Bài 4: Lắp đặt máy bơm nước trục đứng Mục tiêu
1. Nghiên cứu bản vẽ A.Lý thuyết liên quan
- Sơ đồ lắp đặt máy bơm
Hình 4.5:Sơ đồ lắp đặt máy bơm trục đứng B. Trình tự thực hiện
- Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng để xác định vị trí đặt máy bơm.
100
- Nghiên cứu bản vẽ chi tiết để xác định vị trí cốt đặt máy bơm. Ngoài ra trên bản vẽ còn thể hiện: loại máy bơm, quy cách lắp đặt, vật liệu ống, đường kính ống, các phụ kiện lắp đặt sau bơm.
- Lập bảng kê vật tƣ, thiết bị theo yêu cầu bản vẽ để lắp đặt máy bơm.
* Một số sai phạm thường gặp
- Không nghiên cứu bản vẽ lắp máy bơm trục đứng.
- Thống kê vật tƣ, thiết bị thiếu.
2. Nghiên cứu hồ sơmáy bơm A.Lý thuyết liên quan
2.1. Giới thiệu máy bơm trục đứng
- Máy bơm trục đứng là loại máy bơm có cấu tạo guồng bơm đặt dưới nước liên kết với động cơ bằng trục bơm, ống dâng nước. Động cơ máy bơm đặt bên trên cố định
- Máy bơm trục đứng dùng hút nước ở những giếng sâu rất hiệu quả, áp lực và lưu lượng không hạn chế. Tuy nhiên yêu cầu lắp đặt cần chính xác, đồng tâm và thẳng đứng.
2.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy bơm trục đứng
- Công suất bơm (HP/KW): đƣợc ghi bằng Watt hoặc bằng H.P. - Điệnáp (V): điện 3 pha.
- Vật liệu chế tạo bơm: thường bằng thép
- Lưu lượng Q (m3/h): là lượng nước mà máy bơm vận chuyển trong một đơn vị thời gian - tính bằng m3/giờ hoặc lít/phút v.v…
- Áp lực H(m): là năng lượng mà bơm cung cấp cho dòng nước hay chính là chiều cao cột nước mà bơm có thể đưa nước tới từ nguồn tới độ cao nhất định.
- Tốc độ quay của bơm: là số vòng quay trên phút, đƣợc ghi là r.m.p . - Trọng lƣợng máy bơm (kg): là tổng khối lƣợng của máy bơm.
- Kích thước máy bơm (mm): là chiều dài, chiều rộng, chiều cao của máy bơm.
B. Trình tự thực hiện
- Đọc và ghi chép chủng loại, các thông số kỹ thuật cơ bản của máy bơm.
- So sánh với yêu cầu sử dụng xem có phù hợp với thực tế hay không.
- Đọc và hiểu rừ cỏc yờu cầu cụ thể về lắp đặt mỏy bơm theo thiết kế và theo hướng dẫn kỹ thuật như cốt cao độ, vị trí bơm, quy trình lắp đặt.
101
- Đọc và vận dụng các quy phạm về an toàn lao động: an toàn về sử dụng điện;
an toàn về sử dụng thiết bị cầm tay như: máy hàn, máy khoan; cách cấp cứu khi người bị tai nạn điện giật; cách xử lý sự cố khi chập điện, hỏa hoạn.
3. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tƣ A. Lý thuyết liên quan
3.1. Chuẩn bị hiện trường lắp đặt
Chuẩn bị hiện trường là công việc rất quan trọng trong lắp đặt máy bơm, trình tự thực hiện nhƣ sau:
- Trước hết kiểm tra diện tích mặt bằng, không gian thao tác xem có đảm bảo công việc hạ tải từ phương tiện vận chuyển đến, nâng hạ khi lắp, cũng như thao tác lắp đặt thiết bị chi tiết, đường ống đi kèm.
