Dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 82 - 87)

Chương 2: NHỮNG HèNH THỨC TÍCH CỰC HểA HOẠT ĐỘNG CỦA

2.4. Dạy học nêu vấn đề

Hình thức dạy học nêu vấn đề là hình thức đặt người học vào những tình huống có vấn đề để người học hình thành ý thức và mong muốn khám phá, giải quyết vấn đề dựa trên những hiểu biết mới và phương thức hành động mới.

Thực chất của hình thức dạy học này là lấy một vấn đề còn nhiều điều phải tìm hiểu để làm động lực dạy học. Thông qua việc giải quyết vấn đề đƣợc giáo viên đƣa ra, học sinh sẽ chiếm lĩnh đƣợc nội dung dạy học. Hình thức này tương đồng với hình thức đàm thoại, tranh luận về việc đều phải sử dụng các vấn đề còn tồn tại trong tác phẩm làm đối tƣợng để khám phá. Tuy nhiên, cách thức thực hiện hai hình thức này khác nhau. Đối với hình thức dạy học nêu vấn đề, giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi nêu vấn đề, học sinh là người đƣợc yêu cầu đƣa ra giải pháp hay câu trả lời cho vấn đề đó mà không cần trải qua quá trình trao đổi với các học sinh khác. Dạy học nêu vấn đề chính là một hình thức dạy học có thể phát huy được tối đa tính tích cực của người học.

2.4.2. Ý nghĩa

Dạy học nêu vấn đề là một trong những hình thức dạy học có tác dụng lôi cuốn học sinh vào quá trình tƣ duy. Roubinstaine đã khẳng định: “tư duy con người chỉ thực sự bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay sự thắc mắc, từ một sự mâu thuẫn”. Tác phẩm văn học nào cũng có những vấn đề nhƣng không phải vấn đề nào trong tác phẩm cũng có thể trở thành tình huống có vấn đề với người học. Khi giáo viên có thể khơi gợi trong người học sự tò mò, khám phá, muốn tìm hiểu và giải thích vấn đề được đưa ra chính là lúc giáo viên đã thúc đẩy khả năng tƣ duy của các em. Tƣ duy học sinh sẽ làm việc liên tục để xác định vấn đề, tìm những kiến thức có liên quan,

phát hiện các giải pháp, định hướng thực hiện và cuối cùng là tìm ra những dẫn chứng, lý lẽ chứng minh luận điểm của mình. Khi thực hiện đƣợc những bước trên, học sinh sẽ nâng cao khả năng tư duy, phát triển kỹ năng làm việc độc lập. Đây là điều rất cần thiết với học sinh trong thời đại mới.

Hình thức tổ chức dạy học nêu vấn đề cũng là một cách mang lại hứng thú học văn cho học sinh. Chúng ta biết rằng, sự cảm thụ văn học bao giờ cũng mang tính chất cá nhân sâu đậm. Một bài dạy tác phẩm văn học muốn thành công nhất thiết phải xây dựng đƣợc những tình huống có vấn đề và đƣợc học sinh tiếp nhận trong sự hứng thú, say mê. Nếu không học sinh sẽ rơi vào trạng thái thờ ơ, lạnh lùng trước số phận của nhân vật, trước những thông điệp nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Do đó, “tạo dựng được một tình huống có vấn đề chính là tạo được một trạng thái tâm lý văn học cần thiết để mở đầu cho quá trình giảng văn đạt hiệu quả mong muốn” [24,125]. Việc xây dựng các tình huống có vấn đề trong dạy văn hiện đại thích ứng với quy luật cảm thụ văn học của học sinh đồng thời phù hợp với mục tiêu dạy học tác phẩm văn chương nói riêng và dạy học Văn nói chung.

Dạy học nêu vấn đề có thể phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiếp nhận văn chương. Khi học sinh tự tìm tòi những hướng giải quyết vấn đề đƣợc đƣa ra chính là lúc học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bài học. Học sinh không còn là người đứng ngoài hoạt động tiếp nhận văn học mà đã biến quá trình chiếm lĩnh tác phẩm thành quá trình tự chiếm lĩnh. Sự tương tác giáo viên và học sinh trong hoạt động này đã trở thành sự tương tác hai chiều. Học sinh đƣa ra ý kiến của mình, giáo viên chỉnh sửa, bổ sung kiến thức. Có thể nói, hình thức tổ chức dạy học nêu vấn đề là hình thức đặt học sinh vào vai trò là chủ thể sáng tạo nên tác phẩm văn chương.

Bên cạnh đó, dạy học nêu vấn đề cũng sẽ mang lại một không khí cởi mở trong lớp học. Các em được có quyền tự do về tư tưởng, tự do trình bày quan điểm khoa học của mình. Thông qua những ý kiến của học sinh, giáo

viên sẽ thống nhất, đƣa ra quan điểm đúng đắn. Dạy học nêu vấn đề chính là hình thức tạo ra một môi trường học tập mở trong nhà trường phổ thông.

2.4.3. Cách thực hiện

Muốn thực hiện được hình thức dạy học nêu vấn đề, trước hết giáo viên phải xây dựng đƣợc một hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Đó là những câu hỏi gợi mở, đƣợc xây dựng dựa trên từng tình huống có vấn đề cụ thể trong bài học. Những câu hỏi nêu vấn đề đƣợc giáo viên đƣa ra luôn luôn tạo thành chuỗi liên tiếp, câu trước chuẩn bị cho câu sau, có như thế mới dẫn dắt được học sinh dần chiếm lĩnh tác phẩm văn học. Do đó, câu hỏi nêu vấn đề sẽ hiện diện xuyên suốt bài học tác phẩm văn chương.

Tuy nhiờn, giỏo viờn cần cú sự phõn biệt rừ ràng giữa cõu hỏi nờu vấn đề và câu hỏi tái hiện. Nếu nhƣ câu hỏi tái hiện có thể buộc học sinh phải tƣ duy nhƣng mục đích chỉ là tái hiện lại kiến thức thì “câu hỏi nêu vấn đề lại là loại câu hỏi đặt ra cho chủ thể học sinh và được học sinh tiếp nhận một cách có ý thức không phải từ ngoài dội vào mà là do nhu cầu khám phá tìm hiểu của bản thân và chính học sinh cũng đã có một số dữ kiện song không thể tìm được lời giải bằng chính những hiểu biết cũ và theo phương thức hành động cũ” [24,125].

Sau đây là một số ví dụ chỉ ra sự khác nhau giữa câu hỏi tái hiện và câu hỏi nêu vấn đề trong tác phẩm văn chương:

Về truyện ngắn Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố:

Loại câu hỏi tái hiện: Ý nghĩa nhan đề Tắt đèn mà tác giả Ngô Tất Tố đã đặt tên cho tác phẩm của mình.

Loại câu hỏi nêu vấn đề: Em có suy nghĩ gì về kết thúc truyện ngắn Tắt đèn khi chị Dậu

Về truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao:

Câu hỏi tái hiện: Ý nghĩa tố cáo của truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

Câu hỏi nêu vấn đề: Ý nghĩa sâu sắc trong chi tiết Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự giết mình và cái hình ảnh lò gạch cũ chợt đến trong ý nghĩ của Thị Nở ở kết thúc truyện ngắn Chí Phèo là gì? Hãy nêu những suy nghĩ của mình về chi tiết đó?

Nhƣ vậy có thể thấy câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi mang tính sáng tạo, đòi hỏi người học phải tư duy theo những cách mới chứ không phải tư duy trên phương diện tái hiện kiến thức. Câu hỏi nêu vấn đề chính là vấn đề sống còn trong dạy học nêu vấn đề. Nếu giáo viên không thể xây dựng đƣợc câu hỏi nêu vấn đề, hình thức dạy học nêu vấn đề sẽ trở thành hình thức vấn đáp thông thường, không thể phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.

