Kết quả biến động sạt lở, bồi tụ của bờ sông tại khu vực sông Pô Kô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám đa thời kỳ nghiên cứu biến động lòng sông thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 57 - 63)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Các kết quả nghiên cứu về biến động sạt lở, bồi tụ khu vực nghiên cứu

3.2.2. Kết quả biến động sạt lở, bồi tụ của bờ sông tại khu vực sông Pô Kô

trình bày ở chương 2 cho phần đường bờ sông Pô Kô nơi chảy qua xã Kroong, khu vực giao với sông Sê San và Đăk Bla, chiều dài đoạn bờ sông khoảng 5,3 km (từ đây gọi tắt là đoạn sông Pô Kô). Các đường bờ được chiết xuất là các đường bờ trái theo hướng thủy văn.

Hình 3-18: Các transect đƣợc xây dựng trên đoạn sông Pô Kô

Lựa chọn đường bờ năm 1990 làm đường gốc, đường baseline được xây dựng trên cơ sở tạo vùng đệm từ đường gốc và cách đều đường gốc 200 m. Tổng số 171 transect được tạo ra và lựa chọn đánh số lần lượt từ theo hướng từ dưới lên trên. Các transect có hướng từ bờ sông hướng về phía lòng sông, mỗi transect cách nhau 30 m. Các kết quả về mức độ, tốc độ sạt lở và bồi tụ tại đoạn sông qua hai giai đoạn được thể hiện qua các biểu đồ từ hình 3-19 đến hình 3-22 dưới đây:

Hình 3-19: Biểu đồ mức độ bồi tụ, sạt lở đoạn sông Pô Kô giai đoạn 1990 – 2002 (>0 sạt lở, <0 bồi tụ)

Hình 3-20: Biểu đồ tốc độ bồi tụ, sạt lở đoạn sông Pô Kô giai đoạn 1990 – 2002 (>0 sạt lở, <0 bồi tụ)

-40 -30 -20 -10 0 10 20 30 40 50

1 8 15 22 29 36 43 50 57 64 71 78 85 92 99 106 113 120 127 134 141 148 155 162 169

Mc độ biến động (m)

Vị trí transect

-3 -2 -1 0 1 2 3 4

1 8 15 22 29 36 43 50 57 64 71 78 85 92 99 106 113 120 127 134 141 148 155 162 169

Tốc độ biến động (m/năm)

Vị trí transect

Hình 3-21: Biểu đồ mức độ bồi tụ, sạt lở đoạn sông Pô Kô giai đoạn 2002 – 2013 (>0 sạt lở, <0 bồi tụ)

Hình 3-22: Biểu đồ tốc độ sạt lở, bồi tụ đoạn sông Pô Kô giai đoạn 2002– 2013 (>0 sạt lở, <0 bồi tụ)

Theo kết quả tính toán, trong giai đoạn 12 năm (1990 - 2002) ở đoạn sông Pô Kô, trong tổng số 171 transect được thành lập có 141 transect ghi nhận về sự sạt lở, 29 transect ghi nhận về sự bồi tụ, 01 transect ghi nhận về sự không biến đổi.

Mức độ sạt lở của khu vực dao động từ 0,31 đến 40,04 m, tốc độ sạt lở nằm trong khoảng từ 0,025 đến 3,33 m/năm, tốc độ sạt lở trung bình toàn đoạn là 0,98 m/năm.

Mức độ bồi tụ của khu vực dao động từ 0,01 đến 28,28 m, tốc độ bồi tụ nằm trong khoảng từ 0 đến 2,36 m/năm, tốc độ bồi tụ trung bình toàn đoạn là 0,99 m/năm.

Trong giai đoạn 11 năm (2002 - 2013) ở đoạn sông Pô Kô, trong tổng số 171 transect được thành lập có 146 transect ghi nhận về sự sạt lở, 21 transect ghi nhận về sự bồi tụ, 04 transect ghi nhận về sự không biến đổi (không bồi tụ hoặc sạt lở).

Mức độ sạt lở của khu vực dao động từ 0,24 đến 40,65m, tốc độ sạt lở nằm trong khoảng từ 0,02 đến 3,69 m/năm, tốc độ sạt lở trung bình toàn đoạn là 1,31 m/năm.

Mức độ bồi tụ của khu vực dao động từ 0,01 đến 28,76 m, tốc độ bồi tụ nằm trong khoảng từ 0 đến 2,61 m/năm. Tốc độ bồi tụ trung bình toàn đoạn là 1,17 m/năm

Hình 3-23: Biểu đồ so sánh mức độ sạt lở và bồi tụ đoạn sông Pô Kô qua 2 giai đoạn: 1990 – 2002; 2002 – 2013 (>0 sạt lở, <0 bồi tụ)

Hình 3-24: Biểu đồ so sánh tốc độ sạt lở và bồi tụ đoạn sông Pô Kô qua 2 giai đoạn 1990 – 2002; 2002 – 2013 (>0 sạt lở, <0 bồi tụ)

-40 -30 -20 -10 0 10 20 30 40 50

1 10 19 28 37 46 55 64 73 82 91 100 109 118 127 136 145 154 163

Mc độ biến động (m)

Vị trí transect

1990 - 2002 2002 - 2013

-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5

1 10 19 28 37 46 55 64 73 82 91 100 109 118 127 136 145 154 163

Tốc độ biến động (m/năm)

Vị trí transect

1990 - 2002 2002 - 2013

Qua dữ liệu so sánh về mức độ và tốc độ biến đổi bồi tụ và sạt lở của đoạn sông như thể hiện ở hình 3-23 và hình 3-24 ta thấy, theo thời gian, tốc độ sạt lở bờ sông Pô Kô có xu hướng gia tăng (tốc độ sạt lở trung bình toàn đoạn là 0,98 m/năm trong giai đoạn 1990 – 2002, 1,31 m/năm trong giai đoạn 2002 – 2013). Trong khi đó tốc độ bồi tụ của giai đoạn 1990 – 2002 nằm trong khoảng [0; 2,36], giai đoạn 2002 – 2013 là [0; 2,61].

Bên cạnh việc bị tác động bởi các đợt lũ lớn hàng năm, sự biến động lòng sông ở đoạn sông Pô Kô còn được xác định là do tác động của quá trình xây dựng và vận hành thủy điện Yaly và thủy điện Pleikrong trên địa bàn của tỉnh Kon Tum.

Trong đó, thủy điện Yaly được khởi công từ năm 1993 và chính thức đi vào hoạt động năm 2000, thủy điện Pleikrong khởi công xây dựng từ năm 2003 và hoàn thành vào năm 2009 (thể hiện qua hình 3-25). Mưa lớn, cộng với việc hồ thủy điện Pleikrong xả lũ không những làm ngập một diện tích lớn khu vực nghiên cứu đồng thời làm bờ sông liên tục bị sạt lở nghiêm trọng.

Hình 3-25: Ảnh khu vực xã Krong nằm giữa hai hồ thủy điện lớn Yaly và Pleikrong (nguồn: glovis.usgs.gov)

Các kết quả về sự biến động bồi tụ, sạt lở ở hai đoạn sông Đăk Bla và Pô Kô năm 2013 cũng được kiểm chứng và đối chiếu với kết quả khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu được học viên thực hiện vào tháng 4 năm 2013. Với 15 điểm khảo sát trên đoạn sông Đăk Bla và 10 điểm khảo sát trên đoạn sông Pô Kô về các dấu hiệu sạt lở, bồi tụ và dấu hiệu lòng sông cổ, sự trùng khớp của hai kết quả cho thấy sự tin cậy khi sử dụng đánh giá biến động và sạt lở bằng phương pháp này.

Hình 3-26: Sạt lở lớn trên đoạn sông Pô Kô khu vực chảy qua xã Krong (nguồn: ảnh thực địa 15/04/2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám đa thời kỳ nghiên cứu biến động lòng sông thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 57 - 63)