Dự báo biến động trong tương lai đoạn sông Pô Kô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám đa thời kỳ nghiên cứu biến động lòng sông thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Dự báo biến động trong tương lai đoạn sông Pô Kô

Qua việc thống kê dữ liệu biến động bồi tụ, sạt lở ở hai đoạn sông Đăk Bla và Pô Kô được trình bày ở mục 3.2, các số liệu biến động trên đoạn sông Pô Kô thể hiện xu hướng rừ rệt hơn so với kết quả ở đoạn sụng Đăk Bla. Vỡ vậy, chỳng tụi lựa chọn đoạn sông Pô Kô để dự đoán sự biến động lòng sông trong tương lai. Hai mốc thời gian được lựa chọn trong tương lai là năm 2018 (5 năm sau) và năm 2023 (10 năm sau).

Các dữ liệu đường bờ trái đoạn sông Pô Kô trong 8 năm 1990, 1994, 1997, 2002, 2004, 2008, 2010, 2013 được lựa chọn để tính toán. Sử dụng phương pháp tính biến động đường bờ để tính khoảng cách giữa đường baseline và đường bờ của 8 năm tương ứng nêu trên. Tổng số 171 đường transect được tạo ra theo phương pháp của mục 3.2. Từ các số liệu về điểm giao giữa transect và đường bờ xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính để dự đoán vị trí đường bờ sau 5 năm (đến năm 2018) và sau 10 năm (đến năm 2023) tại mỗi điểm. Công thức hồi quy tuyến tính sau được sử dụng:

y = ax + b (7) Trong đó:

y: là khoảng cách từ đường baseline tới đường bờ tại thời điểm x x: là mốc thời gian dự đoán (năm)

a: tốc độ biến đổi (m/năm) b: tham số hồi quy (hằng số)

Ví dụ về cách tính toán để dự đoán biến động đường bờ dựa vào phương pháp xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính tại điểm giao giữa đường bờ và transect có số thứ tự 24 được trình bày trong hình 3-32 dưới đây:

Hình 3-32: Phương trình hồi quy khoảng cách từ một điểm đến đường baseline (tại transect thứ 24)

Phương trình hồi quy tính ứng với transect thứ 24 là:

y = - 0,8793x + 1852,6 (8)

Áp dụng công thức (8), tại điểm transect thứ 24, ta có thể xác định được khoảng cách từ đường bờ tới đường baseline là 78,17 m vào năm 2018, và khoảng cách này là 73,77 m vào năm 2023. So sánh hai giá trị dự đoán với giá trị hiện tại của khoảng cách từ đường bờ năm 2013 năm 2013 là 79,792 m từ đó nhận thấy tại vị trí này đường bờ có xu hướng sạt lở, tốc độ sạt lở trung bình là 0,8793 m/năm.

Tính toán tương tự với tất cả các transect còn lại để lập dữ liệu khoảng cách từ đường baseline tới đường bờ ở các năm 2018 và 2023 sẽ thu được sơ đồ về mức độ và tốc độ bồi tụ trên của đoạn bờ sông Pô Kô như trong hai hình 3-33 và 3-34 được thể hiện dưới đây:

y = 0.8793x - 1852.6 R² = 0.9086

-120 -100 -80 -60 -40 -20 0

1980 1990 2000 2010 2020

Khoảng cách

Năm

Khoảng cách Linear (Khoảng cách)

Hình 3-33: Biểu đồ mức độ biến động đường bờ tại đoạn sông Pô Kô các năm 2018 và 2023

Hình 3-34: Biểu đồ tốc độ biến động đường bờ tại đoạn sông Pô Kô các năm 2018 và 2023

Qua dữ liệu tính toán thống kê và số liệu thể hiện ở biểu đồ hình 3-33 và 3- 34, đến năm 2018 khu vược đường bờ đoạn Pô Kô có 147 điểm sạt lở và 34 điểm bồi tụ, mức độ sạt lở nằm trong khoảng từ 0,08 đến 15,67 m, tốc độ sạt lở nằm trong khoảng 0,016 đến 3,13 m/năm, tốc độ sạt lở trung bình là 5,04 m/năm. Mức

-3 -2 -1 0 1 2 3 4

1 10 19 28 37 46 55 64 73 82 91 100 109 118 127 136 145 154 163

Tốc độ biến động (m/năm)

Vị trí transect

2013 - 2018 2013 - 2023

độ bồi tụ nằm trong khoảng từ 0,17 đến 9,84 m, tốc độ bồi tụ nằm trong khoảng từ 0,035 đến 1,96 m/năm, tốc độ bồi tụ trung bình toàn đoạn là 0,67 m/năm.