Sau khi xây dựng đƣợc câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên sẽ đặt ra cho học sinh, để học sinh nhận diện và giải quyết vấn đề. Thời gian để học sinh chuẩn bị ngắn hay dài tùy thuộc vào vấn đề cần giải quyết và thời lƣợng bài học. Sau khi yêu cầu học sinh trình bày quan điểm của mình, giáo viên sẽ có những nhận xột cụ thể, định hướng rừ ràng cho học sinh. Cú thể giỏo viờn sẽ phải đứng trước những đối cực trong giải quyết vấn đề, đó là mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh hoặc mâu thuẫn giữa học sinh với nhau. Do vậy, giáo viên phải dự tính mọi khả năng đặt ra và tìm được phương thức hoạt động tối ưu để hướng dẫn học sinh tìm ra lời giải đúng nhất cho vấn đề được đưa ra.

Cuối cựng, giỏo viờn phải là người chốt lại vấn đề, làm sỏng rừ những điểm phức tạp, gây tranh cãi của vấn đề để từ đó cho học sinh cách hiểu chính xác nhất. Đó chính là cách giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức chủ động và sáng tạo.

2.4.4. Yêu cầu

Đối với câu hỏi nêu vấn đề:

- Câu hỏi nêu vấn đề phải chứa đựng một nội dung rộng lớn. Nó phải mang tính chất tổng hợp, gồm nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố, các sự kiện nhằm sáng tỏ quan điểm chung của tác giả trong tác phẩm.

- Câu hỏi nêu vấn đề phải gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chƣa biết, giữa cái cũ và cái mới trong nhận thức học sinh hoặc giữa nhận thức học sinh với tác giả, học sinh với học sinh về một vấn đề nảy sinh trong tác phẩm.

- Câu hỏi nêu vấn đề có thể dựa vào những chi tiết điển hình nhƣng phải mang tính định hướng vào những vấn đề khái quát.

- Câu hỏi phải có tính hệ thống liên tục. Mỗi câu hỏi là một cái mốc trong quá trình khám phá tác phẩm. Các câu hỏi có sự bổ sung cho nhau làm thành một chuỗi những liên hệ nối tiếp trong hệ thống vấn đề, phản ánh bản chất nội dung và nghệ thuật tác phẩm.

- Câu hỏi vừa sát hợp với tác phẩm văn học vừa tạo đƣợc hứng thú cho học sinh. Câu hỏi đƣợc đặt ra phải phản ánh đƣợc bản chất của tác phẩm đồng thời nằm trong tầm cảm nghĩ của học sinh.

Đối với giáo viên:

- Xây dựng đƣợc hệ thống câu hỏi nêu vấn đề từ đó đặt học sinh vào trong tình huống có vấn đề.

- Hướng dẫn, định hướng học sinh cách giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả

- Chốt lại vấn đề, đƣa ra cách hiểu đúng đắn, hợp lý để biến vấn đề đƣợc nêu thành kiến thức bài học cho học sinh.

- Tạo không khí thoải mái, cởi mở trong lớp học để học sinh tự do trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình.

Với học sinh:

- Tích cực tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đưa ra những quan điểm, hướng giải quyết phù hợp với nội dung vấn đề đƣợc nêu.

- Lắng nghe, bổ sung những kiến thức còn thiếu và yếu để có đƣợc cách giải quyết chính xác và phù hợp cho vấn đề.

Dạy học nêu vấn đề chính là con đường để phát huy những phẩm chất tƣ duy sáng tạo của học sinh. Nó công phá mạnh mẽ vào lối dạy học tái hiện đơn thuần, giúp học sinh đƣợc chủ động chiếm lĩnh tri thức. Áp dụng hình thức dạy học nêu vấn đề sẽ là cách để chúng ta thực hiện đƣợc quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em trong giờ học tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý phải xây dựng đƣợc một bộ câu hỏi nêu vấn đề có thể phát huy đƣợc sự sáng tạo của học sinh. Nếu không, những câu hỏi đƣợc đƣa ra chỉ mang tính tái hiện kiến thức và giờ học sẽ trở nên nhàm chán bởi phương pháp vấn đáp truyền thống.

2.5. Hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)