RFID trong thu phí điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống thu phí đường bộ ứng dụng công nghệ RFID (Trang 35 - 37)

Theo ước tính thì nước ta có khoảng 70 trạm thu phí nhưng sẽ phát triển thêm cùng các quốc lộ mới và thậm chí những trạm thu phí trong tương lai không chỉ dừng lại ở việc thu phí mà cả việc điều khiển giao thông nhưng thực tế thì phần lớn các trạm hiện nay ở nước ta đang thu phí một dừng mã vạch kết hợp thủ công gây tốn rất nhiều thời gian và đặc biệt là với những doanh nghiệp vận tải thì chậm trễ do dừng quá nhiều sẽ dẫn đến đội giá thành lên rất nhiều , làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh đồng thời thu phí thủ công gây hiện ách tắc giao thông tai các đường quốc lộ.

Nhưng không chỉ có vậy. Các hệ thống thu phí thủ công cần một lượng nhân lực khá lớn mà hiệu quả kiểm soát vẫn chưa cao gây lãng phí và đồng thời nảy sinh nhiều tiêu cực trong thu phí. Bởi vậy mà vấn đề đặt là cần có một phương pháp nhăm năng cao hiệu quả của các trạm thu và giải quyết được các vấn đè nan giải đã tồn tại từ rất lâu.

Mặc dù công nhệ RFID đã và đang được ứng dụng rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam như : quản lý logistic cảng biển, quản lý thư viện, quản lý siêu thị..nhưng trong thu phí đường bộ thì công nghệ RFID mới là đang khởi đầu.

Năm 2010, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong nghiên cứu kahr thi dự án hệ thống thu phí điện tử ETC sử dụng công nghệ truyền thông tầm ngắm chuyên dụng tích cực, gọi tắt là DSRC với băng tần 5.8 GHz. Việc áp dụng công nghệ này vào thu phí giao thông cho phép lái xe trả phí tự động không cần dừng lại ở các trạm thu phí, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng ùn tắc giảm mức độ ô nhiễm mô trường và nhiên liệu tiêu thụ.

Công ty Tiên Phong đã thực hiện thí điểm các trạm thu phí ETC tại các khu vực nội ô thành phố như Quận 1, Quận 3, Quận 10… trên các giải tần số 5.7975GHz, 5.8025GHz,5.8075GHz,5.8125Ghz. Hệ thống gồm các thiết bị thu phát ở vị trí cố định dọc theo tuyến đường thu phí TRX-1320-E và thiết bị đặt trên một phương tiện giao thông. Cả hai thiết bị đều được sản xuất bởi công ty KAPSCH TRFFICCOM.

Tuy nhiên, một vấn đề vướng măc trong triển khai các hệ thống ETC sử dụng công nghệ tích cực đó là vấn đề về kinh tế. Một thẻ có giá vào khoảng 316 nghìn tới 474 nghìn đồng. Đây là mức tương đối cao so với chỉ mức tiêu dùng của nước ta.

Ngoài ra, Việt Nam còn có các trạm tu phí sử dụng sóng tần 2.45GHz, ví như trạm thu phí xa lộ Hà Nội, trạm thu phí Chơn Thành… Đầu đọc thẻ được sử dụng tại đây là đầu đọc được sản xuất bởi hãng TagMaster của Thụy Điển với khoảng cách đọc tối đa lên tới 9m.

Năm 2013, Thành phố Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án nghiên cứu, xây dựng khung chính sách, công nghệ thẻ vé điện tử cho mạng lưới vận tải công cộng đô thị trên địa bàn thành phố sử dụng công nghệ RFID theo các tiêu chuẩn. Băng tần 13.56 MHz và khoảng cách đọc là thẻ gần (khoảng 20cm).

Khi phương tiện giao thông có gắn thẻ RFID đi qua trạm thu phí thì đầu đọc được bố trí xung quanh trạm sẽ đọc mã số này và truyền về PC, sau đó mã số này sẽ được PC so sánh với mã số đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu của máy. Sau đó toàn

bộ thông tin về xe mang Chip sẽ được phần mềm trên PC đọc về máy tính và hiển thị trên giao diện HMI. Chương trình lúc này sẽ tự động trừ số tiền cần trừ trong tài khoản của khách hàng nếu đủ thì sẽ tự động mở chắn. Ngược lại số tiền không đủ hay giấy phép không hợp lệ tì chương trình sẽ báo cho chủ xe biết thông tin về chiếc xe biết thông tin không hợp lệ và không được qua trạm. Chủ xe sẽ phải đi sang đường bên cạnh để xử lý.

Thời gian trao đổi dữ liệu của thẻ với đầu đọc ( hay PC) là rất ngắn, do đó sẽ giảm được thời gian lưu thông của xe khi qua trạm.[8]

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống thu phí đường bộ ứng dụng công nghệ RFID (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w