Giờ học thực nghiệm mang lại hiệu quả cao về chất lượng cho giờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 116 - 121)

Chương 3: MỘT SỐ THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.2. Giờ học thực nghiệm mang lại hiệu quả cao về chất lượng cho giờ

Chỉ cần nhìn vào bảng thống kê so sánh kết quả học tập của học sinh sau hai giờ học thực nghiệm và đối chứng, chúng ta cũng đã nhận thấy sự thay đổi về chất lƣợng mà giờ học thực nghiệm mang lại. Những học sinh đạt số điểm khá, giỏi tăng lên trong khi số điểm trung bình, dưới trung bình giảm đi. Khi đánh giá bất kỳ giờ học nào, chúng ta cũng xem xét đến chất lƣợng của giờ học đó. Chính vì vậy, có thể khẳng định giờ học thực nghiệm đã tạo ra đƣợc sự chuyển biến tích cực về chất lƣợng trong dạy học tác phẩm văn chương.

Bên cạnh đó, không khí giờ học thực nghiệm mang tính tự do, dân chủ, sôi nổi đã tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. Với nhiều hình thức tổ chức hoạt động học, giờ học tác phẩm văn chương đã tạo ra sự cuốn hút với các em. Khi thăm dò ý kiến sau giờ học, cả giáo viên và học sinh đều tỏ ra hứng thú với tiết học thực nghiệm bởi các hình thức tổ chức dạy học đƣợc tổ chức linh hoạt, phù hợp với đối tƣợng học sinh và nội dung bài học. Cô giáo Bùi Thị Hương, người có thâm niên 30 năm công tác tại trường THPT Thái Phúc nhận xét: “Giờ học thực nghiệm đã đảm bảo được các yêu cầu về kiến thức của bài học đồng thời biết sử dụng các hình thức tổ chức dạy học tích cực linh hoạt, phù hợp. Nhờ vậy, tiết học phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh”. Các ý kiến phản hồi của học sinh cũng khá tích cực khi các em tỏ ra hào hứng với tiết học thực nghiệm…

Nhƣ vậy, có thể thấy giờ học thực nghiệm không chỉ nâng cao đƣợc chất lượng giờ học tác phẩm văn chương mà còn tạo ra hứng thú cho học sinh và giáo viên. Đây là điều rất cần thiết trong bất kỳ giờ học nào, cũng nhƣ với bất kỳ môn học nào.

Tóm lại, để giờ học tác phẩm văn chương thực sự lôi cuốn được học sinh, người giáo viên cần có sự thay đổi về hình thức tổ chức hoạt động dạy

học. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn áp dụng cách dạy học theo phương pháp truyền thống, không nhận thức được vai trò quan trọng của học sinh trong tiếp nhận văn học. Điều này đã mang lại cho học sinh tâm lý thụ động, thờ ơ, chán nản khi đến với tác phẩm văn chương. Qua giờ học thực nghiệm, chúng tôi muốn khẳng định việc áp dụng những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh là một trong những giải pháp tối ƣu nâng cao được chất lượng dạy và học tác phẩm văn chương đồng thời thay đổi nhận thức của cả giáo viên và học sinh đối với giờ học tác phẩm văn chương. Tuy đây là những nhận định mang tính chủ quan của chúng tôi nhƣng không thể phủ nhận tác dụng những hình thức tổ chức hoạt động dạy học hiện đại mang lại cho giờ học tác phẩm văn chương nói riêng và môn Ngữ văn nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học và công nghệ, thế kỷ đề cao tính năng động, sáng tạo của con người. Chính vì vậy, mục tiêu của nền giáo dục hiện đại là đào tạo được những con người chủ động, sáng tạo, phát triển toàn diện. Để có thể đạt đƣợc mục tiêu đó, nền giáo dục cần sự thay đổi toàn diện trong đó đổi mới phương pháp cần được chú trọng hàng đầu. Đổi mới phương pháp dựa trên nguyên tắc lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học đã và đang trở thành kim chỉ nam cho hoạt động dạy học trong nhà trường THPT. Làm thế nào để phát huy đƣợc tính chủ động của học sinh? Làm thế nào để học sinh thực sự là chủ thể của hoạt động học? Việc áp dụng những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh chính là một trong những giải pháp tối ƣu trả lời cho câu hỏi đó. Bên cạnh đó, hạn chế lớn nhất của dạy học tác phẩm văn chương theo lối cũ chính là chưa nhận thấy được vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh trong tiếp nhận văn chương. Vấn đề tích cực hóa hoạt động học sinh tuy đã bắt đầu đƣợc giáo viên quan tâm và áp dụng trong giảng dạy nhƣng vẫn còn máy móc và chƣa thực sự phát huy đƣợc sự chủ động bên trong học sinh. Vì vậy, đóng góp của luận văn là chỉ ra vai trò quan trọng của học sinh trong tiếp nhận tác phẩm, đƣa ra những hình thức tổ chức dạy học cụ thể kèm những chỉ dẫn chi tiết để giáo viên áp dụng linh hoạt, sáng tạo nhằm phát huy sự sáng tạo ở các em.

2. Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tích cực hóa hoạt động người học góp phần biến quá trình học tập thành quá trình tự học của mỗi cá nhân. Từ đó, việc học sẽ trở thành việc của cá nhân, xuất phát từ chính nhu cầu và ý thức của cá nhân người học. Các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hiện đại đều đƣợc hình thành từ nguyên tắc trên. Việc áp dụng những hình thức tích cực hóa hoạt động của người học chính là cách để hiện đại hóa phương pháp dạy học, mang lại sự lôi cuốn, hấp dẫn cho giờ học tác phẩm văn chương.

3. Thực chất của vấn đề tích cực hóa hoạt động học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương là khởi động quá trình tâm lý tiếp nhận của học sinh qua hệ thống những hình thức tổ chức dạy học cụ thể. Quá trình tâm lý tiếp nhận của học sinh là một chuỗi những trạng thái tâm lý đặc thù. Người giáo viên dựa vào đặc điểm tâm lý tiếp nhận tác phẩm của học sinh sẽ xác định đƣợc những hoạt động cảm thụ văn học diễn ra trong giờ học. Đây sẽ là tiền đề lý luận quan trọng giúp giáo viên xây dựng và tổ chức những hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với tâm lý tiếp nhận của học sinh.

4. Vấn đề tích cực hóa hoạt động của người học được xây dựng trên cơ sở lý thuyết tâm lý học hoạt động sƣ phạm và tâm lý học tiếp nhận văn chương. Để biến những vấn đề lý luận thành hiện thực, luận văn đã đưa ra hệ thống các hình thức tổ chức dạy học cụ thể, có tính khả thi và có khả năng phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Những hình thức tổ chức dạy học này cần đƣợc giáo viên áp dụng linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với điều kiện, môi trường, phương tiện dạy học và từng đối tượng học sinh cụ thể.

Điều quan trọng nhất là qua những hình thức dạy học này, học sinh sẽ thực sự trở thành chủ thể sáng tạo nên tác phẩm văn chương.

5. Dựa trên những kết quả nghiên cứu lý thuyết, luận văn thiết kế đƣợc hai giáo án thực nghiệm: Độc Tiểu Thanh ký (Ngữ văn 10 tập I) và Tôi yêu em (Ngữ văn 11 tập II) và đã tiến hành dạy thực nghiệm tại trường THPT Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình. Hoạt động dạy thực nghiệm đã nhận đƣợc những phản hồi tích cực từ cả giáo viên và học sinh đồng thời thu đƣợc những kết quả khả quan hơn so với kiểu dạy học truyền thống. Điều này đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của quan niệm dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

6. Chúng tôi mong muốn luận văn “Những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở THPT” sẽ góp phần thay đổi nhận thức của giáo viên, học sinh về vị trí, vai trò cũng như phương

pháp dạy và học tác phẩm văn chương từ đó mang lại hiệu quả và chất lượng cho giờ học này ở trong nhà trường THPT. Những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn cũng nhƣ cách triển khai các hình thức tổ chức dạy học đƣợc luận văn đề cập đến hi vọng sẽ trở thành nguồn tƣ liệu tin cậy cho những nghiên cứu tiếp theo về việc dạy học theo nguyên lý tích cực hóa hoạt động của học sinh. Tuy nhiên, những vấn đề nghiên cứu đƣợc chúng tôi đặt ra trên quan điểm cá nhân, chính vì vậy sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi hi vọng sẽ nhận đƣợc nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp của các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)