Thực chất của việc tích cực hóa hoạt động học sinh trong giờ học tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 20 - 38)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

1.1. Những tiền đề lý luận

1.1.3. Thực chất của việc tích cực hóa hoạt động học sinh trong giờ học tác

theo quy luật của quá trình tâm lý tiếp nhận

1.1.3.1. Đặc điểm quá trình tâm lý tiếp nhận của học sinh trong cảm thụ văn học

“Tiếp cận văn chương là tiếp cận với thế giới tinh thần thuần khiết.

Mọi nghi thức có tính chất tâm linh trong tiếp cận với tác phẩm văn chương từ xưa đến nay là thái độ trân trọng và thận trọng đối với di sản văn học được sáng tạo đầy gian khổ của con người” [19,117]. Chính vì vậy, người đọc khi tiếp cận luôn luôn phải vận dụng tất cả năng lực tiếp nhận để có thể khai phá hết những bí mật ẩn giấu trong tác phẩm. Hoạt động tiếp nhận văn học ở mỗi người đọc trong từng hoàn cảnh, điều kiện, tâm trạng khác nhau vô cùng đa dạng và phong phú. Điều này tạo nên tính phức tạp trong tâm lý tiếp nhận của người đọc nói chung và học sinh nói riêng đối với tác phẩm văn chương. Có thể khái quát những nét cơ bản về quá trình tâm lý tiếp nhận của học sinh trong cảm thụ văn học nhƣ sau:

- Trạng thái tâm lý đầu tiên trong tiếp nhận tác phẩm văn chương chính là tâm thế. Tâm thế đƣợc hiểu là trạng thái tâm lý, nhận thức của học sinh khi bắt đầu tiếp xúc với tác phẩm văn học. Có rất nhiều kiểu tâm thế khác nhau khi học sinh bước vào thế giới nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm. Đó có thể là sự phấn khởi, hào hứng, say mê nhƣng cũng có thể là sự buồn bã, chán nản… Tuy nhiên, chính những trạng thái tâm lý tình cảm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tiếp nhận văn học của học sinh. Sự ảnh hưởng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ trạng thái tâm lý nảy sinh đó. Những học sinh có đƣợc tâm thế phấn chấn, vui vẻ thì chắc chắn sẽ có đƣợc những sự tiếp nhận văn học hiệu quả hơn những học sinh đang ở trong tâm thế ức chế, chán nản.

Đặc biệt, lứa tuổi trung học phổ thông là giai đoạn các em có sự thay đổi tâm lý mạnh mẽ, đời sống tâm hồn, tình cảm có những biến đổi quan trọng. Đây

cũng chính là khoảng thời gian nhạy cảm của các em, chỉ một sự kiện quan trọng trong cuộc sống cũng có thể thay đổi tâm lý các em theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Tất cả những buồn vui trong cuộc sống dù quan trọng hay không quan trọng đều có thể tạo nên tâm thế khác nhau cho học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương. Điều này đặt ra yêu cầu cho giáo viên phải có những hoạt động nhằm đƣa các em từ không gian cá nhân riêng tƣ vào không gian văn học chung của cả lớp. Người giáo viên giỏi phải là người giúp học sinh có đƣợc một trạng thái tâm thế phù hợp tối ƣu với hành động đọc, tức là đƣa học sinh hòa nhập hoàn toàn vào thế giới tâm hồn tác giả. Khi đó, học sinh sẽ tiết chế đƣợc những cảm xúc cá nhân để bắt đầu tiến hành hoạt động tiếp nhận tác phẩm cùng giáo viên và các bạn.

- Sự chú ý là phản ứng tâm lý kế tiếp của quá trình cảm thụ văn học.

Khi tiếp xúc với bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào, người đọc luôn luôn phải có một khoảng thời gian cần thiết để tạm xa rời những suy nghĩ, cảm xúc của cuộc sống thường nhật đang ảnh hưởng đến quá trình cảm thụ văn học.

Đây gọi là khoảnh khắc tiền nhập cảm. Người đọc có thể bị phân tán chú ý bởi những tác động của môi trường xung quanh, của chính tâm lý bản thân dẫn đến tình trạng chƣa nhập tâm vào tác phẩm văn học đó. Học sinh khi tiếp nhận tác phẩm cũng mang đặc điểm tâm lý trên. Giờ học văn đã bắt đầu nhƣng có những học sinh vẫn làm việc riêng nhƣ đùa nghịch, nói chuyện…

Thậm chí, có những học sinh không hề làm việc riêng, rất chăm chú lắng nghe và ghi chép nhƣng tâm trí lại suy nghĩ những vấn đề không hề liên quan đến tác phẩm. Đây là thực trạng chung của các giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông. Quá trình cảm thụ văn học chỉ thực sự bắt đầu khi học sinh có đƣợc sự nhập thân hoàn toàn vào tác phẩm. Tâm lý học cảm thụ đã chỉ ra đó chính là sự chú ý trong tiếp nhận. Tuy nhiên, sự chú ý trong tiếp nhận văn học không hoàn toàn giống nhƣ sự chú ý trong các hoạt động khác của môi trường khoa học. Sự chú ý của tiếp nhận văn học luôn luôn đi kèm

với những khoái cảm thẩm mỹ ban đầu, với sự biến đổi tình cảm từ phía người tiếp nhận khi được tiếp xúc với cái đẹp tỏa ra từ tác phẩm. Điều quan trọng với người giáo viên là biết tạo ra sự chú ý cho học sinh, giúp học sinh tách khỏi những sự chú ý đến thế giới bên ngoài để hoàn toàn nhập thân vào văn học. Do đó, các hoạt động khơi dậy sự chú ý của học sinh ngay từ khi bài giảng chƣa bắt đầu sẽ mang tính quyết định đến sự thành công cho bài giảng tác phẩm văn chương.

Tâm thế và sự chú ý có sự liên hệ trực tiếp đến các yếu tố nhận thức khác của người tiếp nhận văn học như nhu cầu, động cơ, hứng thú. Nhu cầu là nguyên nhân nảy sinh ra động cơ và động cơ lại mang lại hứng thú cho người tiếp nhận. Khi hứng thú xuất hiện cũng là lúc con người hình thành được tính tích cực, tự giác, chủ động chiếm lĩnh tri thức. Hứng thú không chỉ là tiền đề mà còn là biểu hiện của hoạt động nhận thức. Khi chƣa tạo ra đƣợc hứng thú cho bản thân thì con người sẽ đứng ngoài các hoạt động nhất là hoạt động tinh thần. Các hoạt động của con người sẽ chỉ được khởi động và đạt được hiệu quả tối đa khi con người hình thành được hứng thú tiếp nhận. Chính vì vậy, trong hoạt động tiếp nhận văn học, khi học sinh đến với các tác phẩm văn học bằng nhu cầu, động cơ đúng đắn và sự hứng thú, đam mê thực sự thì những phản ứng tâm lý đầu tiên nhƣ tâm thế và sự chú ý sẽ trở thành những hoạt động tâm lý tích cực trong quá trình cảm thụ văn học

Ngữ văn là bộ môn mang những đặc trƣng riêng biệt so với các bộ môn khác trong nhà trường phổ thông. Khi dạy văn, người giáo viên không thể bỏ qua tính thẩm mỹ của văn học. Do vây, dạy học tác phẩm văn chương luôn luôn phải đề cao nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ của học sinh. Không bao giờ có thể ép buộc người học vào một khuôn sáo nhất định mà trái lại, văn học cần sự tự nguyện, niềm say mê và hứng thú thực sự. Chính vì vậy, hứng thú mang ý nghĩa thực sự quan trọng trong tiếp nhận văn học. Nó không chỉ tồn tại ở giai đoạn đầu mà cần đƣợc gìn giữ trong suốt quá trình cảm thụ. Hứng thú là

cánh cửa mở ra chân trời văn học mới đồng thời là điểm khởi nguồn của tâm thế và sự chú ý tích cực cho người đọc khi tiếp cận tác phẩm.

- Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật là khâu tiếp theo trong quá trình cảm thụ văn học của học sinh. Tuy xuất hiện sau tâm thế và sự chú ý nhƣng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật có thể đƣợc coi là hoạt động khai sơn phá thạch đầu tiên trên con đường tiếp nhận văn chương. Ngôn ngữ nghệ thuật văn chương là thứ ngôn ngữ đƣợc chƣng cất, gạn lọc từ ngôn ngữ toàn dân với tính chất đặc biệt: tính hình tƣợng. Phong cách học quan niệm “tính hình tượng, theo nghĩa rộng nhất có thể xác định là thuộc tính của lời nói thơ (lời nói nghệ thuật) truyền đạt không chỉ thông tin logic mà còn cả hệ thống thông tin được tri giác một cách cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng) nhờ hệ thống những hình tượng ngôn từ” [9,146]. Nhờ có tính hình tƣợng mà ngôn ngữ đã trở thành “một hệ thống trung gian chuyển hóa các tín hiệu thẩm mỹ của văn hóa chung vào văn học – ngành nghệ thuật ngôn từ” [8,64].

Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật chính là sự cảm nhận của bản thân chủ thể tiếp nhận với những thông tin nghệ thuật từ hệ thống tín hiệu ngôn ngữ hình tƣợng. Những học sinh kém phát triển về năng lực văn sẽ không thể cảm nhận được dưới lớp vỏ tín hiệu ngôn ngữ là là một chuỗi các biểu tượng về thiên nhiên và con người trong tác phẩm. Do vậy, giáo sư Phan Trọng Luận đã khẳng định tri giác đƣợc ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản văn học và nhất là trong thơ là biểu hiện năng lực ban đầu của năng lực tiếp nhận. Tri giác ngôn ngữ sẽ giúp người đọc nhận biết được bề mặt cảm tính của tác phẩm văn chương thông qua hệ thống hình tượng, âm điệu, nhịp điệu… Từ đó, chúng ta có thể cảm nhận đƣợc những tâm tƣ tình cảm ẩn giấu trong mỗi trang giấy, có thể có đƣợc những ấn tƣợng ban đầu về nhịp điệu, âm hưởng toát lên từ chỉnh thể ngôn từ tác phẩm. Không có hoạt động tri giác ngôn ngữ của người đọc thì tác phẩm chỉ là một tập hợp ký hiệu chết, không có linh hồn. Chỉ khi người đọc tri giác được ngôn ngữ tác phẩm văn học mới

sống dậy, cựa quậy, phập phồng. “Nghệ thuật là sự giao cảm sinh động, với những phương pháp của nó, tự phát và trực cảm nhằm đặt tâm hồn con người vào trạng thái giao cảm và thụ cảm” [19,75]. Trạng thái giao cảm của con người khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ là điều cần thiết trong quá trình cảm thụ.

Công việc của người giáo viên là phải kích thích năng lực tri giác ngôn ngữ trong bản thân mỗi học sinh, giúp học sinh mau chóng làm chủ văn bản, làm chủ hệ thống tín hiệu nghệ thuật đặc biệt này. Năng lực tri giác ngôn ngữ sẽ mở đầu cho hệ thống các năng lực tiếp nhận văn chương khác vì vậy việc giải mã các thông tin nghệ thuật trên văn bản là điều cần thiết. Việc định hướng giải mã càng chu đáo thì sẽ càng giúp học sinh tiếp cận tác phẩm dễ dàng hơn.

- Song hành cùng tri giác nghệ thuật là tưởng tượng. Tưởng tượng chính là một năng lực của tƣ duy góp phần rất tích cực vào hoạt động nhận thức của con người, đặc biệt là nhận thức nghệ thuật. “Trí tưởng tượng là một đường dây nối liền những hiện tượng tưởng như riêng rẽ, cách biệt nhau thành một nguồn mạch thống nhất. Trí tưởng tượng chắp cánh cho tâm hồn bay lên vượt khỏi những giới hạn xác định của một địa điểm và thời gian cụ thể mà trở về với quá khứ, sống trong ước mơ với tương lai” [10,43]. Do đặc thù của hình tượng văn học – hình tượng phi vật thể nên tưởng tượng tồn tại như một phản ứng tâm lý tất yếu trong quá trình con người cảm thụ văn học.

Thông qua trí tưởng tượng của người đọc, những hình tượng trong các tác phẩm văn chương sẽ trở nên sống động hơn bao giờ hết. Trí tưởng tượng càng phong phú thì tác phẩm sẽ càng gần với đời sống hiện thực hơn. Apoline đã từng coi lĩnh vực phong phú, ít được biết đến nhất chính là tưởng tượng, và ông đề cao tất cả những nhà thơ luôn luôn biết tìm tòi, sáng tạo tác phẩm bằng sự tưởng tượng ấy.

Tưởng tượng tích cực tồn tại ở con người luôn tồn tại ở hai dạng: tưởng tượng tái hiện (tái tạo) và tưởng tượng sáng tạo. Tưởng tượng tái hiện là quá trình tâm lý tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tượng dựa trên sự mô tả của người khác, của sách vở, tài liệu còn tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng những hình ảnh mới chƣa có trong kinh nghiệm cá nhân cũng như trong hiện thực. Khi người đọc tiếp xúc với văn bản, có thể xuất hiện cả hai loại tưởng tượng trên. Tuy nhiên, loại tưởng tượng chiếm đa số vẫn là tưởng tượng tái hiện. Tưởng tượng sáng tạo thường xuất hiện ở những bạn đọc có năng khiếu cảm thụ hoặc những nhà nghiên cứu, phê bình, các nhà văn, nhà thơ… Đối với các em học sinh, chỉ cần các em có đƣợc sự tưởng tượng tái hiện đã là một thành công của người giáo viên. Nếu như tri giác ngôn ngữ là bước để đánh thức cánh cửa các ký hiệu của tác phẩm thì tượng tượng tái hiện là bước giúp học sinh nhìn vào thế giới bên trong của tác phẩm đó. Nếu không có tưởng tượng tái hiện, các em sẽ không thể nhận ra đƣợc hiện thực cuộc sống đƣợc nhà văn thể hiện trong tác phẩm thông qua hệ thống ngôn ngữ ký hiệu. Trí tưởng tượng giúp các em có thể “nghe được”

tiếng rơi của chiếc lá đa trong thơ Trần Đăng Khoa:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi êm

Trí tưởng tượng khiến học sinh có thể nhìn thấy “một con đường xinh xắn duyên dáng với những đường nét tình tứ đang ở trong trạng thái say men luyến ái”[6,83] trong thơ Xuân Diệu:

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều

Tưởng tượng tái hiện không chỉ giúp người đọc khám phá tầng ngôn ngữ, dựng lại cuộc sống được nhà văn thể hiện trong tác phẩm mà tưởng tượng tái hiện còn tạo tiền đề cho tưởng tượng sáng tạo phát triển. Tái hiện

được đời sống tác phẩm sẽ thúc đẩy người đọc cùng sáng tạo với nhà văn. Khi Tố Hữu viết:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim

thì học sinh không chỉ cảm nhận được một khu vườn tràn ngập hương sắc và rộn rã tiếng chim ca mà còn có thể thấy đƣợc thứ ánh sáng kỳ diệu của cách mạng, của chân lý, thấy đƣợc niềm xúc động và niềm vui lớn lao trong tâm hồn nhà thơ mặc dù Tố Hữu không hề miêu tả điều đó. Có lẽ đây là cách đọc phát huy mà các nhà lý luận văn nghệ cổ điển Trung Quốc từng đề cập đến.

- Nếu như hoạt động tri giác ngôn ngữ và tưởng tượng tái hiện giúp người đọc dựng lên trong tâm trí hình ảnh cuộc sống và con người do nhà văn sáng tạo nên thì hoạt động tiếp theo là phải làm sao để hình ảnh đó, thế giới nghệ thuật đó đi được vào thế giới tâm linh người đọc. Đó chính là liên tưởng.

Pautôpxki đã từng nói, đại ý: sáng tác là đem liên tưởng của mình đến bạn đọc. liên tưởng của người đọc bắt gặp được liên tưởng của nhà văn càng nhanh nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu. Kinh nghiệm cảm thụ văn học đã chỉ ra rằng khi đọc một câu thơ hoặc một câu văn, bắt gặp những hình tƣợng, tính cách khởi nguồn từ đời sống, ngay lập tức trong tâm trí người đọc sẽ xuất hiện những câu chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan hoặc những hình ảnh mang nét tương đồng. Thông qua hoạt động liên tưởng, hình tượng văn học từ chỗ ở bên ngoài đã đi vào đời sống tình cảm của người đọc, thức tỉnh trong tâm hồn người đọc những xúc cảm thẩm mỹ với cuộc sống và con người.

Mỗi người đọc là một thế giới liên tưởng ẩn tàng, luôn luôn chờ cơ hội phát triển. “Người thẩm văn giỏi là người có trường liên tưởng thẩm mỹ phong phú” [17,307]. Chỉ cần một hình tƣợng văn học cũng có thể khiến sự

liên tưởng phát triển theo nhiều chiều khác nhau. Từ vầng trăng của nỗi nhớ thương, sự xa cách trong thơ Nguyễn Du:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

người đọc có thể liên tưởng đến vầng trăng trong thơ Tố Hữu như một biểu tƣợng của sự đổi thay. Trăng tròn rồi trăng khuyết, một đơn vị về thời gian nhưng ý nghĩa bao quát hơn là sự trôi qua nhanh chóng của đời người, của tuổi thanh xuân:

Trăng lên, trăng đứng, trăng tàn Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng

Trăng cũng gợi lên ý niệm về không gian. Đó có thể là một không gian rộng lớn, choáng ngợp đối lập với sự nhỏ bé, đơn côi của con người “trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá” (Xuân Diệu). Đó cũng có thể là một không gian ma quái, hƣ hƣ thực thực của Hàn Mặc Tử:

Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối Gió thu lọt cửa cọ mài chân Hay:

Trăng nằm sừng soài trờn cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi

Từ ánh trăng trong Thơ Mới đến ánh trăng trong thơ cách mạng đã có sự thay đổi về chiều sâu nhận thức. Đó là ánh trăng của vẻ đẹp khỏe khoắn, gần gũi:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

(Chính Hữu)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 20 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)