Tích cực hóa hoạt động học của học sinh trong giờ học tác phẩm văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 38 - 51)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

1.1. Những tiền đề lý luận

1.1.4. Tích cực hóa hoạt động học của học sinh trong giờ học tác phẩm văn

giáo viên và phương pháp dạy học

1.1.4.1. Mục đích của giờ học tác phẩm văn chương

Việt Nam đang bước vào thời đại của nền khoa học công nghệ phát triển ở trình độ cao. Chính thời đại kinh tế tri thức này đã đặt ra yêu cầu nghiêm khắc với con người, đòi hỏi con người phải luôn luôn tự chủ, sáng tạo. Nói nhƣ giáo sƣ Phan Trọng Luận “con người muốn hòa nhập, muốn tự khẳng định mình thì nhất định phải là những thành viên năng động, sáng tạo”

[30,205]. Muốn có được những con người như vậy để phục vụ cho sự phát triển đất nước, nền giáo dục phải đặt tính chủ động, sáng tạo của học sinh lên hàng đầu. Một trong những nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa phổ thông chính là “tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức, hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui học tập cho học sinh”[27,4].

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo số 16/2006/QĐ – BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục & Đào Tạo cũng đã khẳng định: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác;

rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” [13,8]. Có thể nói, đổi mới hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông cũng chỉ với một mục đích cơ bản: “tích cực hóa hoạt động của người học”. “Người học sẽ tham gia vào những hoạt động học tập cá nhân và tập thể để họ tự bộc lộ tiềm năng vốn có của mình”[32,28].

Tuy nhiên, một trong những sai lầm kéo dài hiện nay trong dạy học nói chung và dạy học tác phẩm văn chương nói riêng chính là việc coi học sinh nhƣ một khách thể, một đối tƣợng thụ động tiếp nhận sự tác động của giáo viên, của chương trình giảng dạy, đồng thời trong việc tiếp nhận văn học, không thấy đƣợc học sinh là chủ thể sáng tạo của quá trình dạy học. Chính nhận thức sai lầm trên đã kéo theo định hướng sai lầm về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong giáo viên trung học phổ thông. Chỉ khi chúng ta có đƣợc cách nhìn nhận đúng đắn về vai trò chủ thể hoạt động của học sinh, chúng ta mới có đƣợc những sự thay đổi mang tính chiến lược về phương pháp dạy học văn. Dạy văn phải là một quá trình “dạy học sinh học nghệ thuật sáng tạo để các em tự học, tự sáng tạo và phát triển”[7,28]. Mục tiêu của quá trình giáo dục là tạo ra những con người năng động, tích cực, sáng tạo và để đạt đƣợc mục tiêu đó cần phải thông qua con đường chuyển biến và chuyển hóa tự thân chủ thể học sinh dưới tác động của nhà trường, gia đình và xã hội. Học sinh càng tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học bao nhiêu thì kết quả của việc giảng dạy văn học càng đạt đƣợc hiệu quả cao bấy nhiêu.

Học là hoạt động đặc thù của con người trong đó người học có nhiệm vụ ghi nhớ kiến thức và biến kiến thức đó trở thành của mình. Đó là quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức nhằm tạo ra sự chuyển biến về tâm lý và nhận thức trong người học. Hoạt động học luôn luôn được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định, động cơ đó có thể xuất phát từ bản thân người học hoặc từ môi trường xung quanh tỏc động. Điều cốt lừi trong dạy học núi chung và dạy học tác phẩm văn chương nói riêng chính là biến động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong, biến quá trình học tập thành hoạt động tự học. “Tự học giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao tính tích cực hoạt động trí tuệ của học sinh khi thông hiểu và tiếp thu kiến thức mới” [12,1978]. Do vậy, mục đích của giờ dạy học tác phẩm văn chương cần có sự thay đổi. Học sinh không còn là

“bình chứa kiến thức” để giáo viên “rót” cho thật đầy nữa. Giờ học tác phẩm văn chương phải để học sinh phát triển toàn diện trên cơ sở phát huy những năng lực tiềm ẩn trong các em phù hợp với quy luật cảm thụ văn học. Đó là cách dạy học “nhằm tạo ra sự tác động trong nhận thức và tình cảm, sự tích cực suy nghĩ, niềm đam mê ham thích sáng tạo tìm tòi của học sinh chứ không phải tạo ra thói quen trông chờ và bắt chước” [22,138]. Không còn đi theo lối mòn giảng văn truyền thống, giờ học tác phẩm văn chương hiện đại phải giúp học sinh biết cách đọc văn để các em biết tự đọc, tự tiếp nhận các giá trị văn học, biết thể nghiệm các tư tưởng, tình cảm các em nhận thức được trong tác phẩm vào cuộc sống hằng ngày. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa mục đích của giờ dạy tác phẩm văn chương theo lối truyền thống và giờ dạy tác phẩm văn chương hiện đại. Thực hiện được mục đích của giờ dạy văn theo lối hiện đại, chắc chắn chúng ta sẽ giúp các em trở thành những con người năng động, sáng tạo, tích cực tham gia vào mọi hoạt động trong xã hội.

Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là một quan niệm góp phần không nhỏ tạo ra sự thay đổi trong mục đích giờ dạy tác phẩm văn chương. Từ mục đích “truyền thụ kiến thức”, giờ học tác phẩm văn chương đã chuyển sang hướng mới, đó là “để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức”. Nếu nhƣ không có những hình thức tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giờ dạy văn vẫn còn đi theo lối mòn giảng văn cũ. Quan niệm coi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động đã mang lại sự chuyển biến ngay trong nhận thức của những người làm giáo dục, từ đó mục đích giờ dạy tác phẩm văn chương được đổi mới. Giờ học tác phẩm văn chương khi được tổ chức dưới các hình thức tích cực hóa hoạt động học tập đã trở thành nơi phát huy năng lực chủ thể học sinh. Mục đích này xuất phát từ mục tiêu chung của nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, mục đích này chỉ đƣợc thực hiện khi các hoạt động nhằm tích cực hóa học sinh đƣợc áp dụng trong dạy học tác phẩm văn chương. Mục đích trên hình thành do “sự huy động một cách có cơ sở khoa

học phù hợp với quy luật cảm thụ văn học, những năng lực chủ quan của bản thân học sinh để học sinh chủ động tích cực hứng thú tham gia vào quá trình dạy và học văn” [29,233]. “Học sinh là chủ thể cảm thụ và sáng tạo” đã và đang trở thành mục tiêu cần hướng tới của giờ học tác phẩm văn chương nói riêng và các giờ học ở trung học phổ thông nói chung.

1.1.4.2. Cơ chế dạy học tác phẩm văn chương

Cơ chế đƣợc hiểu là “cách thức vận động theo một quá trình nào đó”.

Cơ chế chính là “sự vận hành, tác động qua lại của các yếu tố trong thể thống nhất biện chứng và trong trạng thái vận động” [5,73]. Muốn tìm hiểu cơ chế của bất cứ hoạt động nào, chúng ta cũng cần xác định đƣợc các yếu tố cấu thành và mối liên hệ cũng nhƣ cách thức hoạt động giữa các yếu tố đó.

Nếu cơ chế thiếu đi dù chỉ một yếu tố, hoặc chỉ cần yếu tố này không đƣợc đặt đúng vị trí trong mối tương tác với các yếu tố khác hay không thể nắm đƣợc cách thức hoạt động của yếu tố đó, cơ chế sẽ không thể vận hành đƣợc.

Dựa vào những lý luận chung về cơ chế hoạt động, chúng ta có thể xác định cơ chế dạy học tác phẩm văn chương bao gồm ba thành tố mang tính quyết định: nhà văn – giáo viên – học sinh. Điều quan trọng nhất là giờ học tác phẩm văn chương có được vận hành theo cơ chế trên không và sự tác động giữa các yếu tố trong cơ chế có diễn ra theo đúng vị trí không.

Trong cơ chế dạy và học văn theo lối cũ, mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh là mối liên hệ giữa một bên là người giảng và một bên là người nghe, một bên là người truyền thụ và một bên là người tiếp nhận. Mục đích cuối cùng của giờ học là để học sinh ghi nhớ kiến thức. Chính điều này đã khiến hoạt động của các em trong giờ học chỉ là nghe, ghi, nhớ và lặp lại những điều đã được học. Khâu kiểm tra đánh giá do vậy cũng chỉ tồn tại dưới hình thức kiểm tra lại những điều các em trình bày có đúng với kiến thức giáo viên truyền đạt hay không. Cơ chế dạy học văn này đã kìm hãm những năng lực thẩm mỹ của học sinh, khiến cho các em trở thành những con người trơ lỳ

cảm xúc, thụ động trong nhận thức. Cũng theo cách dạy này thì một trong những yếu tố cấu thành nên cơ chế dạy học văn đã bị bỏ qua, đó chính là nhà văn. Học sinh chỉ học theo những những kiến thức ghi chép đƣợc từ giáo viên mà không hề có sự tiếp xúc với tác phẩm, không hề có đƣợc sự giao cảm với nhà văn. Cơ chế dạy học văn đã bị vận hành theo một chiều: giáo viên -> học sinh mà không tồn tại yếu tố nhà văn, không có sự tương tác qua lại giữa các yếu tố trên. Điều này đã khiến cho việc dạy học tác phẩm văn chương trở nên nhàm chán và rời rạc. Nói nhƣ giáo sƣ Phan Trọng Luận, cơ chế dạy học văn cũ đã khiến “thói quen đọc sách, năng lực độc lập phát hiện kiến thức, tác phong cụ thể trong học tập không được hình thành mà còn bị thay thế bằng bệnh đại khái, hời hợt trong lao động”[29,237].

Việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương sẽ xác lập lại một cơ chế dạy học văn mới. Có thể hình dung cơ chế dạy học văn mới nhƣ sau:

N

G H

N: nhà văn, G: giáo viên, H: học sinh; mũi tên hai chiều: thể hiện sự tác động qua lại giữa ba thành tố nhà văn, giáo viên, học sinh; vòng tròn: thể hiện

sự vận hành của cơ chế dạy học, đồng thời chính là không khí văn học đƣợc thiết lập trong giờ học tác phẩm văn chương.

Trong mô hình dạy học văn mới, yếu tố chủ thể học sinh đã đƣợc xem xét trong trạng thái động, trong mối liên hệ, tương tác với hai yếu tố: giáo viên và nhà văn. Học sinh, thông qua sự định hướng, dẫn dắt của giáo viên để tự mình tiếp nhận tác phẩm văn chương. Và chính học sinh cũng có sự tác động lại đến giáo viên khi trở thành chủ thể trong hoạt động giáo viên tổ chức. Những kiến thức học sinh thu nhận đƣợc thông qua hoạt động cảm thụ văn học sẽ đƣợc giáo viên tiếp nhận, bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh đó, sợi dây giao cảm giữa học sinh và nhà văn cũng đƣợc thiết lập khi học sinh tiếp xúc với tác phẩm, tự mình tìm tòi, lĩnh hội những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Một trong những hạn chế cơ bản trong dạy học văn ở nhà trường phổ thông lâu nay không chỉ dừng ở việc không nhận thấy vai trò chủ thể cảm thụ và sáng tạo của học sinh mà ngay cả khi có sự chú ý đến thì việc dạy học chỉ tồn tại ở những tác động sƣ phạm bên ngoài. Chỉ khi dạy học tạo ra đƣợc những hoạt động bên trong học sinh thì khi ấy, giờ học tác phẩm văn chương mới đạt được hiệu quả tối ưu.

Cơ chế dạy học mới cũng chỉ ra vai trò to lớn của nhà văn trong tiếp nhận tác phẩm của học sinh. Tuy nhiên, nhà văn sẽ không thể chuyển tải hết đƣợc những giá trị của tác phẩm đến học sinh nếu các em không có sự tiếp xúc trực tiếp, cảm nhận trực tiếp tác phẩm đó. Sự chuyển hóa từ văn bản đến tác phẩm là sự chuyển hóa từ hệ thống ký hiệu vật chất sang thế giới tinh thần trong nội tâm học sinh. Đó chính là quá trình học sinh dùng vốn sống, vốn hiểu biết của mình giải mã các ký tự ngôn ngữ để mở ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm, khám phá đời sống nhân văn trong tác phẩm. Đây là lúc giữa nhà văn và học sinh thực sự diễn ra cuộc đối thoại về các vấn đề đƣợc tác phẩm đề cập đến. Tiếng nói chủ quan của nhà văn đã cất lên và đƣợc đáp lai bằng tiếng nói của học sinh, có thể là tiếng nói đồng tình, ủng hộ hoặc cũng

có thể là tiếng nói phản đối, bác bỏ… Cuộc đối thoại ngầm giữa nhà văn và học sinh chớnh là biểu hiện rừ nột nhất cho sự tiếp nhận văn học đang diễn ra bên trong học sinh. Bên cạnh đó, nhà văn cũng có sự tác động không nhỏ lên người giáo viên bởi trước hết, giáo viên cũng là một bạn đọc, chắc chắn giữa giáo viên và nhà văn cũng sẽ có những mối giao cảm chung. Nhà văn thông qua tác phẩm sẽ truyền đạt thông điệp của mình đến giáo viên để giáo viên làm nhiệm vụ dẫn dắt học sinh đi đúng hướng trong tiếp nhận văn học.

Góp phần tạo nên sự tiếp nhận đúng đắn cho học sinh chính là giáo viên – người định hướng cho học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, còn học sinh là chủ thể của hoạt động học. Hoạt động dạy sẽ không thể thực hiện đƣợc nếu không diễn ra hoạt động học. Do đó, trong cơ chế dạy học văn mới, giáo viên sẽ đóng vai trò là chủ thể định hướng cho học sinh khi trong nội tâm học sinh đang diễn ra quá trình tiếp nhận văn học. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh vừa là mối quan hệ ngang dựa trên sự hợp tác, tôn trọng vừa là mối quan hệ dọc giữa một người đi trước, có kinh nghiệm và một người đi sau, chưa có nhiều kinh nghiệm. Cơ chế dạy học văn mới đã mang lại vị trí mới cho người giáo viên trong dạy học tác phẩm văn chương.

Nhƣ vậy cơ chế dạy học văn hiện đại vận hành trong sự tác động của ba yếu tố: học sinh – nhà văn – giáo viên. So với các mô hình giảng văn trước đây, mô hình dạy học văn mới này đã thể hiện được đầy đủ sự tương tác qua lại giữa các yếu tố trong cơ chế dạy học trong đó chủ thể học sinh đƣợc đặc biệt coi trọng. Giáo viên đã không còn là người cung cấp kiến thức duy nhất cho học sinh nữa mà học sinh được hướng dẫn, tổ chức để tự tìm tòi, tự lựa chọn kiến thức cho bản thân. Từ đó, học sinh đã có sự giao cảm với nhà văn thông qua việc tiếp xúc với văn bản, khám phá những giá trị tư tưởng và nghệ thuật ẩn giấu trong tác phẩm. Nhƣ vậy, việc học tập của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã thực sự là một công việc lao động sáng tạo, chủ động,

phát huy đƣợc những năng lực tƣ duy, nâng cao trí tuệ cho học sinh. Cơ chế dạy học văn mới sẽ đáp ứng đƣợc mục tiêu của nền giáo dục hiện đại, tạo ra những con người năng động, tự chủ không chỉ trong học tập mà còn trong đời sống hằng ngày. Do đó, công việc dạy văn chính trở thành hoạt động rèn luyện con người học sinh, rèn luyện trí tuệ học sinh.

1.1.4.3. Vai trò của giáo viên trong dạy học tác phẩm văn chương.

Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ đồng thời phát huy đƣợc những năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo từ đó góp phần phát triển đất nước. Chính mục tiêu chung của nền giáo dục hiện đại đã đặt người học sinh vào vị trí trung tâm trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người giáo viên không được xem trọng. Lê Nin đã từng lưu ý rằng:

“không ai có thể thay thế được ông thầy trong nhà trường”. Trong mô hình dạy học hiện đại cùng với việc tích cực hóa hoạt động học tập của người học, người thầy đã được đặt ở một vị trí mới với một vai trò mới mang tính quyết định đến sự thành công của quá trình tiếp nhận văn học ở học sinh.

Trong cơ chế dạy học cũ, người giáo viên được coi là trung tâm của quá trình dạy học. Chính điều đó đã khiến người giáo viên chiếm vị trí độc tôn, duy nhất trong giờ học. Thầy là người chủ động hoàn toàn trong việc truyền thụ kiến thức đến học sinh. Tất cả mọi kiến thức, mọi vấn đề thầy đƣa ra đều trở thành chuẩn mực cho học sinh, nhiệm vụ của học sinh chỉ là nghe, ghi chép và sau đó tái hiện lại cho thật đúng những điều thầy giảng trên lớp.

Cách dạy này đã biến quá trình dạy học tác phẩm văn chương thành quá trình dạy học một chiều theo hình thức thông báo – tiếp thu, biến việc tiếp nhận văn học của học sinh thành việc tiếp nhận của giáo viên. Những gì học sinh thu nhận chỉ là những điều giáo viên cảm thụ đƣợc từ tác phẩm. Giờ văn đã biến thành nơi “để thầy truyền thụ những hiểu biết, cảm thụ của mình (bao gồm cả đúng và sai) về bài văn cho học sinh, thậm chí giờ văn còn là dịp để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)