3.1.1 Trong công nghiệp:
RFID rất thích hợp cho việc xác định sản phẩm có giá trị đơn vị cao thông qua quá trình lắp ráp chặt chẽ. Hệ thống RFID rất bền vững trong môi trường thời tiết khắc nghiệt nên thích hợp để định danh các vật chứa, lưu giữ sản phẩm lâu dài như container, cần cẩu, xe kéo… Một mặt, các thẻ RFID cho phép xác định sản phẩm mà nó được gắn vào (Ví dụ: part number, serial number, trong hệ thống đọc-ghi, hướng dẫn quy trình lắp ráp xử lý sản phẩm). Mặt khác, thông tin đầu vào được nhập bằng tay (hoặc bằng các đầu đọc mã vạch) cho phép hệ thống điều khiển và kiểm soát. Sau đó những thông tin này có thể được truy xuất bởi các đầu đọc RFID.
3.1.2 Trong kinh doanh bán lẻ:
RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay, vì nó không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Một số siêu thị lớn đã sử dụng các thẻ RFID mỏng dán lên hàng hóa thay cho mã vạch, giúp việc thanh toán nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nếu hàng hóa nào chưa thanh toán tiền đi qua cửa, máy nhận dạng vô tuyến RFID sẽ phát hiện ra và báo cho nhân viên an ninh. Ngoài ra, các công ty bách hóa không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống kê số đầu sản phẩm đang kinh doanh của cả tổ hợp cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi khách hàng vào, ra có những gì.
3.1.3 Trong lĩnh vực an ninh:
RFID không đòi hỏi tầm nhìn giữa bộ thu phát và máy đọc, hệ thống này khắc phục được những hạn chế của các phương pháp nhận dạng tự động khác, ví dụ như mã vạch. Điều này có nghĩa là hệ thống RFID có thể hoạt động hiệu quả trong các môi trường khắc nghiệt những nơi bụi bẩn, ẩm ướt quá mức hay có phạm vi quan sát bị hạn chế. Một trong các lợi ích nổi bật của RFID là khả năng đọc trong các môi trường khắc nghiệt với tốc độ đáng chú ý: trong hầu hết các trường hợp thời gian phản ứng dưới 100 mili giây.
RFID đặc biệt được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khóa chống trộm ô tô , xe máy với 40% ô tô sản xuất tại bắc mỹ được gắn khóa chống trộm. Ngoài ra thẻ RFID trên sản phấm của siêu thị , sách trong thư viện đảm bảo sản phấm chưa thanh toán hay chưa được phép không thể ra khỏi cổng . Nhưng ra thẻ khá dễ nhận diện nên có thể bị kẻ gian phá hỏng.
Việc quản lý sách tại thư viện hiện rất vất vả, việc tìm kiếm sách thủ công làm tốn thời gian và quản lý cũng chưa thực sự hiệu quả. Nhờ công nghệ RFID, mỗi cuốn sách được gắn với một thẻ lưu thông tin về cuốn sách, mỗi khi cần tìm một cuốn sách nào đó, thay vì việc dò tìm phân loại từng cuốn sách, thủ thư chỉ việc dùng một đầu đọc có khả năng đọc các thẻ RFID từ xa có thể giúp định vị cuốn sách cần tìm rất nhanh chóng, ngoài ra việc thống kế sách cuối ngày càng trở lên đơn giản.
Trong nghiên cứu : với các hạt giống có giá trị, động vật thí nghiệm liên quan tới các dự án nghiên cứu lâu dài và chi phí cao. Trong quản lý thú vật hoang dã và giống động vật quý hiếm, các loại gen...hiện nay vấn đề xác định tính duy nhất có thể được giải quyết thông qua ứng dụng các sáng kiến của công nghệ RFID bằng cách gắn thẻ nên chúng để theo dõi.
3.1.5 Trong quản lý nhân sự và chấm công
Khi vào, ra công ty để bắt đầu hay kết thúc một ngày hoặc ca làm việc, nhân viên chỉ cần đưa thẻ của mình đến gần máy đọc thẻ ( nhằm xác định ca làm việc), ngay lập tức máy phát ra một tiếng bíp, dữ liệu vào, ra của nhân viên đó đã được ghi nhận và lưu trữ trên máy chấm công. Trong trường hợp nếu những nhân viên nghỉ việc, thẻ nhân viên sẽ được thu hồi và tái sử dụng mà không ảnh hưởng đến chất lượng thẻ. Ưu điểm nổi bật của thẻ RFID so với thẻ mã vạch (Barcode) hay thẻ mã từ (Mag.Stripe card) là thẻ RFID không bị trầy xước, mài mòn khi dùng. Sử dụng thẻ chấm công loại cảm ứng, người phụ trách hệ thống sẽ lấy toàn bộ dữ liệu từ database của máy tính hoặc các máy đọc thẻ về, sau khi cập nhật dữ liệu sẽ có ngay báo cáo thống kê nhanh để ban giám đốc biết số lượng nhân viên đang có mặt, số nhân viên nghỉ hoặc biết được trình độ tay nghề từng nhân viên, nhân viên nào hết hạn hợp đồng lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
3.1.6 Trong y tế, giáo dục, vui chơi giải trí:
Là những lĩnh vực cũng khá mới trong việc áp dụng RFID nhưng công nghệ này đa đệm lại hiệu quả thất bất ngờ.
Trông bệnh viện do lượng máy móc trang thiết bị quá nhiều và rải rác nên việc kiểm soát khá kho khăn RFID đã giải quyết được vấn đề đó. Tại những nước phát triển thì mô hình các trại dưỡng lão đều có môi trường sông rất thoải mái. Họ không hề chịu sự tù túng trong các phòng mà được đi lại thoải mái . Nhưng nêu vậy việc quản lý và trông nom rất khó khăn. Vì vậy mỗi người được gắn một thẻ RFID để có thể quản lý dễ dàng. Một số bệnh viện đang sử dụng vòng đeo tay RFID cho trẻ mới sinh. Ngoài ra còn ứng dụng trong việc quản lý hồ sơ bệnh án... Học sinh một trường đông học sinh ở
Nhật dùng thẻ RFID để báo cho cha mẹ biết mình đã ra tới. Các công viên giải trí ở Mỹ bán ra vé RFID sẽ bật-nháy báo cho khách biết đến lượt mình vào cuộc chơi...
3.2 Một vài lĩnh vực cụ thể
3.2.1 RFID trong quản lý thư viện
Bao gồm các công đoạn nhập thông tin vào thẻ, Mượn/trả tài liệu, Phân loại tài liệu tự động, Kiểm kê kho. Thông tin ở mỗi công đoạn này đều được cập nhật vào hệ thống quản trị thư viện tích hợp.
a. Nhập thông tin vào thẻ
Mỗi tài liệu cần quản lý sẽ được dán một thẻ RFID. Trong thẻ RFID chứa các thông tin về đối tượng mà nó được dán lên. Khác với công nghệ mã vạch, thông tin lưu trên mỗi mã vạch chỉ có duy nhất một thông tin đó là số đăng ký cá biệt của tài liệu hoặc số nhận dạng tài liệu. Thông tin lưu trên các thẻ RFID có thể là số hiệu biểu ghi, nhan đề tài liệu, tác giả, số đăng ký cá biệt,… tùy thuộc vào mục đích quản lý tài liệu của thư viện và khả năng lưu trữ của thẻ.
Các thiết bị để nhập thông tin bao gồm: máy tính chứa phần mềm ứng dụng, máy đọc, anten và tài liệu đã được dán thẻ. Để đưa các thông tin này vào thẻ, người ta nhập các thông tin thư mục lên phần mềm chuyên dụng hoặc lấy thông tin đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu của phần mềm thư viện quản lý thư viện. Máy tính có chứa phần mềm chuyên dụng kết nối với máy đọc và anten sẽ truyền dữ liệu vào thẻ dán trên tài liệu.[11]
b. Mượn/trả tự động
Khi ứng dụng cộng nghệ RFID, quá trình mượn/trả tài liệu có thể được tiến hành bằng 2 cách: Mượn/Trả tại bàn hoặc Mượn /trả tự động.
* Mượn/Trả tại bàn: khi tiến hành mượn/trả một tài liệu bạn đọc tới trực tiếp bàn của thủ thư. Quá trình mượn/trả gần giống với mượn/trả sử dụng công nghệ mã vạch. Thủ thư sẽ dùng máy đọc để nhận biết thông tin trên thẻ bạn đọc và trên tài liệu để ghi nhận một phiên mượn vào phần mềm ứng dụng.
