Kết quả biến động sạt lở, bồi tụ của bờ sông tại khu vực sông Đăk Bla

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám đa thời kỳ nghiên cứu biến động lòng sông thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 51 - 57)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Các kết quả nghiên cứu về biến động sạt lở, bồi tụ khu vực nghiên cứu

3.2.1. Kết quả biến động sạt lở, bồi tụ của bờ sông tại khu vực sông Đăk Bla

2002, 2013 là 3 mốc thời gian để so sánh.

Áp dụng phương pháp tính toán bồi tụ và sạt lở như được trình bày ở chương 2 cho phần đường bờ sông Đăk Bla nơi chảy qua 4 phường/xã gồm: phường Nguyễn Trãi, phường Lê Lợi, xã Chư Hreng và xã Đăk Rơ Wa (từ đây gọi tắt là đoạn sông Đăk Bla).

Hình 3-8: Xây dựng transect để tính toán biến động đoạn sông Đăk Bla

Trên hình 3-8 thể hiện sơ đồ xây dựng transect để tính toán biến động cho đoạn sông Đăk Bla. Trong đó, đường bờ trái năm 1990 được chọn làm đường gốc, đường baseline xây dựng cách đều đường gốc 200 m. Tổng số 516 transect được tạo ra và được đánh số lần lượt theo hướng từ trái sang phải. Các transect có hướng từ lòng sông về phía bờ sông, mỗi transect cách nhau 30 m và được phân bố như sau:

- Phường Nguyễn Trãi: các transect có số thứ tự từ 1 tới 137.

- Phường Lê Lợi: các transect số thứ tự từ 138 tới 248.

- Xã Chư Hreng: các transect có số thứ tự từ 249 tới 298.

- Xã Đăk Rơ wa: các transect số thứ tự từ 299 tới 516.

Các hình từ 3-9 đến hình 3-12 thể hiện kết quả về mức độ và tốc độ biến động của đoạn sông Đăk Bla qua 2 giai đoạn:

Hình 3-9: Biểu đồ mức độ sạt lở, bồi tụ đoạn sông Đăk Bla giai đoạn 1990 – 2002 (>0 lở, <0 bồi)

Hình 3-10: Biểu đồ tốc độ sạt lở, bồi tụ, đoạn sông Đăk Bla giai đoạn 1990 – 2002 (>0 lở, <0 bồi)

Hình 3-11: Biểu đồ mức độ bồi tụ, sạt lở đoạn sông Đăk Bla giai đoạn 2002 – 2013 (>0 lở, <0 bồi)

Hình 3-12: Biểu đồ tốc độ bồi tụ, sạt lở ở đoạn sông Đăk Bla giai đoạn 2002 – 2013 (>0 lở, <0 bồi)

Theo kết quả trên, trong giai đoạn 12 năm (1990 - 2002) ở đoạn sông Đăk Bla, trong tổng số 516 transect được thành lập có 221 transect ghi nhận về sự sạt lở, 295 transect ghi nhận về sự bồi tụ, không có transect nào ghi nhận về sự không biến đổi (không bồi tụ hoặc sạt lở). Mức độ sạt lở của khu vực dao động từ 0,19 m đến 105,51 m, tốc độ sạt lở nằm trong khoảng từ 0,015 đến 8,79 m/năm, tốc độ sạt lở trung bình toàn đoạn sông qua 12 năm là 2,34 m/năm. Các điểm sạt lở mạnh của khu vực tập trung ở phần giữa khúc sông chảy qua xã Đăk Rơ Wa và

-100 -50 0 50 100 150

1 23 45 67 89 111 133 155 177 199 221 243 265 287 309 331 353 375 397 419 441 463 485 507

Mc độ biến động (m)

Vị trí transect

-10 -5 0 5 10 15

1 24 47 70 93 116 139 162 185 208 231 254 277 300 323 346 369 392 415 438 461 484 507

Tốc độ biến động (m/năm)

Vị trí transects

phường Nguyễn Trãi. Mức độ bồi tụ của khu vực dao động từ 0,01 đến 194,14 m, tốc độ bồi tụ nằm trong khoảng từ 0,008 đến 16,17 m/năm, tốc độ bồi tụ trung bình đoạn sông Đăk Bla là 2,07 m/năm. Các điểm bồi tụ mạnh tập trung ở khu vực khúc sông giáp ranh giữa xã Chư Hreng và xã Đăk Rơ Wa. Biểu đồ về mức độ và tốc độ biến động của giai đoạn được thể hiện ở hình 3-9 và hình 3-10.

