Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không việt nam (Trang 45 - 51)

Bất kỳ mỗi mọt doanh nghiệp khi thành lập đều phải có một nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nhất định. Vốn kinh doanh là một yếu tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Có nguồn vốn sẽ tạo cho doanh nghiệp sự chủ động trong việc sử dụng vốn cho việc kinh doanh và tạo uy tín, vị thế trong cạnh tranh của các hãng hàng không trên thị trường. Để có cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam ta đi xem xét một số bảng sau:

Bảng 8: Vốn kinh doanh của Vietnam Airlines và một số hãng HK trên thế giới.

Đơn vị tính: triệu USD Nội dung Air

China

Air India

Korean Air

JAP Air

CSA VNA

1.Nguồn vốn

Tổng nguồn vốn 5376 4044 8578 1197,1 7193,8 398

Vốn CSH 2733 2970 5290 337,8 1506 200

Vốn vay dài hạn 2643 1074 8049 434,4 3688,1 75,3

2.Tài sản 4550 4312 14563 1188 3728 319

TSLĐ 1530 1807 5212 304,2 786 160

TSCĐ 3020 2504 9351 883,8 2942 159

3.Các chỉ tiêu

Vốn vay DH 54,20% 42,73% 57,81% 36,57% 98,92% 37,77%

/Tổng tài sản Vốn CSH/vốn vay DH

52,75% 78,32% 36,55% 77,76% 40,83% 265,6%

Vốn vay/VCSH 189,5% 127,68

%

273,58

%

128,6% 244,9% 37,65%

Vốnvay DH/TSCĐ

72,13% 57,76% 88,47% 38,22% 51,19% 190,48

% Vốn CSH/TSCĐ 38,05% 45,24% 32,34% 49,15% 125,36

%

71,71%

(Báo cáo thường niên của tổ chức hàng không dân dụng thế giới ICAO 2006) Bảng 9: Tổng hợp cơ cấu vốn và nguồn vốn của TCT hàng không VN

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng vốn 9.642.931 11.353.329 12.232.302

Vốn lưu động 5.674.798 6.324.308 6.597.689

Vốn cố định 2.833.461 4.550.351 8.711.145

Nguồn vốn CSH 4.471.470 5.126.686 4.466.151

Nợ ngắn hạn 2.526.446 2.183.224 3.156.405

Nợ dài hạn 416.124 2.024.856 3.814.741

Nợ khác 394.219 439.893 571.537

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2004-2006)

Theo kết qua như hai bảng trên ta có thể nhận xét về cơ cấu và nguồn vốn của Tổng công ty hàng không Việt Nam như sau:

+ Quy mô vốn của Tổng công ty tăng lên liên tục qua các năm và đây là điều tất yếu trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên so với các hãng hàng không khác trong khu vực thì ta thấy rằng quy mô vốn của Tổng công ty còn rất nhỏ bé và hạn chế. Nếu so với hãng hàng không Nhật Bản thì quy mô vốn của Tổng công ty chỉ xấp xỉ bằng1,9%, còn nếu so với hãng hàng không Philippin thì cũng chỉ xấp xỉ 23,5%. Mặt khác, chúng ta biết rằng trong tổng nguồn vốn thì vốn

chủ sở hữu chiếm một vị trí rất quan trọng.

+ Tổng công ty hàng không Việt Nam duy trì tỷ lệ nợ ở mức thấp so với mặt bằng chung của ngành hàng không thế giới nhưng nhìn vào bảng 2 ta thấy rằng liên tục qua các năm, vay nợ của Tổng công ty vẫn tăng lên. Kinh doanh vận tải hàng không đòi hỏi lượng vốn lớn, do đó các hãng hàng không không thể tự tài trợ cho toàn bộ tài sản của mình mà cần đến các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Vì vậy, trong cơ cấu của ngành hàng không thường duy trì tỷ lệ nợ ở mức cao và cao hơn so với các ngành khác. Qua bảng 1 ta thấy tỷ lệ giữa vốn vay dài hạn và vốn chủ sở hữu của các hãng hàng không đều rất cao, tỷ lệ giữa vốn vay dài hạn và tổng tài sản thường ở mức 53% trong khi Tổng công ty hàng không Việt Nam chỉ có 37,65%.

