Những người chồng, người vợ có học vấn càng cao thì tỷ lệ dành thời gian chăm sóc con càng

Một phần của tài liệu Báo cáo: Biến đổi cơ cấu gia đình (Trang 45 - 52)

cao thì tỷ lệ dành thời gian chăm sóc con càng lớn.

Cách giáo dục con

Các biện pháp xử lý khi con mắc lỗi chủ yếu là được cha mẹ nhắc nhở, phân tích đúng sai, tiếp đến là quát mắng, đánh đòn.

• Rất ít các bậc cha mẹ liên hệ với nhà trường khi con mắc lỗi hoặc làm ngơ lỗi của trẻ và một số ít cảm thấy đau

khổ, bất lực.

• Việc nhắc nhở, phân tích đúng sai không có khác biệt theo nhóm học vấn của cha mẹ.

• Ở tất cả các biện pháp mà cha mẹ áp dụng, hầu như không có sự phân biệt giới tính của trẻ.

• Cha mẹ ở nhóm thu nhập cao thì càng có xu hướng áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với con cái.

• Đa số VTN cho rằng cách giải quyết của cha mẹ đối với lỗi mà các em mắc phải là hoàn toàn đúng.

Cách đối xử và mong muốn của cha mẹ đối với con trai và con gái

Về phương pháp động viên của cha mẹ khi con làm

điều tốt, chủ yếu là khen ngợi, việc cho đi chơi, tham quan du lịch và thưởng tiền, quà chiếm tỷ lệ rất thấp. • Mức độ được khen ngợi, động viên của trẻ ở nông thôn

và thành thị gần như tương đương song ở các loại hình cư xử khác ở nông thôn thấp hơn đáng kể.

• Cha mẹ ở nông thôn coi thành tích của VTN là bình

thường, không có biểu hiện khen ngợi cao hơn đáng kể so với thành thị.

• Hình thức thưởng quà, thưởng tiền hoặc cho đi chơi/tham quan của hộ thu nhập khá và cao cao gấp 2-5 lần so với hộ thu nhập thấp.

Cách đối xử và mong muốn của cha mẹ đối với con trai và con gái

Vẫn còn hiện tượng ưu tiên cho con trai khi phân

chia tài sản. Hộ gia đình ở nông thôn ưu tiên con trai cao gấp 2 lần so với thành thị.

• Quan niệm phân chia tài sản ưu tiên cho con trai, đặc biệt là con trai trưởng đã thay đổi qua các lứa tuổi. Số người từ 61 tuổi trở lên muốn chia tài sản ưu tiên cho con trai chiếm tỷ lệ cao nhất, trong khi quan niệm chia đều cho các con chỉ chiếm khoảng 1/3.

• Quan niệm chia đều tài sản cho các con có xu hướng tăng theo trình độ học vấn và thu nhập.

• Quan niệm phân chia tài sản ưu tiên cho con trai ở nông thôn, ở những hộ nghèo và những người có trình độ học vấn thấp chiếm tỷ lệ cao hơn ở cả ý kiến của hai nhóm tuổi 18-60 và 61 tuổi trở lên.

Cách đối xử và mong muốn của cha mẹ đối với con trai và con gái

Hiện nay cha mẹ chủ yếu lo lắng con cái trong độ tuổi

VTN (15-17):

+ sa vào tệ nạn xã hội ( hơn 1/3 đối với con trai và 1/5 đối với con gái);

+ không đủ khả năng học cao ( khoảng 1.5 đối với cả con trai và con gái)

+ không có việc làm (hơn 1/10 đối với cả con trai và con gái) + Đối với con gái, cha mẹ đặc biệt lo con có quan hệ tình dục

trước hôn nhân.

+ Các lo lắng như: không được học vì thiếu tiền, con không khỏe mạnh, hoặc không có lo lắng chiếm tỷ lệ dưới 10%. + Không có sự khác biệt rõ rệt theo giới tính, dân tộc và học

vấn của cha mẹ về những lo lắng đối với cả con trai và con gái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách đối xử và mong muốn của cha mẹ đối với con trai và con gái

Mong muốn của cha mẹ đối với con trai và con gái: + chủ yếu là có nghề nghiệp ổn định, có cuộc sống gia đình

hạnh phúc, có trình độ học vấn cao.

+ Không có khác biệt nhiều về mong muốn của cha mẹ với con trai và con gái , tuy nhiên điểm đáng chú ý là tỷ lệ cha mẹ mong con gái có cuộc sống hạnh phúc cao hơn đáng kể so với con trai.

+ Cha mẹ ở thành thị mong muốn con trai và con gái có nghề nghiệp ổn định , trình độ học vấn cao, có địa vị xã hội và có sức khỏe cao hơn nông thôn.

+ Cha mẹ ở nông thôn lại mong muốn con cái có cuộc sống gia đình hạnh phúc và làm ăn giỏi, có tư cách đạo đức tốt cao hơn.

+ Tỷ lệ cha mẹ không có mong muốn gì đối với con cái ở nông thôn cao hơn thành thị.

Cách đối xử và mong muốn của cha mẹ đối với con trai và con gái

Quan niệm về mô hình sống chung với cha mẹ:

+ Quan niệm truyền thống về con cái sau khi lập gia đình sống chung với cha mẹ khi cha mẹ còn khỏe mạnh giảm qua các thế hệ.

+ Quan niệm này còn giảm ở khu vực thành thị.

+ Người cao tuổi ở nông thôn ủng hộ quan niệm sống chung chiếm tỷ lệ cao hơn ở khu vực thành thị.

+ Lý do sống chung để cha mẹ và con cái giúp đỡ lẫn nhau được hầu hết mọi người tán thành.

+ Trật tự tôn ti trong gia đình truyền thống vẫn được số đông tán thành.

Một phần của tài liệu Báo cáo: Biến đổi cơ cấu gia đình (Trang 45 - 52)