Tiểu thuyết là một trong những thể loại quan trọng nhất của văn chương, nghệ thuật hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thế kỉ XIX, tiểu thuyết đã được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ". Từ đó cho đến nay, tiểu thuyết vẫn đứng ở vị trí then chốt trong hệ thống thể loại văn học. Là một hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức, của phong tục…Nghĩa là nó có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó.
So với các thể loại khác, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn. Không những thế, nó “là một thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình”
(M.Bakhtin). Việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết là một yêu cầu chủ yếu, luôn có tính thời sự của lý luận văn học. Vì vậy, đi tìm quan niệm tiểu thuyết cũng là vấnđề có ý nghĩa về mặt lí thuyết. Theo M. Bakhtin: “Tiểu thuyết không đơn thuần chỉ là một thể loại trong nhiều thể loại. Đó là thể loại duy nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy ”. [ 3, 21].
Vì những lí do vừa nêu trên, việc đưa ra một khái niệm về thể loại tiểu thuyết một cách hoàn chỉnh không phải là dễ. Bởi vì đã có khá nhiều quan niệm khác nhau về tiểu thuyết.
Trước năm 1945, có công trình Bàn về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh đăng trên tạp chí Nam Phong năm 1921. Sau đó là các công trình chuyên khảo về tiểu
thuyết : Theo dòng (1941) của Thạch Lam, Khảo về tiểu thuyết (1941) của Vũ Bằng. Ngoài ra, còn có một số công trình cũng bàn về một số vấn đề của tiểu thuyết như Phê bình và cảo luận (1938) của Thiếu Sơn, Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan … Tuy nhiên, điểm nhìn và ph ạm vi nghiên cứu của mỗi công trình có khác nhau nhưng với sự có mặt của chúng, lịch sử nghiên cứu thể loại tiểu thuyết đã bước đầu hình thành và đặt nền móng cho việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết sau này.
Sau năm 1945, việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết được trải rộng ra cả ở hai miền Bắc – Nam, nhưng tiêu biểu hơn là ở miền Nam. Ở miền Nam, có thể kể như Nhân vật trong tiểu thuyết (Nhiều tác giả, sáng tạo, số 1/1960); Viết và đọc tiểu thuyết (Nhất Linh, NXB, Đời nay, 1961); Hiện hữu của tiểu thuyết (Lê Tuyên, Đại học số 4/1963); Tiểu thuyết Việt Nam thế hệ 1932 - 1945 (Thanh Lãng, Đại học số 2 tháng 4/1961); Tiểu thuyết hiện đại (Tràng Thiên, NXB Thời mới, 1963); Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (Nguyễn Văn Trung, Nam Sơn xb, 1965); Sự hình thành của tiểu thuyết mới trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Phạm Thế Ngũ , Quốc học Tùng thư xb, 1965); Chuyện phiếm về tiểu thuyết của Triều Sơn, Văn số 34, ra ngày 15/5/1965; Văn học và tiểu thuyết (Doãn Quốc Sỹ, sáng tạo xb, 1973). Ỏ miền Bắc, 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân cũng c ó nói đến quan niệm tiểu thuyết ; Lí luận văn học (Phương Lựu ,NXB Giáo dục - 2002) – Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Phan Cự Đệ, năm 2000); Lí luận văn học (Hà Minh Đức (Chủ biên) NXB Giáo dục, năm 2002)…
Nếu ở những giai đoạn trước, cách hiểu tiểu thuyết còn mang tính khái quát để chỉ chung cho tác phẩm văn xuôi, đó là truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài. Lí do là thành tựu sáng tác còn ít ỏi nên chưa có những hệ thống lý luận đầy đặn về tiểu thuyết, việc đề ra quan niệm về tiểu thuyết, một mặt xuất phát từ thực tiễn sáng tác; mặt khác một số tác giả đã thâu thái các quan niệm tiểu thuyết của phương Tây vào Việt Nam dựa trên hoàn cảnh thực tế của văn học nước nhà. Một hướng khác nữa là do nguồn ảnh hưởng từ “Tân thư” của Trung Quốc, với những tư tưởng “cách mạng văn học” của Lương Khải Siêu ảnh
hưởng tới Việt Nam. Khi viết tiểu thuyết đã trở thành nhu cầu bức thiết của nhà văn Việt Nam đầu thế kỉ 20 thì lý luận về tiểu thuyết càng trở nên cấp thiết. Chúng tôi đưa ra một số quan niệm tiêu biểu: Trong “Bàn về tiểu thuyết” Phạm Quỳnh định nghĩa như sau: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú …Tiểu thuyết bây giờ thời như trên kia đã là một truyện đặt ra và là một truyện có hứng thú; thường thường thời viết bằng văn xuôi, theo lối tự sự như lời nói thường, cũng có một đôi khi viết băng lối vận văn, như Truyện Kiều…Nói tóm lại, thời tiểu thuyết là một truyện bịa đặt mà có thú vị” [37,249]. Tiểu thuyết ở đây được quan niệm là một sản phẩm của hư cấu nghệ thuật, biểu hiện bằng ngôn ngữ đa dạng. Có tác giả lại dựa vào dung lượng hiện thực trong tác phẩm để chỉ ra những đặctrưng của thể loại tiểu thuyết. Trong lời tựa cho tiểu thuyết “Cuộc tang thương” của nhà văn Đặng Trần Phất, Bùi Xuân Học nêu nhận xét : “Quyển sách này thực là tả đủ các hạng người trong xã hội, câu chuyện rất ly kỳ mà khi đọc đến có thể tưởng tượng như mình có trông thấy vậy” [32, 268 - 269].
Ở giai đoạn sau này, khi sự phân định về mặt thể loại ngày càng cụ thể hơn, khái niệm về tiểu thuyết cũng được các nhà lý luận phê bình văn học, các nhà văn hiểu một cỏch rừ ràng hơn, sỏt với đặc trưng thể loại. Trong chuyờn luận
“Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết”, Nguyễn Văn Trung cho rằng: “Yếu tính của tiểu thuyết là cỏi tưởng tuợng, khụng thể kiểm chứng được”[44]. Cũn với Vừ Phiến “Tiểu thuyết là công trình giả tưởng. Mầu trời, sắc nắng, cây, lá, gió, trăng, mọi hoạt động trong đó đều bịa đặt” [36]. Tuy cách diễn đạt có khác nhau, song trong quan niệm của các tác giả trên đều thống nhất cho rằng yếu tính của tiểu thuyết là tưởng tượng, hư cấu. Chúng ta nhận thấy rằng nhà văn dẫu có hư cấu cũng phải trên cơ sở tôn trọng sự thật đời sống. Bởi vì “với sự có mặt của mình trước cuộc đời, với sự hiện hữu của mình ở trong cuộc đời , tiểu thuyết là một hình thái nghệ thuật, một lối diễn đạt của con người gần gũi cuộc đời nhất”
[46, 154]. Nguyễn Đình Toàn đưa ra nhận định: “Tiểu thuyết không phải là tấm
gương phản ánh đời sống mà là cái phần được che giấu của đời sống, cái phần không thuộc về đời sống”. Quả thật, tiểu thuyết cho dù là tấm gương phản ánh đời sống, cũng không bao giờ là bản sao cuộc sống. Bởi lẽ ngoài việc phản ánh thực tại cuộc đời, tiểu thuyết còn phản ánh được thế giới thẳm sâu của tâm hồn con người và “giá trị của một cuốn tiểu thuyết là đi sâu vào tâm hồn người đời”
[28, 73]. Vì thế chúng ta mãi băn khoăn tiểu thuyết phản ánh được bao nhiêu phần trăm sự thực ở đời, lấy đó làm căn cứ thẩm định giá trị tác phẩm tiểu thuyết thì vô hình trung làm nghèo thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết và làm vơi đi thế giới tưởng tượng của người tiếp nhận. Giá trị tiểu thuyết cần nhất là sự sâu sắc và “sâu sắc chính là ở chỗ mình diễn tả được tất cả những cái mông lung bí ẩn của tâm hồn” [28,72].
Càng về sau thì quan niệm của các nhà nghiên cứu khi đưa ra quan niệm về tiểu thuyết càng có phần cụ thể hơn trước. Cuốn Từ điển văn học (tập II , NXB khoa học xã hội, 1984) đã định nghĩa một cách khái quát: “Tiểu thuyết là một loại hình tự sự, có ít nhiều hư cấu, thông qua nhân vậ t, sự việc và hoàn cảnh, thường dùng văn xuôi, để phản ánh bức tranh xã hội” [33, 390]. Nhà nghiên cứu Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học [NXB Giáo dục - 2002] đã viết : “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [13,387].
Như vậy, quan niệm về tiểu thuyết đã nêu trên chúng ta thấy những cái nhìn đa diện, đa chiều. Tuy họ đều thống nhất cho rằng yếu tính của tiểu thuyết là tưởng tượng, hư cấu, là loại hình tự sự, nhưng dù là tưởng tượng, hư cấu thì tiểu thuyết cũng phải tái tạo cuộc sống, phải mang hình bóng của cuộc đời.
Thoát ly cuộc đời, tiểu thuyết sẽ không còn là tiểu thuyết, sẽ đánh mất giá trị nhân bản; sẽ không thể sống trong lòng người đọc. Vì từ trong ý thức sáng tác,
nhà tiểu thuyết bao giờ cũng muốn trình bày những con người sống thực. Mà con người sống thực bao giờ cũng có liên hệ chặt chẽ với xã hội, với quá khứ.