Qua số liệu ở biểu đồ hình 3-11 và hình 3-12, trong giai đoạn 11 năm tiếp theo (2002 - 2013) ở đoạn sông Đăk Bla, trong tổng số 516 transect được thành lập có 321 transect ghi nhận về sự sạt lở, 195 transect ghi nhận về sự bồi tụ, không có transect nào ghi nhận về sự không biến đổi (không bồi tụ hoặc sạt lở). Mức độ sạt lở của khu vực dao động từ 0,09 đến 124,74m; tốc độ sạt lở nằm trong khoảng từ 0,01 đến 11,34 m/năm; tốc độ sạt lở trung bình toàn đoạn sông Đăk Bla là 2,96 m/năm; các điểm sạt lở mạnh tập trung ở khúc sông đi qua phường Lê Lợi và khúc giữa sông chảy qua xã Đăk Rơ Wa. Mức độ bồi tụ của khu vực dao động từ 0,06 đến 83,6 m, tốc độ bồi tụ nằm trong khoảng từ 0,1 đến 10,45 m/năm, tốc độ bồi tụ trung bình toàn đoạn sông Đăk Bla là 2,23 m/năm, khoảng cách bồi tụ lớn nhất là 10,45 m, các điểm bồi tụ mạnh tập trung ở khu vực khúc sông giáp ranh giữa xã Chư Hreng và xã Đăk Rơ Wa và khúc sông giáp ranh giữa xã Đăk Rơ Wa và xã Đăk Blà.

Hình 3-13: Sạt lở với mức độ mạnh và kéo dài trên sông Đăk Bla (nguồn: ảnh thực địa ngày 12/4/2013)

So sánh số liệu biến động giữa hai giai đoạn có thể kết luận rằng, theo thời gian đoạn sông Đăk Bla này có xu hướng sạt lở gia tăng về cả về mức độ và tốc độ (từ 221 transect trong giai đoạn 1990 – 2002 lên 321 transect giai đoạn 2002 – 2013; tốc độ sạt lở trong khoảng [0,015; 8,79] giai đoạn 1990 – 2002 thay đổi thành [0,01; 11,34] giai đoạn 2002 – 2013; tốc độ sạt lở trung bình toàn khu vực thay đổi từ 2,34 đến 2,96 m/năm. Trong khi đó xu hướng bồi tụ giảm dần cả về mức độ và tốc độ.

Hình 3-14: Biểu đồ so sánh mức độ sạt, lở bồi tụ đoạn sông Đăk Bla qua hai giai đoạn 1990 – 2002, 2002 – 2013

Hình 3-15: Biểu đồ so sánh tốc độ bồi tụ, sạt lở ở đoạn sông Đăk Bla qua hai giai đoạn 1990 – 2002, 2002 – 2013

-250 -200 -150 -100 -50 0 50 100 150

1 29 57 85 113 141 169 197 225 253 281 309 337 365 393 421 449 477 505

Mc độ biến động (m)

Vị trí transect

1990 - 2002 2002 - 2013

-20 -15 -10 -5 0 5 10 15

1 26 51 76 101 126 151 176 201 226 251 276 301 326 351 376 401 426 451 476 501

Tốc độ biến động (m/năm)

Vị trí transect

1990 - 2002 2002 - 2013

Qua nghiên cứu và đánh giá, nguyên nhân của xu hướng biến đổi trên một mặt là do tác động của các đợt mưa, lũ lớn xảy ra hàng năm trên địa bàn khu vực, mặt khác do tác động của quá trình quy hoạch và khai thác khoáng sản không đúng mức ở khu vực lòng sông. Việc khảo sát thực địa cũng cho thấy, tình trạng khai thác các khoáng sản (sa khoáng, cát, đá, vàng…) trái phép trên sông Đăk Bla diễn ra trong nhiều năm qua khiến cho nhiều vị trí bờ sông bị sạt lở nghiệm trọng. Một số vị trí lòng sông đã bị khai thác vượt độ sâu cho phép, tạo thành những hố sâu vài chục mét, khi lũ kéo cát về lấp đầy hố làm dòng chảy bị thay đổi.

Hình 3-16: Khai thác đá, sỏi trên lòng sông Đakbla chảy qua xã Đăk Rơ Wa (nguồn: Ảnh thực địa ngày 10/4/2013)

Hình 3-17: Khai thác cát trên sông Đăk Bla chảy qua xã Chƣ Reng (nguồn: Ảnh thực địa ngày 10/4/2013)

3.2.2. Kết quả biến động sạt lở, bồi tụ của bờ sông tại khu vực sông Pô Kô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám đa thời kỳ nghiên cứu biến động lòng sông thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)