KHÁI QUÁT VỂ WTO VÀ HỘI NHẬP QUỐC TÊ

Một phần của tài liệu Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thuốc việt nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay (Trang 26 - 80)

1.3.1 Giới thiệu về WTO [4] [16] [22]

WTO (World Trade Organization) - Tổ chức Thương mại Thế giới là tổ chức kinh tế đa phương nhằm mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế, tạo công ăn việc làm và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Tổ chức thương mại thế giới hoạt động dựa trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng:

♦> Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN_ Most Favored Nation )

Là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, được hiểu nếu như một nước dành cho một nước thành viên sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các thành viên khác. Thường được áp dụng trong các Hiệp định thương mại song phương. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối (nghĩa là có ngoại lệ và miễn trừ), ví dụ như các nước được phép dành ưu đãi cao hơn eho các nước thành viên cùng tham gia các thảo luận khu vực thương mại với các điều kiện đi kèm hết sức chặt chẽ [5].

♦♦♦ Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT- National Treatment)

Quy định tại điều 3 Hiệp định GATT, điều 17 GATS và điều 3 TRIPS, được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại trong

nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối vói hàng hóa, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng vói cá nhân và pháp nhân.

❖ Nguyên tắc mở cửa thị trường (Market access)

Thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Các hàng rào cản trở thương mại dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thòi gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh và chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thỏa thuận thông qua các vòng đàm phán song phương và đa phương.

♦♦♦ Nguyên tắc cạnh tranh công bằng ( FC- fair competition)

Tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau. Hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định

1.3.2 Các hiệp định của WTO [4]

Các nội dung điều chỉnh trong hiệp định của WTO (so với GATT) [§]: • Thương mại hàng hoá

• Thương mại dịch vụ

• Đầu tư liên quan đến thương mại

• Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. • Cơ chế giải quyết tranh chấp.

• Rà soát chính sách thương mại.

13.2.1 Các hiệp định đa phương

Hiệp định giảm thuế quan đối với hàng hoá phi nông nghiệp trong GATT.

• Hiệp định về Hàng dệt may. • Hiệp định về Nông nghiệp.

• Hiệp định về Trị giá hải quan (CVA).Hiệp định về Quy tắc xuất xứ. • Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP).

• Hiệp định về Giám định hàng hoá trước khi xếp hàng (PSI). • Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).

• Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật. • Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM).

• Hiệp định về chống bán phá giá. • Hiệp định về tự vệ.

• Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS). • Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ.

• Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).

1.3.2.2 Hiệp định nhiều bên

Thành viên WTO có thể tự nguyện lựa chọn tham gia cá hiệp định sau, chỉ có bên tham gia mới chịu sự ràng buộc của các hiệp định này:

• Hiệp định về máy bay hàng không dân dụng. • Hiệp định mua sắm chính phủ.

• Hiệp định về sản phẩm chế biến sữa quốc tế.

1.3.3 Tác động của WTO đến Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội to lớn và những thách thức không nhỏ cho kinh tế Việt Nam.

Kiến thức và thích ứng thấp Đòi hỏi hoàn thiện hệ thống Sức ép cạnh tranh Chuyển dịch-cơ cấu kinh tế t W r ~ Mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu l X 1 THÁCH THÚC Tịộĩ nhập WT0 c ơ HỘI T Minh bạch hoá i Nâng cao vị thế trên thế giới Tăng thu hút đầu tư nước ngoài ~ 1 “ Tiếp cận cơ chếgiải quyết tranh chấp Nguồn nhân lực ý — 1 - - Tiếp cận KHCN, kỹ năng quẩn lý

Hình 1.5: Tác động của WTO đến Việt Nam

1.3.1.1 Cơ hội [4] [22]

Gia nhập WTO đã mang lại cho kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Dược nói riêng những cơ hội lớn:

Thứ nhất, khi gia nhập WTO, hàng xuất khẩu của Việt nam sẽ được hưởng đầy đủ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) của các thành viên WTO nên sẽ có điều kiện tăng trưởng ổn định [5], Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường và tăng trưởng xuất khẩu, tạo ra một không gian rộng lớn cho phát triển kinh tế, góp phần thực thi Chiến lược phát triển xuất khẩu đến năm 2010 và các năm sau.

Thứ hai, thông qua việc được đối xử bình đẳng với các đối tác thương mại khác cùng là thành viên WTO, Việt Nam sẽ có một vị thế mới trên trường quốc tế. Hàng hóa, dịch vụ của Việt nam được đối xử bình đẳng trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong các nước thành viên mà hiện giờ chiếm hơn 90% tổng khối lượng thị trường toàn cầu.

Thứ ba, việc gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam.

Thứ tư, tận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Khi thâm nhập vào thị trường quốc tế tranh chấp thương mại là điều khó tránh khỏi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình, núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá ...

Thứ năm, Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận khoa học công nghệ cao của các nước phát triển và các kỹ năng quản lý kinh doanh, góp phần tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động sáng tạo.

1.33.1 Thách thức [4][22]

Bên cạnh những thuận lợi trên, gia nhập WTO cũng tiềm ẩn những thách thức:

Thứ nhất, Việt Nam có điểm xuất phát thấp nên khả năng thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế chưa cao. Kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế còn chưa được triển khai đồng bộ giữa các ngành, các cấp và các doanh nghiệp.

Thứ hai, để đáp ứng điều kiện hội nhập hệ thống pháp luật Việt Nam phải chỉnh sửa, thay đổi, xây dựng mới cho phù hợp với các quy tắc của WTO

nhằm tạo mồi trường đối xử công bằng, thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển thương mại hàng hóa dịch vụ, đầu tư giữa các quốc gia thành viên.

Thứ ba, việc giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ ... sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp đã quen vói sự hỗ trợ của Nhà nước.

Thứ tư, Thách thức từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dưới sức ép cạnh tranh, một ngành sản xuất không có hiệu quả sẽ nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có những rủi ro về mặt xã hội.

Thứ năm, thách thức từ vấn đề minh bạch hoá. Khi vào WTO, nền hành chính quốc gia phải thay đổi theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả hơn, góp phần tận dụng cơ hội của WTO mang lại.

Thứ sáu, thách thức từ nguồn nhân lực: để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập, từ hệ thống pháp lý, cải cách nền hành chính quốc gia, môi trường cạnh tranh năng động, không những cần những chủ trương đúng đắn, mà còn cần tói một đội ngũ cán bộ đủ mạnh từ Trung ương đến địa phương.

❖ 1.3 2 Các cam kết trong lĩnh vực dược phẩm [6][16]

❖ Thuế

- Dự kiến mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0-5% so với mức thuế 0-10% như trước đây.

- Mức thuế trung bình sẽ là 2,5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức.

- Thuế trung bình đối vói mỹ phẩm sẽ giảm từ 44% xuống còn 17,9% vào thời điểm VN phải thực hiện đầy đủ các cam kết.

❖ Quyền kinh doanh ( xuất nhập khẩu)

Kể từ 1/1/2009, Doanh nghiệp có vốn đầu' tư nước ngoài và chi nhánh của DN nước ngoài tại Việt Nam được trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm.

Các DN có vốn đầu tư nuớc ngoài, chi nhánh DN nước ngoài tại Vịêt Nam sẽ không được tham gia phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam.

Các thuốc do DN nước ngoài nhập khẩu trực tiếp sẽ được bán lại cho các DN trong nước có chức năng phân phối.

1.3.5 Hội nhập quốc tế [4]

❖ Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 1986: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, mở đường cho chiến lược phát triển hội nhập và mở cửa.

- 1992: Quan sát viên ASEAN

- 1995: Chính thức gia nhập ASEAN

- 1996-2006: Triển khai thực hiện chương trình AFTA - 1998: Thành viên của APEC

- 2000: Ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ - 7/11/2006: Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giói.

❖ Diễn đàn APEC

Hợp tác APEC mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Đó là cắt giảm thuế, cơ hội mở rộng thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời là thách thức cho nguồn lực thiếu kiến thức, kinh nghiệm của doanh nghiệp và hệ thống chính sách thương mại .chưa đồng bộ.

