Những nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không việt nam (Trang 63 - 68)

III/ Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt nam

3- Những nguyên nhân của hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm , cùng với sự phát triển không ngừng vẫn còn một số nguyên nhân hạn chế còn tồn tại. Có thể nói thời gian vừa qua Hãng hàng không quốc gia Việt nam Vietnam Airlines có không ít những tồn tại gây ra những ảnh hưởng không đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng Vietnam Airlines. Để tháo gỡ được những tồn tại không phải là một sớm một chiều, muốn làm được như vậy thì đòi hỏi tập thể đội ngũ cán bộ phải nỗ lực để ngày càng hoàn thiện và tìm ra giải pháp tốt để xử lý những tồn tại đó. Quan điểm xây dưng kế hoạch năm 2008 :cơ sở hạ tầng khách sạn của Việt Nam đang trong tình trạng quá tải nghiêm trọng, giá khách sạn cuối năm 2007 tăng từ 30-80% so với giai đoạn đầu năm. Tình hình không có dấu hiệu được cải thiện trong năm 2008. Bên cạnh đó, thị trường thuê mua máy bay dự kiến tiếp tục khan hiếm . Cùng với sự phát triển hội nhập, hiện nay Tổng công ty cũng đang phải đương đầu, cạnh tranh với các hãng hàng không trên thế giới giàu uy tín, tiềm lực và các loại hình vận tải khác với giá rẻ hơn như: ôtô, đường sắt, đường biển,...phải làm sao thu hút được khách hàng quan tâm, ủng hộ là một thách thức của hàng không Việt Nam.

+ Đội máy bay còn quá ít so với yêu cầu: Trong hoạt động vận tải hàng không, có thể nói đội máy bay là lực lượng quan trọng bậc nhất để phát triển năng lực vận tải nhưng cho đến nay đội máy bay của Tổng công ty bao gồm cả sở hữu và đi thuê mới chỉ có 45 chiếc với năng lực vận tải còn yếu. Tuy hiện nay Tổng công ty có quy mô vốn kinh doanh tương đối lớn, hơn 301 triệu USD vốn chủ sở hữu nhưng nhìn chung Tổng công ty vẫn đang còn thiếu đồng bộ - do xuất phát điểm thấp, quy mô vốn tương đối eo hẹp (những ngày mới thành lập tài sản chủ yếu của Tổng công ty là máy bay thì đa phần là máy bay của Liên Xô cũ nay đã lac hậu nhiều).

Theo ước tính, trong tương lai ngành hàng không cần số vốn khoảng 800-900 triệu USD để đầu tư phát triển. Tài sản quan trọng nhất của hàng không là đội máy bay - đây là hình ảnh của một hãng hàng không trong mắt khách hàng và cần được hiện đại hóa nhưng hiện nay hàng không Việt Nam không có đủ vốn để hiện đại hóa lập tức đội bay của mình. Bên cạnh đó Tổng công ty còn gặp khó khăn trong việc hiện đại hóa các trang thiết bị mặt đất, thông tin liên lạc....Bài toán vốn kinh doanh đang là bài toán khó, phức tạp cho Tổng công ty.

+ Thu nhập của người dân còn thấp : Dân số của Việt Nam hiện nay trên 80 triệu người nhưng do thu nhập của người dân còn thấp nên sức mua của thị trường này còn kém, chi phí cho một chuyến bay cao nên chưa hấp dẫn khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ này. Việc kinh doanh trên mạng đường bay nội địa còn mang tính chất hoạt động dịch vụ, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.

+ Chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu : Tổng công ty hiện đang thiếu những chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, người lái và kỹ thuật máy bay. Số lượng cán bộ tuy đông nhưng số cán bộ có khả năng làm việc thực thụ, có tác phong làm việc đáp ứng yêu cầu của một ngành khoa học kỹ thuật hiện đại không nhiều. Bên cạnh đó, chính sách tiền lương, phân phối thu nhập chưa thực sự trở thành đòn bẩy, chưa tương xứng với hiệu quả và năng suất của người lao động. Chính sách lao động chưa thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao trong xã hội. Mặt khác hiện nay ở nước ta chưa có công nghệ hàng không. Trước đây hàng không Việt Nam chủ yếu sử dụng công nghệ hàng không của Liên Xô cũ, nay chuyển sang công nghệ của các nước phương tây nên Tổng công ty phải đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật tiếp ứng loại công nghệ hiện đại này. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng về thông tin chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến khả năng và tiến độ triển khai các công cụ quản lý tài chính hữu hiệu.

+ Hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất, vật tư khi tài, tiền vốn còn hạn chế: Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường nên cơ chế tổ chức của Tổng công ty chưa đồng bộ, mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên với nhau chưa dựa trên sự liên kết tài chính, sự ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm, mà mới chỉ dừng ở các hình thức tiêu thụ sản phẩm nội bộ, phê duyệt các dự án đầu tư, bảo lãnh vay vốn ngân hàng... Khả năng huy động vốn kém, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp, chưa tận dụng các nguồn thu, chưa chú trọng đúng mức đến giảm chi phí khai thác là một trong những tồn tại chính của

Tổng công ty. Quan hệ giữa các đơn vị thành viên còn lỏng lẻo, chưa phát huy được sức mạnh tổng thể của toàn Tổng công ty. Hơn nữa, quá trình tách nhập, thay đổi tổ chức nhiều lần càng làm phân tán nguồn vốn đã vốn nhỏ bé của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Chính vì vậy, Tổng công ty đã không tập trung được nguồn lực đầu tư vào các tài sản có tính chiến lược dài hạn là đội máy bay nên năng lực sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế.

+ Đảm bảo an toàn hàng không chưa vững chắc: Giai đoạn 2001-2006 đã để xảy ra một số sự cố nhiều vụ uy hiếp an toàn gây tổn thất rất lớn cho Tổng công ty cả về kinh tế cũng như uy tín trong cộng đồng.

Tổng công ty không định hướng hoạt động được rõ ràng, gây khó khăn trong việc xây dựng và điều hành chính sách kinh doanh ở các cấp quản lý; còn có biểu hiện thiếu nhạy bén trong lãnh đạo và chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Công tác quản lý, điều hành tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém, thiếu các văn bản pháp quy về quản lý, định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ quản lý vật tư - khí tài, định mức lao động...

CHƯƠNG III:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT

NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .I/ Định hướng phát triển của Tổng công ty hàng không I/ Định hướng phát triển của Tổng công ty hàng không 1- Mục tiêu :

Mục tiêu tổng quát của Tổng công ty là: “Tất cả các đơn vị thành viên của Tổng công ty phải tăng năng lực cạnh tranh, tăng năng lực tài chính để có đủ lượng vốn đầu tư phát triển có hiệu quả, đảm bảo thực hiện được mục tiêu: Xây dựng hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước, trở thành một hãng hàng không quốc tế có uy tín trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và là biểu tượng của Việt Nam đổi mới”. Mục tiêu của Tổng công ty là ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh ở mọi ngành nghề, tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu năm 2010. Tổng công ty cố gắng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Đông Nam á, kinh doanh có hiệu quả, an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch và định hướng cho sự phát triển của Tổng công ty Hàng không đặt ra như sau : Tổng thị trường 6 tháng đầu năm 2007 vận chuyển trên các đường bay quốc tế và nội địa Việt nam đạt 6.568.547 khách , tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2006. Lượng khách trên các đường bay quốc tế đạt 4.010.258 khách, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2006 ; trên các đường bay nội địa đạt 2.630.803 tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó Vietnam Airlines (VN ) vận chuyển 3.826.754 lượt khách , đạt 102% kế hoạch, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2006 ; khách luân chuyển bằng 113,8% so với cùng kỳ năm 2006, trong khi đó ghế luân chuyển tăng 4,8% ; ghế suất trung bình toàn mạng đạt 74,8% tăng 5,9 điểm so với cùng kỳ 2006.Các đường bay quốc tế đạt 1.587.389 triệu lượt khách, tăng 6,7% so với cùng kỳ và bằng 95,6% so với kế

hoạch.Thị phần của VN trên các đường bay quốc tế đạt 39,6%, giảm 3,2 điểm so với cùng kỳ năm ngoái. Ghế suất của VN trên các đường bay quốc tế đạt 71,6% tăng 5,6 điểm so với cùng kỳ. Các đường bay nội địa đạt 2.239.365 lượt khách, bằng 123,2% so với cùng kỳ và đạt 107,1% so với kế hoạch. Ghế suất của VN đạt 85,1% tăng 5,6 điểm so với năm 2006. Thị phần đạt 85,1% giảm 0,7 điểm so với năm 2006. Nhận định thị trường năm 2007 : Về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường kinh doanh. Đánh giá chung năm 2007, VN tiếp tục có được những yếu tố thuận lợi trong môi trường kinh doanh như : Tăng trưởng kinh tế Thế giới (khoảng 5%) và nền kinh tế Việt nam vẫn duy trì ở mức cao (mục tiêu trên 8%) ; Du lịch Việt nam tăng trưởng 14,7% so với cùng kỳ năm 2006. Tăng cường giao lưu thương mại, đầu tư ,du lịch và nhu cầu mạnh mẽ của thị trường vận chuyển hàng không nội địa tiếp tục là cơ sở cho tăng trưởng vận chuyển hàng không tại Việt nam trong năm 2007. Bên cạnh đó các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến thị trường vận tải hàng không tại Việt nam như nguy cơ dịch bệnh và chiến tranh, giá xăng dầu vẫn ở mức cao ; tình trạng thiếu cung trên thị trường thuê, mua máy bay dân dụng toàn cầu : chi phí phục vụ tại các Sân bay Việt nam tăng cao và sự cạnh tranh khốc liệt trên cả thị trường quốc tế và nội địa. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại Việt nam tiếp tục bị quá tải, giá khách sạn tăng cao,sản phẩm du lịch không đa dạng, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp còn thiếu. Cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt nam ngày càng khốc liệt. Thị trường hàng không Việt nam có sự tăng trưởng tốt nên nhiều hãng hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không chi phí thấp đang tăng cường khai thác tới Việt nam. Trong bối cảnh đó, quan hệ hợp tác giữa Việt nam Airlines (VN) với các hãng khác cũng có nhiều biến động theo hướng giảm bớt các cam kết hợp tác toàn diện, và dẫn tới tăng mức độ cạnh tranh trực tiếp.Pacific Airlines (PA) đã chuyển đổi mô hình thành hãng hàng không giá rẻ, tăng cường khai thác nội địa, cạnh tranh trực tiếp với VN trên đường bay nội địa. Trong sáu tháng cuối năm 2007, VN tiếp tục thực hiện kế hoạch dài hạn bao gồm : mở rộng đường bay, tăng cường mạng bay tới Hàn Quốc, mở đưòng bay HAN- PUS, quy hoạch sử dụng máy bay B777, A330 cho mạng bay Nhật Bản, Hàn Quốc.Mở đường bay Xuyên Đông Dương 2 (HAN-LPQ-REP), tăng cường sử dụng máy bay A320 thay cho F70,ATR70 trên các thị trường bay Đông Dương. Duy trì sản phẩm đường bay Châu âu, tăng số lần suất đi Nga.Tiếp tục giữ vững thị phần vận tải trên các đường bay trước, đảm bảo sự ổn định sản phẩm. Tăng mạnh tải cung ứng trên các đường bay du lịch, từng bước nâng tần suất trên các đường bay địa phương. Với các thay đổi cũng như nỗ lực chung của toàn hệ thống, dự báo

tổng khách vận chuyển của VN 2007 là hơn 7,8 triệu lượt khách, tăng gần 13,9% so với năm trước và đạt 102% kế hoạch. Trong đó, vận chuyển quốc tế đạt 3,2 triệu lượt khách, tăng 4,7% ; vận chuyển nội địa khoảng 4,6 triệu lượt khách , tăng 24% so với năm trước.

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không việt nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w