* Mượn/Trả tự động: đây là một ưu điểm vượt bậc so với công nghệ sử dụng mã vạch, khi mượn/trả một tài liệu bạn đọc sẽ không cần đến sự hỗ trợ của thủ thư. Cách này thường được áp dụng đối với kho sách tổ chức theo hình thức kho mở. Để tiến hành mượn một tài liệu, bạn đọc chỉ cần mang thẻ bạn đọc và tài liệu tới các máy mượn sách. Thao tác đầu tiên là đưa thẻ vào máy để máy nhận biết thông tin của người mượn sau đó bạn đọc để sách lên máy để anten của máy đọc kích hoạt thẻ gửi thông tin về tài liệu tới bộ đọc. Thông tin về bạn đọc và tài liệu
sẽ được các phần mềm trung gian và phần mềm thư viện điện tử xử lý sau đó hiện thông tin lên màn hình để người mượn theo dõi. Nếu thông tin mượn trên màn hình là đúng thì người mượn thực hiện thao tác chấp nhận mượn và sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận do máy tính in ra.
Khi tiến hành trả sách bạn đọc chỉ cần đi tới trạm trả sách tự động và cho sách vào khoang trả. Trong trạm trả sách có gắn thiết bị đọc tích hợp anten sẽ nhận dữ liệu có từ thẻ gắn trong sách để chuyển dữ liệu tới phần mềm thư viện điện tử. Nếu quyển sách đó được quyền mượn, một phiên mược được kết thúc và bạn đọc có thể mang sách đi qua cổng an ninh. Một trạm trả sách tự động có thể thực hiện được khoảng 20.000 lượt trả mỗi tháng.
c. Kiểm kê tự động
Khi tiến hành kiểm, thủ thư sử dụng một máy gom di động cho phép lưu dữ liệu kiểm kê. Thủ thư sẽ đi đến từng giá sách và quét lên từng quyển sách.Việc tập hợp thông tin từ sách sử dụng công RFID khá nhanh và không cần phải dí sát máy gom vào từng quyển sách hoặc di chuyển sách ra khỏi giá sách. Với việc sử dụng công nghệ không dây, kết nối dữ liệu kiểm kê với trực tiếp máy chủ sử dụng phần quản trị thư viện, nó cho phép không chỉ cập nhật thông tin về kiểm kê mà còn cho phép biết được ngay vị trí đúng của tài liệu trên giá sách.
d. Chống trộm:
Hệ thống cổng an ninh sử dụng công nghệ RFID có gắn một bộ cảm ứng phát ra sóng radio khi thẻ RFID đi qua vùng phủ sóng của nó và nhận thông tin từ thẻ chuyển tới phần mềm trung gian và phần mềm ứng dụng để xử lý. Trường hợp tài liệu mượn chưa hoàn thành thủ tục mượn tại bàn thủ thư hoặc tại hệ thống mượn tự động, nghĩa là, thông tin tài liệu mượn chưa được hệ thống thư viện điện tử chấp nhận mượn thì khi bạn đọc mang tài liệu ra khỏi thư viện, cổng an ninh sẽ phát ra tín hiệu báo động.
e. Phân loại tài liệu tự động
Trong mỗi thẻ RFID có chứa thông tin về môn loại và kết hợp với hệ thống phân loại tự động giúp cho việc phân loại và sắp xếp tài liệu ở mức sơ bộ. Nó hỗ trợ đắc lực cho các thư viện tổ chức theo kho mở, rất thuận tiện trong tìm kiếm.
*Tài liệu tham khảo
[1] https://docs.google.com/file/d/0BzHvznTJ5drbTjFxOFRsc1hHYjg/edit [2] Công nghệ RFID và ứng dụng của RFID- tác giả Trần Phương Trang (Pennstate) [3]http://www.aiojsc.com/home/goods-991-u%CC%81ng-du%CC%A3ng-cong- nghe%CC%A3-rfid-trong-tra%CC%A3m-thu-phi%CC%81-giao-thong.html? from=rss ( nguyen ly hd) [4]http://vdoc.vn/dien-dien-tu/111095-ung-dung-cong-nghe-rfid-vao-tram-thu- phi-kiem-soat-giao-thong.html
[5] Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID trong bưu chính
[6] Giáo trình công nghệ RFID, tổng hợp Nguyễn Văn Hiệp trường Đại học sư phạm kỹ thật TP.HCM.
[8] Luận văn tốt nghiệp đại học Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Lê Chí Thiện, Quách Thành Tùng, Tiêu Hoài Văn.
[7]http://tailieu.tv/tai-lieu/thuyet-trinh-gioi-thieu-cong-nghe-rfid-7289/
[9]https://vi.scribd.com/doc/32842278/25/Ki%E1%BB%83u-%C4%91i
%E1%BB%81u-ch%E1%BA%BF-backscatter
[10] đồ án: Ứng dụng công nghệ RFID vào quản lý trạm thu phi nhóm BK07_CLBROBOT. Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh