tính về phân công lao động theo giới trong gia đình, phản ánh tính đa dạng, mâu thuẫn và xu hướng biến đổi của các mô hình phân công lao động theo giới trong gia đình VN hiện nay.
Phân công lao động giữa vợ và chồng
• Người phụ nữ/người vợ được quan niệm là phù hợp hơn với các công việc nội trợ, chăm sóc trẻ em, giữ tiền, chăm sóc người già/người ốm.
• Người đàn ông/người chồng được quan niệm là phù hợp với hơn với các công việc sản xuất kinh doanh, tiếp
khách lạ, thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền.
• Đàn ông làm việc nặng, đàn bà làm việc nhẹ gần như là một sự phân công lao động “tự phát” trong gia đình, là sự tiếp tục của phân công lao động theo giới trong gia đình truyền thống trong điều kiện lao động kỹ thuật và cơ giới vẫn chưa phổ biến ở các vùng nông thôn, miền núi và
sản phẩm lao động vẫn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên.
Phân công lao động giữa vợ và chồng
• Xu hướng phụ nữ ngày càng tham gia nhiều hơn vào
những công việc vốn chỉ dành riêng cho nam giới; ngược lại nam giới cũng chia sẻ một số công việc được coi là của phụ nữ.
• Quan niệm về sự phân công lao động giữa hai giới không khác biệt nhiều giữa khu vực thành thị và nông thôn
nhưng có xu hướng tăng bình đẳng giới ở thành thị. • “ Phân công công việc nội trợ có lẽ là một trong những
lĩnh vực bất bình đẳng nhất giữa nam và nữ…và vai trò truyền thống về giới vấn chưa được thay đổi bao nhiêu” (Dasai Jaikishan. Việt Nam qua lăng kính giới. 1995)
Người đóng góp nhiều tiền nhất cho kinh tế gia đình
Khu vực Vợ Chồng Người khác
Thành phố 33.8 56.9 9.3
Đồng bằng 27.6 66.2 6.7