Trong khi đó, tính đến năm 2023, số điểm sạt lở tăng lên thành 142 điểm, số điểm bồi tụ chỉ còn là 29 điểm. Mức độ sạt lở tính đến năm 2023 nằm trong khoảng từ 0,02 đến 30,01 m, tốc độ sạt lở nằm trong khoảng từ 0,002 đến 3 m/năm, tốc độ sạt lở trung bình toàn đoạn là 1,02 m/năm. Mức độ bồi tụ nằm trong khoảng từ 0,01 đến 20,58 m, tốc độ bồi tụ nằm trong khoảng từ 0,0018 đến 2,05 m/năm, tốc độ sạt lở trung bình toàn đoạn là 0,88 m/năm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện luận văn, dựa trên kết quả đã đạt được của luận văn, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

- Về tính hiệu quả của phương pháp sử dụng đối với đối tượng nghiên cứu Qua nghiên cứu có thể nhận thấy việc kết hợp giữa phương pháp viễn thám và GIS rất hữu ích cho việc tính toán mức độ và tốc độ biến động lòng sông trong quá khứ. Việc đưa ra được quy trình thành lập sơ đồ về mức độ và tốc độ biến động lòng sông thể hiện tính ưu việt không thể thay thế của sự kết hợp công nghệ viễn thám và GIS ứng dụng trong lĩnh vực quản lý và giám sát tài nguyên. Đồng thời với các kết quả đạt được nêu ra ở chương 3 mục tiêu thứ nhất và thứ hai của luận văn đã đạt được.

Việc tính toán được mức độ và tốc độ biến động lòng sông trong tương lai (không giới hạn thời điểm dự đoán) đã cho thấy các số liệu thu được từ quy trình và kỹ thuật xây dựng sơ đồ biến động lòng sông trong quá khứ không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá và phân tích hiện trạng mà còn có thể ứng dụng rộng rãi và hữu ích cho các quy hoạch liên quan tới khu vực ven sông trong tương lai. Mục tiêu thứ ba của nghiên cứu đã đạt được.

Mặc dù, ảnh hàng không là nguồn tư liệu chính cho việc quản lý và giám sát biến động đường bờ trong quá khứ [19], nghiên cứu này đã chứng minh rằng việc sử dụng ảnh vệ tinh đa phổ với độ phân giải trung bình có thể được sử dụng một cách hữu ích để giám sát, phân tích các đường bờ dài và luôn biến động ở khu vực.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng thượng lưu sông Sê San nhưng phương pháp này hoàn toàn có thể được áp dụng cho các khu vực khác.

- Về mức độ và tốc độ biến động lòng sông khu vực nghiên cứu trên cơ sở phân tích ảnh viễn thám qua các thời kỳ

Lòng sông ở khu vực thượng lưu sông Sê San đang có xu hướng biến động mạnh thể hiện qua các kết quả và số liệu thống kê thu được ở chương 3, trong đó biến động sạt lở gia tăng cả về mức độ và tốc độ trên chi lưu Đăc Bla khu vực nằm trong thị xã Kon Tum (tốc độ sạt lở hiện tại trung bình toàn đoạn là 2,96 m/năm ở

hiện tại). Tốc độ sạt lở trung bình trên chi lưu Pô Kô là 1,31 m/năm và tốc độ bồi tụ trung bình là 1,17 m/năm tính đến thời điểm hiện tại. Các xu hướng trên tiếp tục được thể hiện trong tương lai qua kết quả dự đoán biến động sau 5 và 10 năm tại khu vực nghiên cứu. Các kết quả tính toán về biến động lớp phủ của khu vực lòng sông cực đại trong quá khứ cũng góp phần củng cố và mô tả chi tiết hơn về nguyên nhân và những diễn biến trong quá trình biến đổi khu vực lòng sông nghiên cứu.

2. Kiến nghị

Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở cách tiếp cận bằng phương pháp viễn thám sử dụng ảnh quang học đa phổ. Tuy nhiên, việc phối hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một nghiên cứu có thể đem lại kết quả dự đoán chính xác và đáng tin cậy hơn. Trong đó, việc sử dụng một số loại dữ liệu viễn thám khác như ảnh rada, ảnh siêu phổ… có thể là những lựa chọn hữu hiệu khác giúp đánh giá một cách đầy đủ hơn về sự biến động về địa chất, địa mạo lòng sông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám đa thời kỳ nghiên cứu biến động lòng sông thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)