Lý thuyết liên quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp đặt máy bơm nước, bảo dưỡng trạm bơm (Nghề Điện nước Trung cấp nghề) (Trang 69 - 74)

Bài 2: Lắp đặt máy bơm ly tâm trục ngang công suất lớn I. Mục tiêu

A. Lý thuyết liên quan

Các phương pháp mồi bơm ly tâm

Mồi bơm có nghĩa là bằng cách nào đó để đuổi khí triệt để trong thân bơm và làm đầy bằng chất lỏng bơm.

- Máy bơm đặt thấp hơn mực nước trong bể hút (hình 2.56). Đóng van 3, mở hoàn toàn van 1 trên ống hút và van 2 trên ống xả khí. Nước từ bể hút tự chảy vào ống hút và máy bơm. Quan sát phễu 4 nếu thấy nước dâng lên không còn lẫn bọt khí là bơm đã mồi xong. Khi đó đóng van 2 và tiến hành khởi động bơm.

70

Hình 2.56: Máy bơm đặt thấp hơn mực nước trong bể hút 1,2,3-Van; 4- Phễu xả khí

- Máy bơm đặt cao hơn mực nước trong bể hút (hình 2.57, hình 2.58). Trường hợp này, ở miệng ống hút nhất thiết phải có crêpin (van một chiều). Nước mồi bơm có thể lấy từ ống đẩy (nếu trên ống đẩy thường xuyên có nước, có áp) hoặc từ bể cấp nước mổi. Khi mồi , mở van 4,5 đóng van 7. Quá trình mồi tiến hành cho đến khi nước được chứa đầy trong ống hút và than bơm, khí được xả hết ra ngoài. Nếu dừng máy lâu, nước trog ống hút có thể bị rò rỉ ra ngoài qua van thu 1. Trong trường hợp này, lần làm việc sau của bơm phải mồi lại.

Hình 2.57: Nước mồi lấy từ ống đẩy

1- Lưới chắn rác có van thu; 2- Ống hút; 3- Ống mồi; 4,5,7- Van; 6- phễu xả khí; 8- Ống đẩy;

71

Hình 2.58:Nước mồi lấy từ thùng mồi

1- Lưới chắn rác có van thu; 2- Ống hút; 3- Ống mồi; 4,5,7- Van; 6- phễu xả khí; 8- Ống đẩy; 9- Bể cấp nước mồi.

- Mồi bơm bằng phun tia (hình 2.59). Mồi bơm bằng phương pháp này ,miệng vào ống hút không đặt van thu. Phương pháp mồ bằng bơm phun tia nên áp dụng cho các trạm bơm công suất trung bình trở nên. Nước công tác của bơm phun tia lấy từ ống đẩy của bơm ly tâm hoặc từ đài nước trong trạm.

Hình 2.59: Mồi bơm bằng bơm phun tia 1,4,5- Van; 2- Bơm phun tia; 3- Bơm ly tâm

Ống hút của bơm phun tia nối với phần cao nhất trên thân bơm ly tâm. Khi mồi đóng van 4, mở van 1 và van 5. Bơm phun tia hút khí từ trong ống hút và bơm ly tâm xả ra ngoài cùng với nước công tác, tạo nên độ chân không trong bơm ly tâm. Vì vậy , nước từ bể hút sẽ dâng lên chứa đầy nước trong ống hút và thân bơm ly tâm. Bơm ly tâm được khởi động khi trong ống hút và thân bơm chứa đầy nước.

- Mồi bằng bơm chân không

+ Sơ đồ cấu tạo của bơm chân không.

72

Hình 2.60: Sơ đồ cấu tạo bơm chân không

+ Nguyên lí làm việc: Nếu lắp tâm bánh xe với tâm vỏ bơm (hình 2.60) trùng nhau, khi quay vành n- ớc do lực li tâm tạo ra sẽ có tâm trùng với tâm bánh xe. Nh- vậy các ngăn từ 1 – 6 sẽ có thể tích bằng nhau, nghĩa là thể tích không khí trong các ngăn đó không đổi, áp lực cũng giữ nguyên. Nh- ng khi chúng ta lắp bánh xe lệch tâm so với vỏ bơm, thì khi bánh xe quay, nó sẽ tạo ra trong vỏ bơm một vành n- ớc đồng tâm so với vỏ bơm, các ngăn 1, 2, 3 có thể tích tăng dần và các ngăn 4, 5, 6 có thể tích giảm dần (quay thuận kim đồng hồ).

Khi ta nối các ngăn 1 – 3 với một đ- ờng ống thì không khí sẽ bị hút vào bơm và nối các ngăn 4 – 6 với một ống thì không khí bị đẩy ra. Bánh xe quay liên tục tạo nên quá trình hút và đẩy không khí liên tục, đó là nguyên lí làm việc của máy bơm chân không kiểu vành n- ớc.

Tr- ớc khi cho máy bơm chân không kiểu vành n- ớc làm việc, phải đổ một l- ợng n- ớc vào máy bơm chân không và suốt trong quá trình hoạt động phải có một l- u l- ợng n- ớc luân chuyển liên tục để cho vành n- ớc có thể tích không thay đổi và làm giảm nhiệt độ của n- ớc.

Khi máy bơm chân không làm việc, có những hạt n- ớc rất nhỏ theo không khí ra ngoài. Để đ- a n- ớc vào máy bơm chân không liên tục, ng- ời ta dùng một đ- ờng ống nhỏ, lấy n- ớc từ bể n- ớc nối với ống hút của máy bơm chân không (hình 2.61).

73

- Phương pháp mồi này thường áp dụng ở các trạm bơm có công suất khoảng 10000m3/ ngày trở lên hoặc các trạm bơm điều khiển tự động.

- Các bơm chân không đƣợc sử dụng để mồi bơm ly tâm là bơm chân không kiểu vòng nước. Trong trạm đặt hai bơm chân không ( một bơm làm việc, một bơm dƣ phòng) để mồi cho tất cả các bơm ly tâm. Nếu khởi động nhiều bơm ly tâm cùng một lúc thì mồi lần lƣợt từng bơm một. Ống hút của bơm chân không nối với phần cao nhất trên than bơm ly tâm, ống đẩy nói với thùng tuần hoàn. Thùng tuần hoàn có thể bố trí ghép bộ với bơm chân không hoặc bố trí tách rời.

- Thùng tuần hoàn có nhiệm vụ cấp nước cho bơm chân không trước khi khởi động và bù lại lượng nước trong bơm chân không bị hao hụt trong quá trình làm việc , đồng thơi đây cũng là nơi tiếp nhận khí, nước do bơm chân không đẩy ra.

- Trình tự mồi bơm đƣợc tiến hành nhƣ sau (hình 2.62).

Hình 2.62: Sơ đồ mồi bơm ly tâm bằng bơm chân không 1-Ống hút của bơm ly tâm; 2,3,6-Van; 4-Ống đẩy của bơm ly tâm;

5-Ống hút của bơm chân không; 7-Bơm chân không kiểu vòng nước;

8-Thùng tuần hoàn; 9-Thước đo mực nước; 10-Ống đẩy cảu bơm chân không.

+ Kiểm tra đóng hoàn toàn van 3 trên ống đẩy của bơm ly tâm, nếu trên ống hút có van thì mở hoàn toàn van trên ống hút.

+ Mở van 6 cho nước từ thùng tuần hoàn vào bơm chân không, sau đó mở van 2 trên ống 5.

+ Đóng điện cho bơm chân không làm việc.

+ Điều chỉnh lượng nước cấp chobơm chân không bằng cách khép bớt van 6.

+ Theo dừi chõn khụng kế trờn ống hỳt hoặc thước đo mực nước trờn thựng tuần hoàn nếu thấy chỉ số đạt mức quy định thì nghĩa là bơm ly tâm đã đƣợc mồi. Khi đó cho phép khởi động bơm ly tâm.

74

+ Theo dừi bơm ly tõm nếu thấy trục quay ổn định, mỏy chạy ờm hoặc ỏp kế chỉ đạt trị số áp lực khởi động thì đóng van 2 trên ống hút của bơm chân không, ngắt bơm chân không và mở van 3 trên ống đẩy để bơm ly tâm cấp nước vào hệ thống.

B. Trình tự thực hiện

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp đặt máy bơm nước, bảo dưỡng trạm bơm (Nghề Điện nước Trung cấp nghề) (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)