Bảng III.9: Cơ cấu kinh tế các ngành
Năm 2010 Năm 2020
Công nghiệp 42 43
Dịch vụ 43 43
Nông nghiệp 15 14
Tổng 100 100
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2014)
Tỉnh Thanh Hoá phấn đấu trong giai đoán 2010 - 2020 có mức tăng trưởng kinh tế 10 – Q2212%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1200 - 1500 USD/người đến năm 2010 các tầng lớp dân cư trong tỉnh đạt được mức sống trung bình của cả nước.
Yêu cầu về chất lượng nước cấp cho công nghiệp đa dạng và phân hoá, tăng giảm phức tạp tuỳ thuộc đối tượng và mục đích dùng nước. Tiêu chuẩn nước dùng cho công nghiệp thực phẩm là cao nhất và rất gần với nước sinh hoạt. Nước làm nguội có yêu cầu về chất lượng thuộc loại thấp nhất. Lượng nước cấp trên một đơn vị sản phẩm công nghiệp phụ thuộc vào sơ đồ quy trình công nghệ, loại thiết bị, điều kiện tự nhiên và nhiều yếu tố khác. Do vậy các cơ sở sản xuất
cùng một mặt hàng cũng có thể tiêu thụ nước không giống nhau, còn nhu cầu cho các ngành khác nhau là hoàn toàn khác nhau.Chế độ cấp nước công nghiệp biến động theo thời gian giờ, ngày, mùa, liên quan tới thời gian sản xuất và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Những ngành công nghiệp có nhu cầu tiêu thụ nước lớn hiện nay là luyện kim, hoá chất, giấy và xenluylô, sợi tổng hợp.
3.3 Một số giải pháp, kiến nghị bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa
Cùng với sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa, sự phát triển của các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải thủy… ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo sự biến đổi bất lợi cả về lượng và chất của các nguồn TNN ở Thái Bình. Việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị khai thác hợp lý TNN và bảo vệ môi trường nước phải dựa vào khả năng cung cấp nước cho các đối tượng dùng nước tại địa phương.
3.3.1 Giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước
Khai thác sử dụng hợp lý và cân đối giữa các nguồn nước: nước mưa, nước mặt, nước ngầm. Tăng cường sử dụng nước mưa và nước mặt để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Hiện đại hóa các trang thiết bị nhằm kiểm soát, xử lý ô nhiễm tại các khu dân cư, khu công nghiệp. Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến khi xây dựng và cải tạo các công trình cung cấp nước. Xây dựng mới và quy hoạch tổng thể hệ thống thủy nông theo các lưu vực sông và lãnh thổ gồm tổng hợp các nhân tố môi trường nhằm phát triển TNN phục vụ phát triển KT – XH lâu bền.
Xây dựng mạng quan trắc TNN mặt, TNN ngầm để đánh giá và theo kịp diễn biến của TNN, quản lý việc phân phối nước, có biện pháp xử lý kịp thời nhằm bảo vệ TNN.
Bảo vệ môi trường các nguồn nước bằng cách ngăn chặn, xử lý các nguồn gây ô nhiễm. Đối với nước thải sinh hoạt và công nghiệp phải xử lý trước khi xả vào sông. Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải có quy định, xử lý và giám sát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước. Các cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch quản lý chặt chẽ các lưu vực sông đổ ra
biển. Cần quy hoạch các sông trên địa bàn tỉnh, xác định các sông tiếp nhận nước thải công nghiệp, sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp phải được tách riêng để có biện pháp xử lý, không hòa nhập nước từ các sông nội đồng chưa đạt TCVN vào các sông lớn đổ ra biển. Tăng cường việc giám sát, cấp phép nước xả thải vào nguồn nước tại các sông tiếp nhận, chỉ cho phép hòa nhập từ các sông tiếp nhận đạt TCVN vào các sông lớn.
3.3.2 Kiến nghị bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa
a. Đối với UBND các cấp
Đề nghị các UBND tỉnh và các huyện, thành phố đầu tư kinh phí cho các công trình điều tra, đánh giá tài nguyên nước tại địa phương, xác định trữ lượng, chất lượng của các nguồn nước để có tài liệu căn cứ cho việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, biện pháp phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn càng ngày càng có hiệu quả.
Cần gắn việc bảo vệ TNN với lợi ích KT – XH. Cân nhắc tỉ lệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường trong quá trình hoạch định kế hoạch phát triển KT- XH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, co cấu cây trồng vật nuôi trên toàn tỉnh phù hợp với từng thời kỳ sao cho phù hợp với khả năng và nguồn cung cấp nước, mặt khác phải đặt ra yêu cầu đảm bảo vấn đề môi trường, hạn chế tối đa hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nước.
Hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp và người dân có hoạt động khai thác , sử dụng tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan giếng nước trên địa bàn tỉnh phải có giấy phép ( trừ trường hợp khai thác, sử dụng trong phạm vi gia đình không phải xin phép theo quy định Luật tài nguyên nước).
Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình hoạt động tài nguyên nước
Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nước sạch và các đơn vị thu nhận, xử lý nước thải đô thị tập trung hoàn thiện hồ sơ khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả thải vào nguồn nước theo đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra chặt chẽ việc đào, xây dựng các hố chôn xác động vật chết khi có dịch, đáy và thành bên các hố phải là vật kiệu không hoặc ít thấm nước, và phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm các nguồn nước.
b. Đối với sở Tài Nguyên Môi Trường
Xây dựng luật lệ và chính sách, chế độ quản lý và sử dụng TNN. Xây dựng các chỉ tiêu, định mức, tiêu chuẩn dùng nước và tiêu nước phù hợp.
Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật về TNN cho các cấp, các ngành, các đối tượng hoạt động TNN để nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ TNN, xã hội hóa công tác bảo vệ nguồn TNN.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên của cán bộ quản lý về môi trường tới các cơ sở. Xử lý nghiêm những cơ sở gây ô nhiễm TNN.
c. Đối với sở Khoa học Công nghệ
Tiến hành thực hiện các công trình khoa học liên quan đến nguồn tài nguyên nước trong tỉnh, có những tính toán, chỉ ra các mô hình khai thác, sử dụng loại tài nguyên này hợp lý. Có sự kết hợp với các sở, ban, ngành ở trong tỉnh để xây dựng các kế hoạch có tầm nhìn chiến lược lâu dài nhằm khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Ngăn chặn nạn lấn chiếm sông, hồ để xây dựng nhà ở làm thu hẹp diện tích sông hồ. Cải tạo các dòng sông, đặc biệt là những dòng sông đi qua khu dân cư tập trung, khu công nghiệp và đô thị, xây kè bờ sông, hồ, nạo vét lòng sông, khai thông cống rãnh, kênh mương để đảm bảo việc tiêu thoát nước trong mùa mưa và có các biện pháp chống sạt lở ở các bờ sông chịu áp lực của dòng chảy.
d. Đối với Sở Nông nghiệp và nông thôn
bảo vệ các công trình thủy lợi liên huyện, các công trình có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp.
e. Đối với Trung tâm Khí tượng thủy văn
Thực hiện công tác theo dõi, báo cáo, cập nhật các số liệu khí tượng – thủy văn góp phần giúp các cơ quan có liên quan đến nguồn TNN nắm vững được các yếu tố thủy văn cần thiết, chế độ dòng chảy của sông ngòi, tính chất và những sự thay đổi bất thường của các nguồn tài nguyên nước mưa, nước mặt, nước ngầm.
f. Đối với các đối tượng sử dụng nguồn TNN
Đề nghị các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước phải tự giác, nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước đã ban hành. Các công trình khai thác nước dù lớn hay nhỏ khi thi công đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật, bảo vệ các tầng nước để không bị ô nhiễm.
Giáo dục cho người dân ý thức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.
PHẦN KẾT LUẬN
Luận văn đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp để nghiên cứu, từ đó đã bước đầu đánh giá được nguồn TNN ở Thanh Hóa, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này.
Kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
- Nghiên cứu các nhân tố tự nhiên và KT – XH ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn TNN tỉnh Thanh Hóa
Địa hình Thanh Hóa có sự phân hóa từ Tây sang Đông, độ dốc địa hình biến đổi đột ngột làm cho khu vực đồi núi phía Tây nhiều thác ghềnh, thung lũng sông với nguồn nước dồi dào, còn khu vực đồng bằng độ dốc thấp, có
nhiều nơi trũng thấp nên xây dựng được nhiều hồ chứa cấp nước được tại chỗ. Nguồn nước mưa dồi dào nên là nguồn cung cấp nước chính cho tài nguyên nước mặt và nước ngầm. Chế độ mưa có sự phân hóa từ Tây sang Đông, từ Bắc đến Nam nên bổ sung lượng nước rất lớn cho các sông ở vùng thượng lưu.
Mật độ dân số đông ở vùng đồng bằng và ven biển, cùng các hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh cũng tập trung ở đây, cũng như trình độ dân trí và tập quán sinh sống của dân cư cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến TNN, thể hiện qua nhu cầu dùng nước phục vụ các mục đích dân sinh cũng như các hoạt động kinh tế.
- Nghiên cứu thực trạng các nguồn TNN với các đặc trưng về số lượng và chất lượng
Tài nguyên nước mưa khá phong phú, lượng mưa trung bình năm đạt từ 1100 – 1860mm, chất lượng nước mưa đang còn sạch, có thể phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Tài nguyên nước mặt: tổng lượng nước trong toàn tỉnh khoảng 18 tỷ m3/năm và phân phối không đều trong năm. Mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng X, chiếm 75% ÷ 80% lượng dòng chảy của cả năm. Dòng chảy lớn nhất thường xuất hiện vào tháng VIII. Lượng nước trong 7 tháng mùa cạn (XI-V) chỉ chiếm 20% ÷ 25% lượng nước của cả năm.Thời kỳ từ tháng II đến tháng IV thường là thời kỳ cạn nhất của sông. Lượng dòng chảy trong tháng này chỉ chiếm 4% ÷ 10% lượng dòng chảy của cả năm.
Tài nguyên nước dưới đất: Tỉnh Thanh Hóa có 22 tầng chứa nước, trong đó đáng lưu ý là các tầng qp, t2ađg, t2ađt1, ε3-o1hr,… Trữ lượng tự nhiên của nước dưới đất trên địa bàn tỉnh là 2.742.024 m3/ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng là 1.614.208 m3/ngày.
nước lạc hậu, xuống cấp, hầu hết các đô thị trong tỉnh chưa có hệ thống tiêu thoát nước đảm bảo. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt tại các hồ một số đô thị trong tỉnh, các sông tiếp nhận nguồn nước thải (sông Cầu Hạc, Cầu Cốc, Cầu Bố...) những năm gần đây so sánh với QCVN 08 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt cho thấy nước các hồ chủ yếu bị ô nhiễm bởi các thông số: hàm lượng amoni vượt QCCP từ 1,4 đến 1,89 lần; hàm lượng NO2- vượt QCCP từ 1,12 đến 2,25 lần; tổng dầu mỡ vượt QCCP từ 12,5 đến 20 lần.
Vấn đề chăn nuôi và VSMT nông thôn nói chung đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có khoảng 3.384 trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, mặc dù đã giảm trong những năm vừa qua, tuy nhiên vẫn còn phát sinh một lượng phân thải, nước rửa chuồng trại lớn gây tác động xấu tới chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm.
Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với việc khai thác sử dụng TNN đảm bảo cho PTBV tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, luận văn còn có những hạn chế sau:
Nguồn tư liệu cho luận văn còn ít do vấn đề TNN ở tỉnh Thanh Hóa có ít dự án nên số liệu còn rời rạc, thiếu sự đồng bộ gây khó khăn cho tác giả trong việc thu thập, xử lý số liệu. Do đó, đề tài mới bước đầu nghiên cứu về các đặc trưng cơ bản của tài nguyên nước, chứ chưa có nhiều thời gian và tư liệu để có thể nghiên cứu sâu rộng để đánh giá được các nguồn tài nguyên nước trong tỉnh.
Do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế cho nên các số liệu đánh giá chất lượng nước, các sơ đồ lấy mẫu của các cơ quan có liên quan thiếu cập nhật và còn nhiều hạn chế nên vấn đề chất lượng nguồn nước chưa được sâu sắc.
số liệu lớn, có đủ độ tin cậy. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh được thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả mong nhận được nhiều đóng góp để hoàn thiện hướng nghiên cứu của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Vân Anh (2012), Đánh giá thực trạng tài nguyên nước phục vụ phát
triển bền vững tỉnh Thái Bình, luận văn Thạc sỹ, Trường ĐHSP Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Âu (1997), Sông ngòi Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ( 2010), Hướng dẫn quan trắc và đánh giá tài nguyên nước, dự thảo số 2.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước
biển dâng cho Việt Nam.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn Quốc gia về chất
lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT)
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn Quốc gia về chất
lượng nước ngầm (QCVN 08:2008/BTNMT)
7. Cục Quản lý tài nguyên nước (2006), Tuyển chọn những văn bản quy
phạm pháp luật về Tài nguyên nước, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2014. 9. Nguyễn Lập Dân (2003), Đánh giá tiềm năng nước mặt lãnh thổ Việt
Nam phục vụ cho việc khai thác sử dụng nguồn nước trên quan điểm PTBV, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Viện Địa lý, NXB KH & KT, Hà Nội.
10. Lê Văn Khoa ( chủ biên) ( 2009), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Việt Kỳ và nnk (2006), Khai thác và bảo vệ tài nguyên nước
dưới đất, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
12. Vũ Tự Lập (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Đặng Duy Lợi (chủ biên) (2006), Địa lý tự nhiên Việt Nam (phần đại
cương), NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Viết Phổ và nnk (1992), Báo cáo của Uỷ ban Quốc gia Việt Nam về chương trình thuỷ văn quốc tế: Đánh giá tài nguyên nước và sử
dụng nước của CHXHCN Việt Nam.
15. Quốc hội khoá X (1998), Luật tài nguyên nước.
16. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2012), Báo cáo tổng hợp
dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa.
giá tài nguyên nước mặt và sự phân bố của chúng.
18. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2012), Đánh giá tài
nguyên NDĐ và sự phân bố của chúng.
19. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2012), Chuyên đề Đánh giá thực trạng và định hướng công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.