Các sông tiếp nhận nước thải thông qua các cửa xả thải bao gồm một số cửa xả nước thải trực tiếp ra sông hoặc qua cống và trạm bơm thuỷ lợi.
a. Nước thải từ cơ sở sản xuất công nghiệp
Hình thức xả nước thải: hầu hết các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh chủ yếu là xả trực tiếp ra các hệ thống thoát nước chung, nước thải một số cơ sở có xử lý sơ bộ trước khi thải, tuy nhiên, đối với các khu công nghiệp tập trung xử lý nước thải mới chỉ là cục bộ, chưa có hệ thống xử lý toàn bộ nước thải
cho cả khu.
Tình hình xả thải: trên địa bàn tỉnh tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp có nguồn xả thải là 53.466. Lượng nước xả thải của các nhà máy tùy thuộc vào quy mô nhà máy có thể từ vài chục đến vài nghìn m3/ngày đêm. Những cơ sở có lượng xả thải lớn như nhà máy đường Lam Sơn có tổng lượng xả khoảng 4.000 m3/ngày đêm, nhà máy xi măng Bỉm Sơn 3.840 m3/ngày đêm. Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lượng nước thải không nhiều. Hầu hết các điểm xả thải chính đều phân bố ở các khu vực dân cư tập trung, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc thành phố Thanh Hóa và các huyện đồng bằng ven biển.
Tình hình xử lý nước thải cho các nhà máy sản xuất công nghiệp nhìn chung chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, một số nhà máy có xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đi vào hoạt động hoặc hoạt động chưa hết công suất.
Hình II.4: Bản đồ vị trí cơ sở xả nước thải ở tỉnh Thanh Hóa
Các cơ sở xả thải chính tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ như ở TP. Thanh Hóa, TX. Sầm Sơn, Hoàng Hóa, Nga Sơn, Hà Trung, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Như Thanh.
b. Nước thải từ các cơ sở sản xuất và nuôi trồng thủy sản
Hầu như nước thải của các cơ sở sản xuất và nuôi trồng thủy sản sau khi xử lý được chảy vào cống thoát của nhà máy chảy ra kênh và ra biển.
c. Nước thải từ sinh hoạt
Theo thống kê dân số tỉnh Thanh Hóa năm 2014 đạt 3.405.008 người . Với tiêu chuẩn dùng nước vào năm 2014 là 130 l/người.ngày, thì lượng nước thải sinh hoạt trong khu vực năm 2014 là 331.946 m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt thường có màu đen sậm, màu nâu hoặc xám đen. Nhiều đương cống có hiện tượng lên men yếm khí. Nước thải được dẫn từ cống đổ vào ao, hồ, sông, mương nên dẫn đến ô nhiễm nước tại các mương, sông, hồ thoát nước.
Trong nước thải sinh hoạt thì loại nước thải gây nguy hại nhất là nước thải sinh hoạt từ các bệnh viện nên cần phải xử lý cẩn thận nhưng hiện tại hầu hết các bệnh viện, trạm y tế của Thanh Hóa đểu không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không hoạt động. Đây là một nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường nước tại các sông.
d. Nước thải từ sản xuất nông nghiệp
Nước thải từ sản xuất nông nghiệp gồm nước thải từ các ruộng lúa có sử dụng các loại hóa chất từ phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật và nước thải từ chăn nuôi...
Hàng năm, toàn tỉnh sử dụng gần 670.000 tấn phân bón hữu cơ và tấn phân bón vô cơ và 350.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại. Các loại hóa chất này hòa tan trong nước ruộng tiêu thoát vào các kênh mương sau đó đổ ra biển
làm cho xu hướng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, một phần các hóa chất ngấm xuống đất, ngoài tác dụng cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho đất còn làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm.
(Nguồn Sở Tài nguyên và môi trường Thanh Hóa)
Hình II.5: Bản đồ vị trí các khu vực phát sinh nước thải chính
Tóm lại, khu vực đồng bằng và ven biển nơi tập trung nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ở trong tỉnh nhất là khu vực có lượng phát sinh chất thải chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa