Nhận xét sơ bộ về tài nguyên nước sông

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thực trạng tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa (Trang 55 - 63)

Để đánh giá mức độ phong phú, tiềm năng, khả năng khai thác tài nguyên nước của lưu vực sông, có thể sử dụng các chỉ tiêu:

+ Phân theo đơn vị diện tích tự nhiên thông qua giá trị của modul dòng chảy

+ Theo lượng nước bình quân đầu người (lượng nước bình quân đầu người Thế giới là 7.400 m3/ người/ năm)

+ Theo tiêu chí hệ số cấp nước C: C = W/ số người/ 250 m3/ người/ năm Trong luận văn này để đánh giá tiềm năng nước sông ngòi ở Thanh Hóa tác giả sử dụng tiêu chí phân theo đơn vị diện tích tự nhiên thông qua giá trị modul của dòng chảy.

Bảng II.8: Phân cấp tài nguyên nước mặt Việt Nam

STT Phạm vi của Mo Mức đánh giá

1 < 10 l/ s.km2 Hiếm nước

2 10 - 20 l/ s.km2 Thiếu nước

3 20 - 40 l/ s.km2 Đủ nước

4 40 - 60 l/ s.km2 Tương đối giàu nước

5 > 60 l/ s.km2 Giàu nước

Bảng II.9: Modul dòng chảy trung bình nhiều năm tại một số sông ở Thanh Hóa

STT Sông Modul Mức đánh giá

1 Sông Mã 25,3 Đủ nước

2 Sông Chu 19,5 Thiếu nước

3 Sông Bưởi 29,1 Đủ nước

Như vậy, nhìn chung sông ngòi ở Thanh Hóa ở mức độ đủ nước.

b. Nhận xét về chất lượng nước sông

Chất lượng nước và diễn biến chất lượng nước hệ thống sông ngòi, kênh mương ở khu vực nghiên cứu phụ thuộc vào các yếu tố: lượng mưa hàng năm, trữ lượng dòng chảy của các sông lớn trong màu, mức độ xả nước thải gây ô nhiễm

Để xác định được thực trạng và diễn biến chất lượng nước sông ngòi ở Thanh Hoá giai đoạn 2013 - tháng 6/2015, luận văn áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08 : 2008/BTNMT). Trên cơ sở các tài liệu thu thập kết quả phân tích chất lượng nước qua các thông số cơ bản của QCVN 08 : 2008/ BTNMT

- Diễn biến chất lượng nước sông trên các sông lớn

+ Sông Mã

Tại điểm đầu vào NS1 sông Mã (Mường Lát) - đây là điểm đầu của Sông Mã từ Lào chảy vào Việt Nam, chất lượng nước tại đây theo kết quả phân tích có hàm lượng cặn lơ lửng cao, cặn lơ lửng tại tầng nước mặt có hàm lượng SS = 116 mg/l, tầng đáy SS = 120 mg/l vượt tiêu chuẩn nước mặt loại B cho phép. Hàm lượng DO thấp hơn so với tiêu chuẩn loại A nhưng nằm trong tiêu chuẩn loại B cho phép: tầng mặt DO = 5.43 mg/l, tầng đáy DO = 5.39 mg/l. Hàm lượng một số chỉ tiêu gây ô nhiễm chất lượng nước như : COD, BOD, NO2- đều nằm trong tiêu chuẩn loại A cho phép, tại tầng mặt có hàm lượng: COD = 6.2 mg/l, BOD = 3.2 mg/l, NO2- = 0.01 mg/l, tầng đáy có hàm lượng COD = 6.8 mg/l, BOD = 3.9 mg/l, NO2- = 0.008 mg/l. Theo kết quả phân tích chất lượng nước sông Mã tại Mường Lát không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt (QCVN:02:2009/BYT), nếu dùng nguồn nước tại đây cấp cho sinh hoạt thì phải xử lý hàm lượng SS và vi sinh trước khi cấp cho sinh hoạt. Tuy nhiên nguồn nước mặt tại đây hoàn toàn đủ tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Tại điểm NS2 trên sông Mã - đây là vị trí lấy mẫu cuối cùng trên sông Mã tại âu Bến Ngự thành phố Thanh Hóa trước khi sông Mã đổ ra biển.Chất lượng nguồn nước mặt tại đây theo kết quả phân tích có hàm lượng DO thấp hơn so với tiêu chuẩn loại A, tầng mặt DO = 5.36 mg/l, tầng đáy DO = 5.28 mg/l, nhưng nằm trong tiêu chuẩn loại B. Hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm chất lượng nước như hàm lượng các chất hữu cơ, hàm lượng cặn lơ lửng, NO2- đều cao hơn so với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A, nhưng nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại B. Tại tầng mặt SS = 69 mg/l COD = 12.5 mg/l, BOD = 7.5 mg/l, NO2- = 0.031 mg/l, tầng đáy hàm lượng SS = 75 mg/l, COD = 13 mg/l, BOD = 7.5 mg/l, NO2- = 0.035 mg/l. Chất lượng nước sông Mã tại âu Bến Ngự không đủ tiêu chuẩn dùng làm nguồn cấp cho sinh hoạt, nếu dùng nguồn nước này cấp cho sinh hoạt thì phải xử lý hàm lượng chất hữu cơ, vi sinh, chất rắn lơ lửng trước khi cấp, tuy nhiên nguồn nước mặt tại đây đủ tiêu chuẩn dùng làm nguồn nước cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

+ Sông Chu

Tại điểm NS3 trên sông Chu - đây là nơi đầu nguồn sông Chu tại huyện Thường Xuân, Thanh Hoá từ phía Lào chảy sang, chất lượng nguồn nước mặt tại đây theo kết quả phân tích tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu gây ô nhiễm chất lượng nước đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên hàm lượng cặn lơ lửng hơi cao, vượt tiêu chuẩn loại A cho phép. Tại tầng mặt hàm lượng cặn lơ lửng SS = 60 mg/l, tầng đáy SS = 64 mg/l. Các chỉ tiêu gây ô nhiễm chất lượng nước như hàm lượng các chất hữu cơ, vi sinh,... đều nằm trong tiêu chuẩn loại A cho phép. Chất lượng nguồn nước mặt tại đây có thể dùng làm nguồn nước cấp cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Nếu dùng nguồn nước tại đây cấp cho sinh hoạt thì phải xử lý hàm lượng cặn lơ lửng và vi sinh trước khi cấp.

Tại điểm NS4 trên sông Chu tại Thiệu Hóa chất lượng nước sông theo kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chỉ tiêu gây ô nhiễm cao, hàm lượng các chỉ tiêu ô nhiễm tại tầng mặt: cặn lơ lửng SS = 55 mg/l, hàm lượng chất hữu cơ BOD = 5.0 mg/l, hàm lượng NO2- = 0.019 mg/l, hàm lượng các chỉ tiêu ô nhiễm tại tầng đáy: BOD = 5.7 mg/l, hàm lượng NO2- = 0.015 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy nguồn nước tại đây đã bị ô nhiễm, chất lượng nước chỉ đủ tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp, không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt.

+ Sông Bưởi

Tại điểm NS5 nguồn nước mặt sông Bưởi tại Thạnh Quảng, theo kết quả phân tích có hàm lượng cặn lơ lửng rất cao, tại tầng mặt SS = 88 mg/l, tầng đáy SS = 95 mg/l vượt tiêu chuẩn chất lượng loại B cho phép. Hàm lượng oxi hoà tan thấp, hàm lượng chất hữu cơ và NO2- cao, tầng mặt có hàm lượng DO = 4.96 mg/l, BOD = 7.1 mg/l, COD = 12.2 mg/l, NO2- = 0.011 mg/l, tại tầng đáy hàm lượng DO = 4.83 mg/l, COD = 8.0 mg/l, COD = 13.8 mg/l, NO2- = 0.014 mg/l. Chất lượng nước sông Bưởi tại Thạnh Quảng đủ tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp, không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt, ăn uống do hàm lượng cặn lơ lửng, chất hữu cơ, NO2- cao.

Tại điểm NS6 trên sông Bưởi ở Vĩnh Lộc theo kết quả phân tích nước sông cho thấy hàm lượng DO thấp, Hàm lượng chất hữu cơ, NO2- và vi sinh cao vượt tiêu chuẩn nước mặt loại A cho phép. Tại tầng mặt hàm lượng DO = 5.16 mg/l, SS = 58 mg/l, BOD = 4.4 mg/l, NO2- = 0.013 mg/l. Tại tầng đáy hàm lượng DO= 4.92 mg/l, SS = 62 mg/l, BOD = 5.1 mg/l, NO2- = 0.016 mg/l. Chất lượng nguồn nước mặt sông Bưởi trước khi đổ ra sông Mã theo kết quả phân tích đủ tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt.

+ Sông Hoạt

Sông Hoạt là một phụ lưu quan trọng của sông Lèn, chất lượng nước sông Hoạt tại điểm NS7 thông qua kết quả phân tích nhận thấy hàm lượng cặn

lơ lửng, chất hữu cơ cao, DO thấp. Tại tầng mặt hàm lượng SS = 72 mg/l, COD = 10.8 mg/l, BOD = 5.7 mg/l, mg/l, DO= 4.52 mg/l, tại tầng đáy SS = 85 mg/l vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, COD = 11.6 mg/l, BOD = 6.4 mg/l, DO = 4.47 mg/l. Chất lượng nguồn nước mặt sông Hoạt thông qua kết quả phân tích cho thấy nguồn nước mặt tại đây chỉ đủ tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không đủ tiêu chuẩn dùng làm nguồn cấp cho sinh hoạt.

Tại điểm NS8 - đây là điểm lấy mẫu cuối cùng trên sông Hoạt phía hạ du trước khi sông Hoạt chảy qua hai xã Nga Thái và Nga Thủy và đổ ra biển. Chất lượng nước mặt tại đây theo kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu gây ô nhiễm nguồn nước đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A. Tại tầng mặt hàm lượng cặn lơ lửng SS = 82 mg/l, các chất hữu cơ: COD = 10.6 mg/l, BOD = 6.4 mg/l, NO2- cao, NO2- = 0.016 mg/l, hàm lượng DO thấp: DO =4.17 mg/l. Tại tầng đáy có. SS = 87 mg/l, các chất hữu cơ: COD =12 mg/l, BOD = 7.4 mg/l, NO2- = 0.011 mg/l, hàm lượng DO thấp: DO = 4.11 mg/l. Chất lượng nước mặt sông Hoạt tại Tứ Thôn thông qua kết quả phân tích chỉ đủ tiêu chuẩn cấp cho tưới và nuôi trồng thủy sản, không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt.

+ Sông Cầu Chày

Tại điểm NS9 trên sông Cầu Chày tại Ngọc Lặc theo kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy chất lượng nước không tốt, hầu hết các chỉ tiêu gây ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn chất lượng loại A cho phép. Tại tầng mặt hàm lượng SS = 65 mg/l, NO2-= 0.02 mg/l, hàm lượng chất hữu cơ: BOD = 6.1 mg/l, hàm lượng DO thấp DO=4.83 mg/l. Tại tầng đáy hàm lượng cặn lơ lửng SS = 75 mg/l BOD= 6.1 mg/l, NO2- = 0.018 mg/l DO = 4.79 mg/l. Chất lượng nước sông Cầu Chày tại Vực Lồi thông qua kết quả phân tích không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt nhưng hoàn toàn đủ tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy

sản.

Chất lượng nước sông Cầu Chày tại điểm NS10 trước khi đổ ra sông Mã theo kết quả phân tích có hàm lượng cặn lơ lửng, chất hữu cơ cao, hàm lượng oxi hoà tan thấp. Tại tầng mặt hàm lượng cặn lơ lửng SS = 72 mg/l, BOD = 5.1 mg/l, DO = 4.63 mg/l. Tại tầng đáy SS = 79 mg/l, BOD= 5.5 mg/l, DO = 4.57 mg/l. Thông qua kết quả phân tích chất lượng nước sông tại đây đủ tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt. Nếu dùng nguồn nước mặt tại đây cấp cho sinh hoạt thì phải xử lý hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng và vi sinh trước khi cấp.

+ Sông Bạng

Chất lượng nước sông Bạng tại điểm NS11 trước khi đổ ra Biển (tại vị trí xã Hải Bình - Tinh Gia) theo kết quả phân tích có tổng chất rắn hòa tan, dầu mỡ động thực vật, BOD5 cao, hàm lượng oxi hoà tan thấp. Tại đây tổng chất rắn hòa tan TDS = 3293 mg/l, Tổng chất rắn lơ lửng TSS = 6.5 mg/l, BOD5 = 23.47 mg/l, Hàm lượng dầu mỡ, thực vật = 1.3 mg/l, Coliform = 2.300 MPN/100ml. Thông qua kết quả phân tích chất lượng nước sông tại đây tương đối tốt, đủ tiêu chuẩn cấp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nếu dùng nguồn nước mặt tại đây cấp cho sinh hoạt thì phải xử lý hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng và vi sinh trước khi cấp.

