Tiến trình cốt truyện: Trong tiểu thuyết luận đề xã hội và tiểu thuyết tâm lý

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH QUA ĐÔI BẠN VÀ BƯỚM TRẮNG (Trang 53 - 58)

2.2. Quan hệ giữa cốt truyện và sự thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh

2.2.2. Tiến trình cốt truyện: Trong tiểu thuyết luận đề xã hội và tiểu thuyết tâm lý

Quan niệm nghệ thuật về con người, cốt truyện, không gian nghệ thuật là những phạm trù gắn bó chặt chẽ với nhân vật. Cốt truyện là mô hình nghệ thuật về thế giới của nhà văn; là “con đường của số phận nhân vật”, trong đó chứa đựng quan niệm của nhà văn về số phận con người. Nguyễn Đình Thi đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết như sau: “Nghiên cứu cho kĩ thì cái xuất hiện trước tiên phải là nhân vật, song hình tượng nhân vật

xuất hiện không thể không gắn liền với cốt truyện, vì thế chúng ta cứ cảm thấy hai cái xuất hiện cùng một lúc”[42, 645].

Xét sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh ở thể loại tiểu thuyết ta thấy có những tác phẩm tiêu biểu sau: Nho phong, Người quay tơ, Lạnh Lùng, Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Bướm trắng. Ởgiai đoạn đầu Nhất Linh chịu ảnh hưởng tư tưởng của Nho giáo, thì ở giai đoạn sau tiểu thuyết của Nhất Linh chia ra thành hai bộ phận khỏ rừ rệt là: tiểu thuyết luận đề (với sỏng tỏc tiờu biểu là Đoạn tuyệt và cuốn Lạnh Lùng) và tiểu thuyết tâm lý (tác phẩm Đôi bạnBướm trắng). Hai giai đoạn sáng tác sau này cho chúng ta thấy sự vận động về tư tưởng cũng nh ư nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh. Ở đây, có sự vận động, chuyển hóa giữa tiểu thuyết luận đềtiểu thuyết tâm lý. Từ chỗ đối tượng của ngòi bút Nhất Linh là những vấn đề xã hội, tâm lý của xã hội cũ đến đối tượng là thế giới tâm hồn, là thế giới bên trong của con người với sự hiện diện của tâm lý ý thức và cả tâm lý vô thức. Trong tác phẩm, tâm lý nhân vật từ chỗ được miêu tả gián tiếp như là một phương tiện để miêu tả tính cách đến tâm lý được miêu tả trực tiếp và trở thành đối tượng bao trùm, duy nhất dưới ngòi bút nhà văn.

Cảm hứng chủ đạo ở tiểu thuyết luận đề là sự khẳng định con người - xã hội, chứ chưa hẳn là con người - cá nhân. Nhà văn chủ y ếu chỉ trình bày những nét tâm lý thể hiện tính cách, do áp lực luận đề quá lớn. Nhân vật với những tính cách biết trước, dường như chỉ có động lực tâm lý duy nhất, chịu sự chi phối của một nét tâm lý chủ đạo. Vì vậy nếu như luận đề tác phẩm phù hợp với hiện thực thì tâm lý nhân vật trở nên sinh động, thuyết phục và hấp dẫn, tác phẩm đạt tới sự chân thực; nếu chỗ nào luận đề không sát với hiện thực thì tâm lý nhân vật trở nên khiên cưỡng. Ví như trường hợp của Loan trong Đoạn tuyệt, tác giả đã công khai bênh vực cho nhân vật, bênh vực cho cái mới. Chính vì vậy nhân vật có lúc trở thành cái loa phát ngôn cho tư tưởng của tác giả. Tâm lý của nhân vật mà sự thể hiện ra là những tình cảm, tư duy đổi chỗ chỉ là sự áp đặt không thực tế. Còn trường hợp của Nhung trong Lạnh Lùng thì đặc sắc hơn, đã vượt lên nhiều so với cuốn Đoạn tuyệt. Cái lối dàn dựng sự kiện như những con cờ để bao vây và

tranh thủ một đối tượng luận đề không còn nữa. Tác giả đã ngả sang tả chân tình cảm. Tâm lý ái tình được ghi nhận và diễn tả một cách khá vi diệu: những lời nói buột miệng, những cử chỉ vô ý, những ngẫu hợp giữa cảnh và tâm, những cảm giác hoàn toàn chủ quan và phát sinh dưới góc cạnh con mắt của người đang yêu. Người ta thấy ảnh hưởng của Proust và Freud nữa trong cái bút pháp miêu tả ái tình, tình dục trỗi dậy trong lòng Nhung.

