Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thực trạng tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa (Trang 32 - 117)

Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hoá bao gồm 1 thành phố (TP. Thanh Hóa), 2 thị xã (TX. Bỉm Sơn, TX Sầm Sơn) và 24 huyện ( Bá Thước, Cẩm Thủy, Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống, Quan Hóa, Quan Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định) với diện tích tự nhiên khoảng 11.131,9 km2.

Tọa độ địa lý : nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông.

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về phía Nam. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hoá

nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.

Địa hình Thanh Hóa chia làm 3 vùng:

Vùng đồi núi gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh. Độ cao trung bình vùng núi 600-700m, độ dốc trên 25o, vùng đồi độ cao trung bình 150-200 m độ dốc 15-25o. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 58,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trên dạng đia hình này có nhiều thung lũng sông có khả năng xây dựng các kho nước lợi dụng tỏng hợp phát triển kinh tế cho hạ du.

Vùng đồng bằng gồm 10 huyện, thành phố, thị xã: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa,Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Đông Sơn, Nông Cống, Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn, thành phố Thanh Hóa. Độ cao trung bình 5-15 m xen đồi và núi đá vôi, nhiều nơi trũng thấp. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 2,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trên dạng địa hình này có các sông suối nhỏ có khả năng xây dựng các hồ chứa tưới và cấp nước tại chỗ.

Vùng ven biển gồm 6 huyện, thị xã: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Độ cao trung bình 3-6 m xen các dãy đồi. Vùng ven biển có vùng đất rộng để phát triển khu công nghiệp và cảng sâu ở Tỉnh Gia.Diện tích đất có khả năng lâm nghiệp chiếm 2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Độ dốc địa hình: địa hình Thanh Hóa được phân chia thành các khu vực

với các cấp độ dốc sau:

- Nghiêng thoải (3 ÷ 8); - Dốc nghiêng (8 ÷ 15); - Dốc (15 ÷ 25);

- Rất dốc (> 25).

Độ dốc lưu vực có sự biến đổi đột ngột rõ rệt, từ rất thoải ở vùng đồng bằng ven biển, các bậc thềm sông biển đến rất dốc tại các hẻm vực, sườn dốc ở vùng núi.Thậm chí có rất nhiều nơi ở miền núi Tây Bắc lưu vực có độ dốc lên đến trên 40o.

Ngoài những đặc điểm độ dốc trên vừa nêu, thì cũng phải đề cập đến vai trò độ dốc nghiêng thoải tại các bề mặt phủ bazan cao nguyên và trũng bằng thoải trước núi trong vùng nghiên cứu.

Đặc điểm khí hậu

Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.

Chế độ nhiệt: Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm

khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C- 8.7000C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 200C (từ tháng IV đến tháng XI). Biên độ ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C - 120C. Tuy vậy, chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ nét giữa các tiểu vùng

Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ 110C - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50C -70C, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C.

Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng nhiệt độ trung bình cả năm 7.6000C -8.5000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,10C.

Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sương muối, mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung bình cả

năm khoảng dưới 8.0000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80C.

Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm

giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù.

Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ

1.400 - 1700 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 - 677 mm. Ngoài ra trong mùa này thường xuất hiện giông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 84 - 86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 18%.

Chế độ nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm

từ 1.600 - 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng V đến tháng VIII đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các tháng XII và tháng I có số giờ nắng thấp nhất từ 55- 59 giờ/tháng.

Tổng bức xạ vào các tháng mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600 cal/cm2/ngày từ tháng V đến tháng VII, đó là thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần thiên đỉnh. Tuy nhiên vào mùa đông xuân rất nhiều mây, ít nắng và mặt trời xuống thấp cho nên bức xạ mặt trời giảm sút rõ rệt, cực tiểu vào các tháng XII hoặc tháng I với mức độ 200 - 500 cal/cm2/ngày.

Chế độ gió: Thanh Hoá nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng năm có ba mùa gió:

Trung Quốc thổi vào.

Gió Tây Nam: Từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào, gió

rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Trong ngày, thời gian chịu ảnh hưởng của không khí nóng xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm.

Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): Thổi từ biển vào đem theo không khí

mát mẻ.

Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam; các tháng mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc.

Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30 -40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới 20 m/s.

Qua theo dõi những năm gần đây vùng núi gió không to lắm, bão và gió mùa Đông Bắc yếu hơn các vùng khác. Tốc độ gió giảm thấp, bình quân tốc độ gió khoảng 1,0-1,5 m/s; gió bão khoảng 25 m/s.

Bão và áp thấp nhiệt đới: Tình hình thời tiết ở Việt Nam nói chung và

Thanh Hoá nói riêng là bất thường, bão lũ xuất hiện không theo tính quy luật, mức độ ngày càng nhiều, cường độ ngày càng tăng, phạm vi xảy ra ở khắp các vùng miền gây hậu quả hết sức nặng nề về người và của, làm ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh.

Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, đã có nhiều biểu hiện khá rõ những thay đổi về thời tiết và các thiên tai thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ các tháng VI, VII., VIII có xu thế tăng lên khá rõ. Lượng mưa tháng VIII những năm gần đây cao hơn trung bình nhiều năm.

Các cơn bão ở Thanh Hoá thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng X hàng năm. Tốc độ gió trung bình là 1,72 m/s, dao động từ 1,2 - 3,8 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão ghi nhận được từ 30 - 40 m/s. Theo số liệu thống kê

từ năm 1996 đến 2005 có 39 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó có 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới Thanh Hóa.

Lũ cuốn và lũ ống: Đã xuất hiện ở các vùng núi đe doạ sinh mạng và tàn phá tài sản, ảnh hưởng đến sinh thái tổn thất về kinh tế ở tỉnh.

Đặc điểm thủy văn

Tổng lượng dòng chảy trên lưu vực sông Mã là: 18.109 m3 nước tương ứng với lưu lượng trung bình nhiều năm là 570 m3/s, modul dòng chảy năm trung bình là 20 l/s.km2. Trong đó phần dòng chảy sản sinh tại Việt Nam là 14,1x109 m3 với modul 25,3 l/s.km2 và tại Lào 3,9x109 m3 với modul là 11,4 l/s.km2.

Mùa lũ trên sông Mã bắt đầu từ tháng VI tới tháng X. Tháng VIII là tháng có dòng chảy lớn nhất; Ba tháng VII, VIII, IX có tổng lượng dòng chảy lớn nhất năm.

Mùa lũ trên sông Chu bắt đầu từ tháng VII đến tháng X. Tháng IX có lượng dòng chảy lớn nhất; Ba tháng VIII, IX và X có tổng lượng dòng chảy lớn chiếm 50% lượng dòng chảy năm.

Mùa lũ trên sông Yên, sông Bạng thường xuất hiện từ cuối tháng VII và kết thúc vào tháng XI.

Mùa kiệt trên sông dòng chính sông Mã tại Cẩm Thuỷ từ tháng XI tới tháng V lượng dòng chảy chiếm 25% tổng lượng năm. Ba tháng có dòng chảy kiệt nhất là tháng II, III, IV . Tháng III có dòng chảy tháng kiệt nhất đạt trung bình 102 m3/s với modul trung bình tháng 5,8 l/s/km2. Dòng chảy 30 ngày liên tục nhỏ nhất trung bình đạt 91,1 m3/s với modul 5,36 l/s/km2. Dòng chảy nhỏ nhất có modul 2,0 l/s/km2.

Trên sông Chu tại Cửa Đạt, dòng chảy mùa kiệt từ tháng XII tới tháng VI với ba tháng kiệt nhất là II, III, IV và tháng kiệt nhất là tháng III với lưu lượng trung bình 40 m3/s, modul trung bình 6,48 l/s/km2, dòng chảy tháng IV trung bình đạt 42 m3/s không cao hơn nhiều so với tháng III, xu thế kiệt dần về tháng IV là khá rõ.

1.2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.131,9 km2, dân số 3.405.008 người, đứng thứ ba ở Việt Nam, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mật độ dân số 305 người/km2 (theo điều tra dân số 2014).

Bảng I.1: Dân số trung bình phân theo huyện, thị trong tỉnh Thanh Hóa (người)

Huyện, thị Năm 2014 Toàn tỉnh 3.405.008 TP. Thanh Hóa 210.844 TX. Sầm Sơn 54.109 TX. Bỉm Sơn 54.148 Bá Thước 96.412 Cẩm Thủy 100.425 Đông Sơn 102.765 Hà Trung 107.798 Hậu Lộc 165.470 Hoàng Hóa 246.309 Lang Chánh 45.417 Mường Lát 33.614 Nga Sơn 135.805 Ngọc Lặc 129.119 Như Thanh 85.152 Như Xuân 64.303 Nông Cống 183.074 Quan Hóa 43.855 Quan Sơn 35.428 Quảng Xương 256.351 Thạch Thành 136.264 Thiệu Hóa 176.994 Thọ Xuân 213.066 Thường Xuân 83.241 Tĩnh Gia 214.420

Triệu Sơn 195.286

Vĩnh Lộc 80.227

Yên Định 155.112

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở khu vực TP. Thanh Hóa và các thị xã, thị trấn dân cư tập trung đông đúc, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt là cao nhất. Vì thế nếu không có sự quản lý tốt về việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước dễ dẫn đến tình trạng khai thác nguồn nước một cách tràn lan, làm suy thoái các tầng chứa nước và gây ô nhiễm nguồn nước.

Các vùng còn lại dân cư thưa thớt, gắn chặt với hoạt động sản xuất nông nghiệp, có nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm rất gần với nguồn nước mà không có hành lang bảo vệ. Điều này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Bên cạnh các hoạt động dân sinh thì tình hình phát triển kinh tế nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng cũng ảnh hưởng đến nguồn nước của địa phương.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) theo giá so sánh năm 1994 chín tháng đầu năm 2014 tăng 10,4% so cùng kỳ (chín tháng năm 2013 tăng 9,8% so với cùng kỳ); trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,8%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 12,3%; các ngành dịch vụ tăng 10,7%. Trong 10,4% tăng trưởng của chín tháng; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,6%; ngành công nghiệp, xây dựng 5,9%; các ngành dịch vụ 3,9%. Cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tăng dần khu vực II (công nghiệp, xây dựng) từ 37,2% lên 37,5%, khu vực III (các ngành dịch vụ) từ 38,2% lên 38,5%; giảm khu vực I (nông, lâm nghiệp, thuỷ sản) từ 24,5% xuống 24,0%.

Cơ cấu kinh tế và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Thanh Hóa có tác động rất lớn đối với việc khai thác và sử dụng TNN để đáp ứng nhu cầu của từng ngành kinh tế. Trong những năm gần đây, nhu cầu dùng nước không chỉ tăng lên mà nước thải từ các ngành kinh tế còn làm biến đổi môi trường nước.

Do đó, cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với từng giai đoạn cụ thể và phải có kế hoạch trong việc sử dụng nguồn nước đảm bảo cho mục tiêu phát triển KT-XH trong toàn tỉnh.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH THANH HÓA 2.1 Tài nguyên nước mưa

2.1.1 Chế độ nước mưa

Mưa trong tỉnh Thanh Hóa được chia thành 3 vùng có tính chất đặc thù khác nhau. Vùng thượng nguồn dòng chính sông Mã nằm trong vùng chế độ mưa Tây Bắc - Bắc Bộ, mùa mưa đến sớm và kết thúc sớm hơn vùng Trung Bộ. Lưu vực sông Chu nằm trong vùng mưa Bắc Trung Bộ mùa mưa đến muộn hơn Bắc Bộ 15- 20 ngày cũng kết thúc muộn hơn Bắc Bộ 10 - 15 ngày. Khu vực đồng bằng mang nhiều sắc thái của chế độ mưa Bắc Bộ, mùa mưa đến bắt đầu từ tháng V hàng năm và kết thúc vào tháng XI.

Trong tỉnh có 2 tâm mưa lớn là Bá Thước - Quan Hoá và Thường Xuân. Tâm mưa ở Thường Xuân là lớn hơn cả. Lượng mưa bình quân trên toàn tỉnh biến đổi từ 1100 mm/năm đến 1860 mm/năm. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa ít mưa (mùa khô) và mùa mưa nhiều (mùa mưa). Mùa mưa phía thượng nguồn sông Mã bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI. Mùa mưa phía

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thực trạng tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa (Trang 32 - 117)