Quy mô vốn vay thấp đảm bảo khả năng thanh toán nợ tốt của Tổng công ty nhưng đồng thời nó cũng phản ánh khả năng huy động vốn cho đầu tư của Tổng công ty còn ở mức độ thấp so với tiềm năng và khả năng cho phép. Mặt khác, thường ở các hãng hàng không khác tài sản cố định lớn hơn tài sản lưu động, song ở đây Tổng công ty hàng không Việt Nam thì tài sản cố định lại nhỏ hơn tài sản lưu động. Bởi phần lớn tài sản cố định của Tổng công ty chủ yếu ở hãng hàng không là tài sản thuê hoạt động và được hạch toán ngoài bảng. Tính đến cuối năm 2006 tỷ lệ máy bay sở hữu của Tổng công ty chỉ chiếm 66% tổng số máy bay (30 trong số 45 máy bay) đưa vào khai thác. Doanh thu của Vietnam Airlines tăng nhanh qua các năm từ 13.042 tỷ đồng năm 2001 tới 16.069 tỷ đồng năm 2006, tốc độ tăng tưởng bình quân một năm là 84,2%. Năm 2001, Vietnam Airlines nộp ngân sách 136 tỷ đồng thì năm 2006 đã nộp 319 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế lợi tức tăng từ 13.023 tỷ đồng năm 2001, lên 16.050 tỷ đồng năm 2006. Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế lợi tức và nộp ngân sách đã tăng lên từ 1160 tỷ đồng (năm 2001) lên 1469 tỷ đồng (năm 2006) Năm 2006 là năm đầu hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Tổng doanh thu của Tổng công ty đạt 16.464 tỷ đồng, trong đó vận tải hàng không chiếm tỷ trọng lớn nhất 73,1%. Tổng số nộp ngân sách 1235 tỷ đồng trong đó lớn nhất là Vietnam Airlines (79,6%). Ngoài ra, Công ty xăng dầu hàng không, Công ty cung ứng dịch vụ sân bay Tân Sơn Nhất cũng có mức nộp ngân sách lớn. Một số đơn vị hoạt động gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao như Công ty bay dịch vụ hàng không, Công ty vận tải ô tô hàng không. Lợi nhuận sau thuế lợi tức của toàn Tổng công ty năm 2006 đạt 1219 tỷ đồng. Các đơn vị có mức lợi nhuận sau thuế lợi tức cao là Vietnam Airlines, SASCO, VINAPCO. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu đạt 11,56%. Nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện trong giai đoạn 2002- 2006 của Tổng công ty hàng không được thể hiện ở bảng như sau:

Bảng 10 : Vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty HKVN theo nguồn vốn Đơn vị tính: tỷ VNĐ T

T Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số

1 Ngân sách NN 76,9 126,0 180,3 227,2 580,0 1.19 0,4 2 Tự bổ sung 557,9 661,8 686,9 1.243,4 1.443,5 4.593,5 3 Nguồn tín dụng 531,9 3.531,2 6.567,3 6.290,2 7.629,3 24.549,8

4 Các nguồn khác - - 456,4 107,0 - 563,4

5 Tổng số 697,7 1.269,5 4.610,9 8.097,8 2.152,8 16.828,6 6 Tốc độ tăng liên

hoàn (lần) - 1,82 3,63 1,76 0,27 -

( Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư các năm 2002-2006)

Trong tổng số vốn đầu tư và phát triển giai đoạn này, ngân sách nhà nước cấp 431,9 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,57%; nguồn vốn đầu tư tự bổ sung là 4.593,51 tỷ đồng chiếm 27,3%; nguồn vốn huy động từ tín dụng là: 11.239,8 tỷ đồng trong đó vốn ODA là 42,35% chiếm 66,79%; vốn đầu tư huy động từ các nguồn khác là 563,4 tỷ đồng, chiếm 3,35%. Nếu gộp vốn ngân sách nhà nước và vốn tự bổ sung thì vốn đầu tư huy động vốn từ chủ sở hữu của Tổng công ty là 5.025,41 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,87% tổng vốn đầu tư đã thực hiện trong giai đoạn 2002-2006.Nguồn vốn tín dụng tăng dần theo các năm, đặc biệt phát sinh nhiều trong năm 2003-2004.Vốn huy động từ ngân sách nhà nước là 431,9 tỷ đồng, chiếm 8,59% và vốn đầu tư tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không là 4.593,51 tỷ đồng, chiếm 91,41%.

Bảng 11 : Vốn đầu tư huy động từ vốn chủ sở hữu của Tổng công ty HKVN Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 200

2

200

3 2004 200

5 2006 Tổng số

1. Tổng Vốn đầu tư 738,8 687,3 1.487,2 1.570,6 1.923,5 6.407,4 2.TừNgânsách NN 76,9 126,0 180,3 227,2 580,0 1.190,4 3. Tự bổ sung 557,9 661,8 686,9 1.243,4 1.443,5 4.593,5 + Lợi nhuận 263,20 298,70 236,80 318,30 440,60 1.557,60 + Khấu hao TSCĐ 294,70 363,10 450,10 895,10 1.032,9

1 3.035,91

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty từ năm 2002-2006)

Trong thời gian vừa qua, ODA được coi là một nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với Tổng công ty hàng không Việt Nam. Nguồn ODA tại Tổng công ty đều được nhận từ chính phủ Pháp theo sự thỏa thuận hỗ trợ hợp tác giữa Chính phủ 2 nước. Để nhận vốn từ nguồn này, Tổng công ty hàng không Việt Nam phải sử dụng một hoặc một số dịch vụ do Pháp cung cấp và hiện nay Tổng công ty dùng nguồn này để đào tạo phi công tại Pháp. Điều kiện vay bị bó hẹp như vậy nên Tổng công ty không thể chủ động sử dụng nguồn này vào mục đích khác được và quy mô nguồn vốn này cũng quá nhỏ bé, tính đến cuối năm 2004, tổng dư nợ nguồn ODA tại Tổng công ty là 17,45 triệu EUR. Tuy vậy, thời hạn khoản vay này dài và lãi suất rất thấp: 0,5%- 1%/năm nên cũng phù hợp với Tổng công ty trong việc đào tạo phi công hiện nay, đáp ứng nhu cầu phát triển. Chính vì vậy, nguồn vốn này cũng góp phần đáng kể cho công tác huy động vốn của Tổng công ty hàng không Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Bảng 12: Cơ cấu NV tính cho việc phát triển đội bay từ năm 2006 - 2010

STT Nguồn vốn Tỷ trọng (% ) Số tiền (triệu

USD) 1 Từ các quỹ đầu tư của Tổng công

ty

12,29 184,35

2 Hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước

8,26 123,9

3 Vay quỹ hỗ trợ phát triển 5,04 75,6 4 Vay thương mại có hỗ trợ lãi suất 5,35 80,25

5 Vay tín dung xuất khẩu 66,28 994,2

6 Vay thương mại khác 2,88 43,2

Tổng cộng 100 1500

( Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam ).

Lượng vốn đầu tư vào máy bay chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2006-2010 và tập trung chủ yếu vào hai năm 2007 và 2008. Do vậy, Tổng công ty cần có chính sách, kế hoạch thu xếp vốn đáp ứng cho việc đầu tư tăng thêm số lượng máy bay sở hữu. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2004 của Tổng công ty HKVN ta lập bảng như sau:

Bảng 13 : Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

TT Chỉ

tiêu

Đầu năm Cuối năm So sánh

Số tiền(đồng) Tỷ trọng (%)

Số tiền(đồng) Tỷ trọn g (%)

Số tiền(đồng)

I Nợ

phải trả

2.747.972.546.246 46,8 6.842.684.289.60 66,4 4.094.711.743.414 I.1 Nợ

ngắn hạn

1.183.224.541.591 20,1 2.156.405.660.094 20,9 973.181.208.503

I.2 Nợ dài hạn

1.024.856.682.107 17,5 3.814.741.309.530 37,1 2.789.884.627.423 I.3 Nợ

khác

539.891.322.548 9,2 871.537.320.036 8,4 331.645.997.488 II Nguồn

vốn CSH

3.126.686.611.322 53,2 3.466.151.365.233 33,6 339.464.753.911

II.1 Nguồn vốn- Quỹ

2.971.999.418.811 50,6 3.312.398.983.717 32,1 340.399.564.906

II.2 Nguồn kinh phí và quỹ khác

154.687.192.511 2,6 153.752.381.516 1,5 139.311.910.995

I+II Cộng 5.874.659.157.568 100 10.308.835.654.89 4

100 4.434.176.497.304

( Nguồn do Ban tài chính cung cấp)

Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy, tổng nguồn vốn cuối kỳ của Tổng công ty tăng 4.434.176.497.304 đồng so với cuối kỳ. Tính đến 31-12-2006 tổng số vốn góp của Tổng công ty tại các công ty liên doanh là 345,56 tỷ đồng. Đến nay, các công ty liên doanh đều đi vào ổn định, hoạt động có hiệu quả. Từ đó mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho VNA, tính đến cuối năm 2006, tổng thu nhập của Tổng công ty từ lợi nhuận tại các công ty liên doanh đạt khoảng 26,98 triệu USD.

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không việt nam (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w