm sống là cách của

35.2% người cao tuổi ở nông thôn, trong khi chỉ có 17.5% người cao tuổi ở thành phố phải tự kiếm sống.

• Nguồn do con cháu chu cấp hầu như không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Đối với người cao tuổi thì sự trợ giúp của con cháu dường như không phụ thuộc vào đời sống kinh tế ở từng vùng.

Nguồn sống và mức sống

• Nguồn sống của người cao tuổi khá đa dạng. 39.3% cho biết nguồn sống chính của họ là do con cháu chu cấp;

30% từ lao động của bản thân; 25.9% từ lương hưu hoặc trợ cấp và ngoài ra là từ các nguồn khác. Lương hưu

hoặc trợ cấp là nguồn sống chính của người cao tuổi ở thành phố, trong khi tự lao động kiếm sống là nguồn chính của người cao tuổi ở nông thôn.

• Nguồn do con cháu chu cấp hầu như không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Như vậy, dù các nguồn lương hưu và tích lũy ở thành thị là cao hơn so với nông thôn thì việc con cháu chu cấp vẫn đóng vai trò quan

trọng đối với người cao tuổi.

• Có sự khác biệt rất rõ giữa nam và nữ về nguồn sống chính. So với nam, phụ nữ cao tuổi phải dựa vào sự chu cấp của con cháu nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Báo cáo: Biến đổi cơ cấu gia đình (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(59 trang)