Vì hướng tới những vấn đề xã hội nên những đối thoại, độc thoại, phản xạ hành vi… của nhân vật đều mang tính hướng ngoại, còn phiến diện tuy không hẳn là giản đơn so với tiểu thuyết truyền thống. Con người vẫn được nhìn ở một động cơ duy nhất khớp với những vai trò xã hội mà nó đảm nhận (mẹ chồng, gái mới, kẻ nhu nhược bất lực…), dường như đời sống tâm lý của nhân vật ít vận động biến chuyển, trạng thái tâm lý chủ yếu được bộc lộ qua hành động, ngôn ngữ, qua sự miêu tả của tác giả chứ chưa được biểu hiện bằng những hành động tâm lý bên trong. Quá trình tâm lý còn đơn giản, ít có những biến cố, ít đột biến, không sát thực , thiếu sự phát triển nội tại. Khi miêu tả tâm lý nhân vật, tác giả chủ yếu miêu tả từ ngoài vào, sự tự biểu hiện (trong trường hợp các nhân vật lưỡng lự, nước đôi, đầu hàng) tuy đã xuất hiện, kể cả đã có những trường hợp nhân vật nổi loạn khi bị giằng xé bởi mong muốn cá nhân và những áp lực bên ngoài, nhưng trong nhân vậtchưa có sự nổi loạn của tâm lý, tính cách.

tiểu thuyết tâm lý nhà văn Nhất Linh, ngày càng đi sâu khám phá tâm lý con người, con người được nhìn nhận với tư cách cá nhân. Những hoạt động bên ngoài không còn giữ được vai trò quan trọng như ở tiểu thuyết luận đề, nhân vật được quan tâm thể hiện trong mối quan hệ với đời sống nội tâm. Tác giả đã mở rộng diện quan tâm tới các đối tượng tâm lý khác nhau trong quá trình miêu tả . Thay cho động cơ tâm lý nhất quán một chiều là những biểu hiện đa dạng hơn, có cả phần mơ hồ của tiềm thức, vô thức, linh cảm lẫn bản năng. Các quá trình tâm lí được quan tâm, thay cho trạng thái tâm lý trước đây, với sự biểu hiện của sự vận động, qua những mâu thuẫn nội tại phức tạp. Hành vi bên ngoài và suy nghĩ bên trong của nhân vật không thống nhất đơn giản một chiều, nhân vật độc

thoại nhiều hơn, hiện tượng người trần thuật nhập vào ý nghĩ của nhân vật với cái nhìn từ bên trong (lời nửa trực tiếp) xuất hiện nhiều hơn. Chúng tôi tiến hành khảo sát tiến trình cốt truyện hai tác phẩm Đôi bạnBướm trắng như sau: Hai cuốn tiểu thuyểt trên đều có kết cấu gồm ba phần.

Tiểu thuyếtĐôi bạn bao gồm:

- Phần thứ nhất có 6 chương, 37 trang (từ trang 279 đến trang 316) trung bình khoảng 6 trang/chương.

- Phần thứ hai có 7 chương, 59 trang (từ trang 316 đến trang 375) trung bình khoảng 8, 9 trang/chương.

- Phần thứ ba có 5 chương, 30 trang (từ trang 357 đến trang 387), trung bình khoảng 6 trang/chương.

Có một sự tương đồng kỳ lạ về nhịp điệu giữa các phần của Đôi bạn. Số lượng các chương trong mỗi phần không quá chênh lệch nhau (6-7-5) làm cho chúng gần như có cùng một nhịp độ sự lặp lại đềuđặn đó đưa đến một cảm nhận nhất quán khi đọc tác phẩm.Điều này còn được khẳngđịnh thêm khi khảo sát sự tương ứng giữa độ dài văn bản và thời gian của các sự kiện được kể lại trong từng phần. Cụ thể là:

- Phần thứ nhất: Thời gian cốt truyện khoảng 5-6 tháng,được kể lại trong 37 trang văn bản.

- Phần thứ hai: Thời gian cốt truyện khoảng 5 tháng, được kể lại trong 59 trang văn bản.

- Phần thứ ba: Thời gian cốt truyện khoảng 5 tháng, được kể trong 30 trang văn bản.

Rừ ràng cú một sự tương ứng kỳ lạ với kết qủa được khảo sỏt ở trờn trong một khoảng thời gian các sự kiện thực sự được kể lại gần như bằng nhau, chỉ có độ dài văn bản trong từng phần là có sự chênh lệch. Sự chênh lệch này là không đáng kể, bạn đọc ưa thích các cốt truyện nhiều sự kiện, biến cố sẽ khó có thể thoả mãn với những tiểu thuyết của Nhất Linh.

Bướm trắng cũng bắt đầu bằng kết cấu ba phần của nó:

- Phần thứ nhất có 7 chương, 36 trang (từ trang 390 đến trang 426), trung bình khoảng 5 trang/chương.

- Phần thứ hai có 8 chương, 57 trang (từ trang 426 đến trang 483), trung bình khoảng 7 trang/chương.

- Phần thứ ba có 6 chương, 34 trang (từ trang 483 đến trang 517), trung bình khoảng 5, 6 trang/chương.

Mỗi phần trong tiểu thuyết của Bướm trắng có một nhịp điệu riêng, phần thứ nhất có nhịp điệu nhanh hơn cả, hai phần sau chậm hơn và chậm nhất là phần 3. Kết qủa khảo sát về độ dài của từng phần tương ứng với thời gian thực sự mà sự kiệnđược kể lại cho thấy:

- Phần thứ nhất: Thời gian cốt truyện khoảng 5 tháng, được kể lại trong 36 trang văn bản.

- Phần thứ hai: Thời gian cốt truyện khoảng 4 tháng, được kể lại trong 57 trang văn bản.

- Phần thứ ba: Thời gian cốt truyện khoảng 2 tuần, được kể lại trong 34 trang văn bản.

Trong tiểu thuyết của Nhất Linh có rất ít sự kiện biến cố. Đôi bạnBướm trắng thực sự không có cốt truyện theo nghĩa cổ điển của từ này, tức là không có biến cố quan trọng, tác giả không tập trung vào các sự kiện biến cố mà tập trung vào việc miêu tả tâm lý nhân vật với những suy tư, trăn trở, dằn vặt. Sự hồi cố, liên tưởng làm ngưng đọng những khoảnh khắc mà ở đó tâm hồn nhân vật có dịp bộc lộ, không chút giấu diếm. Tiến trình cốt truyện trong tiểu thuyết luận đề là hành trình số phận cuộcđấu tranh xã hội của các nhân vật, đi sâu khai thác sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa những nhân vật mang tính lý tuởng với xã hội phong kiến, giữa mới và cũ. Các tác phẩm này đấu trang cho một cuộc sống mới, phê phán lễ giáo phong kiến kìm kẹp con người còn trong tiểu thuyết tâm lý chính là hành trình của thế giới nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn cơ bản của xã hội không đượcđề cậpđến hoàn cảnh xã hội hầu như không

được phản ánh. Các sự kiện ít, mạch truyện chậm, hồi tưởng của nhân vật trôi chảy, tự nhiên tạo nên sự phát triển tâm lý nhân vật.

Tiếng tích tắcđều đặn của đồng hồ, cái nhịp điệu 60 lần một phút ấy nhắc nhở con người về thời gian chảy trôi của số phận ngắn ngủi. Nhịp đập 70 lần một phút của trái tim duy trì sự sống. Hết ngày đến đêm, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông chuyển vần. Kế tiếp thế hệ chúng ta sẽ là con, cháu v.v…đó là nhịp điệu thời gian, nhịp điệu cuộc sống. Nó nhắc nhở con người hàng ngày hàng giờ về thân phận và sứ mệnh mà nó vừa phải chấp nhận vừa phảiđấu tranh. Nếu có một loại hình nghệ thuật nào đó nói được tất cả những điều trên thì chắc chắn đó là tiểu thuyết.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH QUA ĐÔI BẠN VÀ BƯỚM TRẮNG (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)