Kết quả chi tiết đánh giá chất lượng nước sông tại các điểm lấy mẫu xem ở phụ lục I.2

- Nhận xét chung về chất lượng nước trên các sông

Qua phụ lục I.2 ta thấy nước trên các sông trên địa bàn tỉnh đã bị ô nhiễm, thể hiện chủ yếu qua các chỉ tiêu SS, COD, BOD, NO2- . Nước trên các sông không đủ tiêu chuẩn để dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt. trong 11 điểm lấy mẫu với 10 chỉ tiêu môi trường nước thì có đến chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép nhiều lần và tại nhiều điểm đo bị vi phạm cụ thể:

A từ 2,75 ÷ 5,8; có 3/11 điểm vượt TCCP ở giới hạn B từ 1,02 ÷ 1,45

+ Chất cặn lơ lửng tầng đáy SS có 9/9 điểm đo vượt TCCP ở giới hạn A từ 3,1 ÷ 6; có 4/9 điểm đo vượt TCCP ở giới hạn B từ 1,06 ÷ 1,5; còn 2 điểm đo không đo kiểm.

+ DO tầng mặt có 11/11 điểm đo đạt TCCP ở giới hạn A; có 10/11 điểm đo vượt TCCP ở giới hạn B từ 2,1 ÷ 2,7.

+ DO tầng đáy có 10/10 điểm đo đạt TCCP ở giới hạn A; có 10/10 điểm đo vượt TCCP ở giới hạn B từ 2,1 ÷ 2,7; 1 điểm còn lại không đo kiểm.

+ COD tầng mặt có 5/6 điểm đo vượt TCCP ở giới hạn A từ 1,06 ÷ 1,25, có 1/6 điểm đo đạt TCCP ở cả 2 giới hạn A và B. Còn 5 điểm còn lại không đo kiểm.

+ COD tầng đáy có 4/5 điểm đo vượt TCCP ở giới hạn A từ 1,16 ÷ 1,38, 1/5 điểm đo đạt TCCP ở cả 2 giới hạn A và B. Còn 6 điểm còn lại không đo kiểm.

+ BOD tầng mặt có 9/11 điểm đo vượt TCCP ở giới hạn A từ 1,1 ÷ 1,9, có 2/11 điểm đo đạt TCCP ở cả 2 giới hạn A và B.

+ BOD tầng đáy co 10/11 điểm đo vượt TCCP ở giới hạn A từ 1,2÷2, có 1/11 điểm đo đạt TCCP ở cả 2 giới hạn A và B.

+ NO2- tầng mặt có 3/9 điểm đo vượt TCCP ở giới hạn A từ 2÷4,5, có 6/9 điểm đo đạt TCCP ở cả 2 giới hạn A và B. 2 điểm còn lại không đo kiểm.

+ NO2- tầng đáy có 2/8 điểm đo vượt TCCP ở giới hạn A từ 3,5÷4,6; 6/8 điểm đo đạt TCCP ở cả 2 giới hạn, còn 3 điểm đo không đo kiểm.

Như vậy, trên sông Mã về phía thương lưu dòng chính sông Mã chất lượng nước mặt thông qua kết quả phân tích và các tài liệu thu thập tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu gây ô nhiễm đều nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại A cho phép. Chất lượng nguồn nước mặt về phía hạ lưu, do dòng chính sông Mã tiếp nhận nhiều nguồn nước từ các sông, suối nhập lưu nhất là từ lưu vực sông Chu, nơi nhận nước thải trực tiếp từ khu công nghiệp Mục Sơn, Lam

Sơn. Nước thải từ các cơ sở sản xuất nhỏ nằm xen kẽ trong các khu dân cư, nước thải từ các khu dân cư dọc hai bên sông thải xuống lưu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Chất lượng nguồn nước mặt bị ô nhiễm bởi hàm lượng cặn lơ lửng, hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng NO2-, ngoài ra nguồn nước mặt tại vùng cửa sông ven biển bị nhiễm mặn gây khó khăn cho việc cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích tại tầng mặt và tầng đáy hầu như không có sự thay đổi lớn do dòng chảy luôn làm xáo trộn nguồn nước giữa tầng mặt và tầng đáy.

Về chất lượng nước mặt các sông suối nhập lưu lưu vực sông Mã tương

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu thực trạng tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa (Trang 55 - 63)