- Ở những trạm không bố trí sẵn dầm cẩu chạy, palăng điện hay móc treo palăng xích thì phải thi công trước dầm đỡ, hay dựng tó treo palăng, hoặc nếu được thì bố trí xe cần cẩu. Đảm bảo khi thao tác không bị vướng hoặc bố trí tời điện hay tời quay tay để nâng hạ.
- Kiểm tra bệ máy xem phần móng cũng nhƣ lỗ bulông neo máy có chuẩn xác không. Đối chiếu các kích thước của máy theo thiết kế với thực tế, nếu có vướng mắc đề nghị các cán bộ kỹ thuật xử lý ngay.
- Chuẩn bị nguồn điện thi công. Nguồn phải có điện áp phù hợp, các vị trí ổ cắm, cầu dao phải an toàn đúng tiêu chuẩn.
- Có đèn chiếu sáng đảm bảo ánh sáng cho lắp đặt trong mọi điều kiện.
3.2. Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ lắp đặt
Chuẩn bị đầy đủ phương tiện và dụng cụ lắp đặt giống như bài 2, mục 3.
3.2.1. Phương tiện và dụng cụ nâng tảigồm:
- Xe nâng hàng và xe cẩu chuyển - Tời điện
- Cẩu trục
- Palăng điện và dầm cẩu chạy - Palăng xích kéo tay từ 0,5 –4 tấn
3.2.2. Phương tiện và dụng cụ lắp đặt gồm:
- Máy hàn điện.
- Máy khoan điện
- Máy xiết đai ốc có đồng hồ cân lực
102
- Máy mài cầm tay
- Các dụng cụ cơ khí cầm tay.
- Máy uốn ống - Máy ren ống.
3.2.3. Dụng cụ kiểm tra đo lường gồm
- Li vô phẳng, li vô khung để kiểm tra độ phẳng của bệ phóng máy. - Thước dây, thướclá để kiểm tra kích thước.
- Bộ căn lá để kiểm tra khe hở khi lắp ráp.
- Đồng hồ đo tốc laser để kiểm tra tốc độ quay của trục.
- Đồng hồ so đế từ để kiểm tra đế căn chỉnh trục . - Máy thử độ kín của bơm.
- Đồng hồ đo điện vạn năng. - Đồng hồ áp suất.
- Đồng hồ đo lưu lượng . - Máy đo độ ồn .
- Nhiệt kế cầm tay.
- Đồng hồ đo chấn động .
- Quả dọi và bộ nguồn điện 1 chiều hay xoay chiều để căn chỉnh trục bơm đứng.
- Panme đo lỗ, đo trục.
- Bút thử điện để kiểm tra các pha điện nguồn.
3.3. Chuẩn bị vật liệu phụ dùng cho lắp đặt - Bìa và cao su tấm để cắt gioăng đệm kín.
- Dầu mỡ, nước cất bôi trơn đúng chủngloại.
- Khay rửa chi tiết, dầu mazut rửa chi tiết và giẻ lau.
- Cáp buộc hoặc dây thép, dây chão buộc.
- Gỗ đà kê chân máy bơm.
- Que hàn.
- Bút dạ, vạch dấu.
- Xi măng, sỏi, cát khi cần thiết để đổ chèn bộ gối đỡ.
103
- Bút, giấy, máy tính để thực hiện ghi chép khi lắp đặt.
B. Trình tự thực hiện
- Căn cứ vào bảng kê vật tƣ, thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của máy bơm để chuẩn bị.
- Tập hợp, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, vật tƣ về vị trí lắp đặt.
- Lắp đặt phương tiện: tó, pa lăng, các loại máy sẵn sàng cho việc lắp đặt máy bơm.
- Lên phương án an toàn lao độngtrong lắp đặt.
- Chuẩn bị mọi dụng cụ, phương tiện an toàn toàn lao động: Mũ đội, găng bảo hộ, kính, mặt nạ bảo hộ, ủng cách điện, túi cứu thương, đèn chiếu sáng, quạt thông gió...