CHƯƠNG III: Các thủ pháp xây dựng nhân vật
3.1. Các thủ pháp thể hiện thế giới bên trong của nhân vật trong Đôi bạn và Bướm trắng
3.1.2. Độc thoại nội tâm
Trong tiểu thuyết Nhất Linh nội tâm nhân vật không chỉ được khám phá qua lời nói, cử chỉ, hành vi mà tác giả còn khai thác thủ pháp độc thoại nội tâm giúp người đọc đi sâu hơn nữa vào tâm hồn nhân vật.
Độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó ” [13, 108]. Hiện tượng này đã thấy xuất hiện rất sớm trong văn học thế giới (kịch cổ đại, kich W.Shakespeare). Trong tiểu thuyết cổ điển người ta hay nhắc đến kiểu độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của L.Tolstoi.Ở đây sự diễn tả tâm lý của nhân vật không có sự can thiệp của tác giả, đồng thời phản ánh được cả trạng thái vô thức và ý thức. Đặc biệt là độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết dòng ý thức. “Khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trường thực tại khó bề khôi phục lai” [13, 93].
Nói cách khác, độc thoại nội tâm là một sự phân tâm của nhân vật. Nhân vật vừa là người nói vừa là người nghe tiếng nói bên trong ấy. Những đoạn độc thoại nội tâm là những khoảnh khắc nhân vật bộc lộ chân thực cảm xúc, suy nghĩ của mình về bản thân, về thế giới xung quanh, d o đó góp phần thể hiệ n phần sâu kín nhất của tâm hồn của tính cách con người. Và vì vậy, độc thoại nội tâm có vai trò quan trọng, trong việc miêu tả nội tâm nhân vật.
Chúng tôi đã làm một thống kê nhỏ về tỉ lệ dòng văn bản độc thoại và độc thoại nội tâm ở hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng: Kết quả cho thấy tỉ lệ này có sự chênh lệch khá lớn. Ở Đôi bạn: 2,26% (111/4904 dòng văn bản) trong khi đó Bướm trắng có tỉ lệ lớn hơn hẳn: 7,46%(385/5161 dòng văn bản). Như vậy, ở tiểu thuyết Bướm trắng hình thức độc thoại nội tâm hoàn hảo hơn cả.
Nhất Linh không chỉ chú ý tới lĩnh vực ý thức mà còn khai thác hợp lý những vấn đề tiềm thức trong tâm hồn nhân vật.
Xét trên cấp độ tác phẩm, độc thoại nội tâm bao giờ cũng tỉ lệ nghịch với hành động của nhõn vật. Điều này được thể hiện rừ trong hai nhõn vật chớnh là Dũng (Đôi bạn) và Trương (Bướm trắng). Ở hai nhân vật này tác giả không chú trọng miêu tả hành động mà chủ yếu diễn tả trạng thái băn khoăn dự định đang hình thành của nhân vật. Mục đích mà Nhất Linh huớng tới khi xây dựng nhân vật không phải là hành động mà cuối cùng là trạng thái tâm lý (Đôi bạn ) đối với Dũng ( Đôi bạn ) vượt biên sang Tầu với những lần ngoái lại quê hương, hồi
tưởng kỷ niệm…; còn giây phút bên Nhan mà nghĩ đến Thu c ủa Trương (Bướm trắng) chẳng bao giờ cho thấy sự an bài nào cả.
Với cách hiểu độc thoại nội tâm là dạng ngôn ngữ trực tiếp tự do. Chúng tôi nhận thấy trong 117 trang của Đôi bạn đã xuất hiện tới 15 lần “Dũng ngẫm nghĩ”, nhân vật Dũng luôn hiện ra với những trạng thái “nghĩ thầm”, “tự hỏi”,
“ngẫm nghĩ”, “nghĩ bụng”, “thầm như”, “nghĩ”… Trước đó có thể có một vài từ ngữ thông báo trạng thái nhân vật lúc đó như “cảm động”, “buồn rầu”, “mỉm cười”…Trường hợp không báo trực tiếp bằng các từ ngữ trên thì có thể là: “đưa mắt”, “mỉm cười chua chát”, “mỉm cười sung sướng”, “cau mày”, “một ý tưởng thoáng qua”…
Khảo sỏt trong Bướm trắng chỳng tụi thấyđộc thoại nội tõm chiếm gần ẵ số trang sách( khoảng 66/133 trang). Quả là một mật độ dầy đặc. Đó có thể là những từ ngữ chuyển tiếp của ngôn ngữ trần thuật, biểu đạt những biến động trong lòng người nhiều khi bất chợt vụt đến, chuyển động không ngừng, mâu thuẫn, đối lập nhau, không theo một logic nào hết như: “nhớ lại”, “nghĩ thêm”,
“nghĩ”, “tự nhủ”, “tưởng tượng”, “bất giác nghĩ rằng”, “theo đuổi suy nghĩ”,
“nhận thấy”… Có cả những dấu hiệu không báo trước, tiếng nói nội tâm vang lên đột ngột giữa lời tường thuật đến dạng thức cao nhất mang mầu sắc hiện đại là đối thoại nội tâm. Ví dụ, Nhất Linh đã sử dụng độc thoại nội tâm vào việc biểu đạt những biến động mãnh liệt trong tâm hồn nhân vật. Chúng ta đã biết nỗi ám ảnh của Dũng trong Đôi bạn là phải ra đi, “phải cắt đứt hết các dây liên lạc, phải đoạn tuyệt hẳn ” [26, 365] Dũng “muốn được như con bướm thoát khỏi cái kén tối tăm, bay lên nhẹ nhàng trong ánh mặt trời, tự do đi tìm hoa trong các vườn xa lạ” [26,365]. Con người Dũng hiện lên qua quá trình băn khoăn về lý tưởng và mơ ước lên đường hành động, để “mãi mãi đi tìm một sự bình tĩnh cho tâm hồn” [26, 371]. Khi Dũng và Loan cùng đi xem gặt lúa, hai người đi xuống chân đồi thông. Dũng “có cái ý muốn nói hẳn ra cho Loan biết là sẽ bỏ nhà đi”
[26, 367], nhưng sau hàng loạt ngập ngừng, xa xôi bóng gió, “chàng không dám cất tiếng vì chàng đã thấy trước câu chàng nói chắc không tự nhiên, có vẻ trơ
trẽn, giả dối, sẽ làm chàng tự thẹn với mình và ngượng với Loan mãi mãi. Khi Dũng suy nghĩ:
- Nhưng cần gì phải nói với Loan?
Ý quyết định ấy vụt ra trong trí bất thần quá khiến Dũng cho ngay là có lý và tuân theo ngay “[26, 378].
Tác giả chú trọng diễn tả dòng vận động trữ tình tuôn chảy miên man trong tâm hồn nhân vật Dũng bằng những đoạn miêu tả suy nghĩ, cảm xúc, liên tưởng, làm nổi bật sự bất ổn. Hình ảnh Loan như viên đá nam châm quy tụ ý nghĩ của Dũng. Chẳng hạn, sáng thức giấc Dũng nghĩ ngay đến Loan: “chắc lúc này em tôi chưa dậy”. Những lúc đi thăm bạn bè, đồng chí, viếng bạn, ngay cả lễ mừng thọ bà nội, dòng tâm tư của Dũng cũng luôn xoay quanh hình ảnh của Loan. Mắt Dũng ngấn lệ khi viếng bạn nhưng không phải là sót thương bạn, mà chính là sót thương mình, x ót thương Loan, bởi vì lúc ấy “chàng không dám nghĩ đến một đời ở xa Loan, mai đây mai đó như Tạo, rồi một ngày kia cũng như Tạo chết ở một nơi xa lạ nào, nằm trong áo quan tối, trong khi Loan đứng bên mồ, duới ánh nắng, tà áo trắng của nàng phấp phới trước gió” [26, 350].
Trong quá trình băn khoăn lựa chọn giữa hai tình huống ra đi - ở lại, Dũng chỉ có thể quyết định được khi gắn chúng với những dự định tình cảm của mình với Loan. Chúng tối sơ đồ hoá quá trình đó như sau:
Ra đi (nhưng phải xa Loan không biết đến bao giờ có thể gặp) - ở lại (nếu lấy Khánh theo quyết định của gia đình thì không hợp với tình cảm của mình và phụ long Loan, nếu lấy Loan thì hợp tình cảm đấy nhưng gia đình lại không đồng ý. Nhưng thực sự trong tâm tưởng, Dũng có ra đi không? Lời độc thoại nội tâm của Dũng, trước giờ quyết định lên đường đã hé lộ một biến cố trong tâm lý nhân vật. Về hành động, Dũng đã ra đi thật, đã đặt chân tới đất Lạng Sơn với những dải núi chen nhau hỗn độn ở chân trời như không bao giờ hết, nhưng tâm hồn và tình cảm Dũng đã gửi lại ở Hà Nội, ở ấp Quỳnh Nê, nơi ấy có bóng trắng thướt tha của tà áo Loan bay trong gió. Dũng đã ở lại, kể từ khi tự đối thoại với chính mình:
“-Sao nay lại bỏ đi, bỏ hết cả. Loan đáng lẽ được sung sướng vì mình, rồi đây có lẽ gặp bao nhiêu khổ sở. Mà như thế vì lẽ gì? ” [26, 379].
Ở Bướm trắng, Nhất Linh đã sử dụng độc thoại nội tâm vào việc biểu đạt biến động mãnh liệt trong tâm hồn Trương. Trước cái cảnh (cảnh các cô phù dâu trang điểm cho nhau trong lần Trương về ăn cưới Lan)Trương thấy nảy ra một ý tưởng, chàng ngồi lặng người suy nghĩ: “Hay là ta hỏi Thu làm vợ? Bây giờ còn có thể được lắm. Mình bảo Hợp là đã khỏi bệnh rồi chỉ việc lấy giấy đốc tờ đưa cho Hợp xem mà lấy giấy ấy thì dễ như không phải đấy. Tội gì, sung suớng với Thu một hai tháng rồi có chết thì chết ”[ 27, 416 ].
Trương nghĩ đến những ngày vui trước khi cưới, đến cái phút mình được Thu về với mình hoàn toàn về riêng của mình trong một căn phòng thơm và đẹp như một động tiên. Chàng nghĩ đến đôi môi của Thu hôm mới gặp nhau, lúc nàng ở trên xe điện xuống, đôi môi kiêu hãnh đương hé mở ngậm một góc vải mấn.
Giá ngay trong lúc đó ai để ý nhìn Trương chắc sẽ thấy h ai con mắt Trương sang quắc, có vẻ đau khổ và dữ tợn. Trương nghĩ: Rồi được chết trong tay Thu còn hơn…còn hơn là chết dần chết mòn không ai thuơng, chết một cách khốn nạn như bây giờ. Nhưng ngay trong lúc nghĩ vậy, chàng vẫn b iết có một tiếng ngầm bảo chàng:"-Làm như thế xấu lắm".
Bằng hình thức độc thoại nội tâm, Nhất Linh đã chạm đến những sự vận động nằm ở phần tiềm thức của tâm hồn nhân vật, khiến nó trở thành một thế giới khép kín. Tuy tham gia vào mọi cuộc giao ti ếp, nhưng dường như nhân vật chỉ quan tâm đến những chuyển biến trong tâm trạng của nó mà thôi. Ở nhân vật Trương, điều này thường xảy ra, đến mức gây ra cho người đọc cảm giác anh ta không quan tâm tới điều gì khác bên ngoài, tự biến mình thành nhân vật phiêu lưu. Những tính chất phiêu lưu của Trương mang một nét, khác hẳn với các nhân vật của tiểu thuyết tự lực văn đoàn. Các nhân vật ấy đều hướng tới một mục đích sống, một hành động, một lý tưởng nào đó, hành trình ý thức, tâm lý
cú một định hướng rừ rệt, nếu cú dao động chăng nữa, cũng chỉ là việc lựa chọn một trong hai vấn đề của cuộc sống mà thôi.
Ở nhân vật Trương, người ta thấy đây là một con người suy nghĩ và hành động với vô số những cái vô lý, vô cớ của bản năng tự phát, ít có sự kiểm soát của ý thức, mặc dù anh ta có vẻ rất chú ý đến hành vi của mình. Trong khi giao tiếp với người khác, Trương dường như vẫn chỉ giao tiếp với chính mình, đắm mình trong dòng suy tưởng, tự tranh luận, biện bác, sau đó đi đến một quyết định hoàn toàn đột ngột, có thể xoay chuyển cả lối sống hoặc hoàn toàn cảnh sống của mình. Lúc ấy, hiện diện của nhân vật khác trở thành một chất xúc tác cho sự chuyển biến tâm lý và hành động của Trương: hoặc là làm theo, hoặc là ngược lại. Chẳng hạn, cùng ngồi uống cà phê với Quang - một con người luôn mong muốn nếm đủ hết mùi đời - trong khi Quang say sưa nói về cách pha cà phê thì Trương vừa nhìn Quang vừa suy nghĩ:
“- Giá Quang bây giờ biết Quang một năm nữa sẽ chết - chắc chắn chết như mình thì không hiểu Quang nghĩ sao ? Nhưng hiện giờ thì Quang sung sướng chỉ vì Quang sống như không bao giờ phải chết.
(…)
-Hay là mình không cần nữa ? (…)
- Phải, mình cần gì nữa. Chắc chắn là sẽ chết thì còn cần quái gì !
Chàng sẽ nếm đủ các khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường” [27, 405 - 406].
Sau thời khắc ấy, quả thực Trương đã thay đổi cách sống, những ham muốn bấy lâu, nay bắt đầu được buông thả, từ chỗ là một cậu sinh viên mọt sách, Trương đã trở thành một người phóng đãng, có thể bán hết đất đai cha ông để lại và tiêu đến đồng tiền cuối cùng vào những chốn ăn chơi.
Một lần khác, khi đang nói chuyện cùng Nhân - người làm cùng hãng với Trương ở Hải Phòng - tâm chí Trương chỉ tập trung vào một nỗi ám ảnh - Nếu lão Daniel hôm nay không đến thu ti ền két như mọi khi thì Trương sẽ lấy trộm
tiền rồi trở về Hà Nội. Thực ra, động cơ thụt két của Trương rất mơ hồ, đặt chi tiết này trong toàn bộ bối cảnh thì có thể giải thích bằng nhiều lẽ. Lẽ thứ nhất: Đã gần một tháng nay kể từ ngày nhận việc, Trương chưa về Hà Nội thăm Thu.
Lẽ thứ hai: Công việc mới quá nhàm chán, một tháng mà Trương thấy dài hơn cả mười tháng trước, sống cạnh những người như Nhân (ngủ ở kho, ăn ở hiệu, tắm ở sông, chết chôn ở nghĩa địa), Trương cảm thấy mình đang chết. Lẽ thứ ba: Tạo một ấn tượng với Thu-“một là Thu vẫn yêu mình, nếu vậy không có gì thay đổi cả. Hai là Thu không yêu mình nữa, mà m ình cũng mong chờ Thu chán mình, nếu vậy Thu xoàng lắm. Mà nếu Thu xoàng thì mình hết yêu ngay (…) Mình thụt két mà Thu còn yêu mới thực là yêu. Thu không yêu nữa càng hay.
Thử xem sao. Đằng nào cũng có lợi” [27, 464]. Lẽ thứ tư: Sống gấp vài tháng ở Hà nội trước khi chết, báo thù những người bạn xấu chơi đã bỏ rơi mình. Trong số bốn lý do ấy ,không thể khẳng định được đâu là cơ bản, nhưng qua những lời độc thoại nội tõm chỳng tụi vừa nờu ở lý do thứ ba, cú thể thấy rừ việc tỡm kiếm những cuộc thử nghiệm tâm lý đóng vai trò không nhỏ trong chuỗi hành vi của Trương. Nguy hiểm nhất là điều đó đuợc nhân vật xác định như một lẽ sống cho bản thân. Trương nghĩ nếu phải chết tức khắc thì chàng chỉ tiếc rằng không kịp đợi xem việc ấy xẩy ra như thế nào. Trương ở vào tình trạng một người không cần gì nữa, chỉ mong xẩy ra đến cho mình một việc, bất cứ việc gì, miễn là khác thường để cho mình quên được sống. Những biểu hiện vô lý, vô cớ, bất thường ấy trong tâm lý của Trương có nguồn gốc sâu xa từ nỗi ám ảnh về cái chết.Bản thân Truơng bị bác sĩ cảnh báo (m ỉa mai thay với động cơ an ủi): “Phổi ấy và tim ấy và tim ấy cũng còn được một năm nữa là ít” [27, 403]. Xung quanh chàng là những cái chết lởn vởn với cùng một căn nguyên với căn bệnh của chàn g:
Liên - người yêu cũ của Truơng; Chi bạn của Kim - bạn Thu; Quang-bạn Truơng. Trong tác phẩm Bướm trắng có đến 135 lần cái chết đượ c nhắc đến. Nhân vật Trương thường nghĩ về nó: “cái chết thì đã chắc chắn”, “gần đến ngày chết”,” “chết mà không biết ”, “thế nào cũng chết”, “chết tức khắc”, “đợi cái chết đến”, “cỏi chết đó hiện rừ ràng ra truớc măt”, “bối rối như một người biết
mình sắp chết”, “hôm nay mình chết”, “chính mình nằm trong áo quan”… Điều đó khiến người đọc liên tưởng đến nỗi ám ảnh của Thái, Tạo: Thái “không thiết gì đến cả sống nữa” [26,348], “ Thái bắn ông Phủ hai phát không trúng nhưng bắn mình một phát lại trúng ngay”; Tạo “không sợ chết (…) thấy đất mát lắm ” [26, 350]. Tất cả đều biểu hiện rừ ràng tõm trạng bi quan, chỏn nản của một bộ phận thanh niên không tìm thấy ý nghĩa sự sống, bi quan không tin vào mình và vào tuơng lai. Đây cũng chính là sự phản chiếu tâm trạng hoang mang, mất niềm tin của chính các tác giả.