❖ Hội nhập ASEAN

Sau khi gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ký kết Hiệp định Thương mại mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Việt Nam được tiếp cận vói thị trường được đánh giá năng động nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7%/năm, các DN Việt Nam được hưởng các ưu đãi về mức thuế quan từ 0-5% trong việc buôn bán các sản phẩm công nghiệp.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút đầu tư, tiếp cận và ứng dụng nhiều kỹ thuật công nghệ cao của các nước phát triển. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong 10 năm trở lại đây, tính đến 18/12/2006

đã có 797 dự án đầu tư được cấp giấy phép vói tổng số vốn đăng ký 7,57 tỷ USD. [33]

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN c ứ u LIÊN QUAN

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường là vấn đề đã thu hút được sự quan tâm của một số công trình nghiên cứu. Trong đó Luận văn thạc sĩ của DS.Phan Thị Thanh Tâm: Nghiên cứu đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thuốc Việt Nam trong 10 năm ỉ 991-2000. Tác giả đã giải quyết được một số vấn đề:

- Đưa ra một cách tổng quát về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường dược trong một khoảng thời gian dài 1991-2000.

- Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thuốc, chủ yếu tập trung vào năng lực sản xuất trong nước và hoạt động của thầy thuốc, hệ thống khám chữa bệnh.

Năm 2005, luận văn của Phạm Viết Hùng: Bước đầu nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường thuốc Việt nam giai đoạn 2000-2004.

Tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thị trường thông qua nhu cầu thuốc và cung ứng thuốc cùng vói mối quan hệ cung cầu đối vói thị trường thuốc.

Tuy nhiên cả hai luận văn đều chưa cụ thể hoá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thị trường thuốc.

Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã tác động rất nhiều đến ngành dược Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thuốc Việt Nam giai đoạn 2002-2006, đồng thời làm rõ thêm sự tác động của vấn đề hội nhập toàn cầu đến thị trường thuốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u

- Các văn bản pháp quy của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y Tế, Bộ Thương mại và các ngành liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động của thị trường thuốc.

- Các báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của ngành Dược.

- Các báo cáo của Tổng cục thống kê trong các lĩnh vực môi trường, dân số, kinh tế chính trị, văn hóa xã hội từ năm 2002 đến nay.

- Tổng kết của Cục quản lý Dược về sản lượng thuốc của các DN sản xuất trong nước và DN xuất nhập khẩu, các thuốc đăng ký lưu hành, các cơ sở đạt tiêu chuẩn.

- Niên giám thống kê 2004, 2005; Niên giám thống kê Y tế 2003, 2004. - Tạp chí Thông tin thương mại, Tạp chí thông tin y dược, Tạp chí Dược học năm 2005,2006.

- Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường. - Các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực Dược.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGIÊN c ứ u- Phương pháp hồi cứu số liệu - Phương pháp hồi cứu số liệu

Là nghiên cứu các đối tượng từ trạng thái ban đầu quá khứ đã chuyển sang trạng thái tiếp theo ở hiện tại bằng cách thu thập các dữ kiện dựa vào ghi chép trong các sổ sách lưu trữ. Bao gồm các chị tiêu kinh tế vĩ mô, quy mô dân số, cơ cấu giới tính, tình hình mắc bệnh trong cộng đồng, giá thuốc trên thị trường, sản lượng thuốc trong nước thuốc nhập khẩu, số thuốc đăng ký lưu hành..

- Phương pháp mô hình hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là phương pháp biểu diễn bằng mô hình những nhân tố những dữ kiện cùng ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu do không thể lượng giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thuốc, có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp. Phương pháp mô hình hóa có thể khái quát được vấn đề nghiên cứu rõ nét nhất.

- Phương pháp quản trị học

Để đánh giá môi trường hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng PEST để phân tích môi trường vĩ mô và vi mô. Phân tích SWOT để tìm ra điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với thị trường thuốc.

Hình 2.6: Khái quát phương pháp phân tích SWOT

- Phương pháp nhân quả

Trong đề tài sử dụng phương pháp nhân quả để nghiên cứu năng lực của ngành Dược. Nguyên nhân là các yếu tại của ngành Dược (input), kết quả khả năng đáp ứng thị trường thuốc của các doanh nghiệp ssản xuất trong ngành (output).

Tiềm năng nội tại u — \ Kết quả hoạt động

(Input) (Output)

số lượng DN Trình độ KHCN Thu hút đầu tư Khả năng R&D Yếu tố 4M - Sản lượng thuốc - Chất lượng thuốc - Chủng loại thuốc - Giá thuốc - Doanh thu s x - Sản lượng XK

Hình 2.7: Phương pháp nhân quả

Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp tỷ trọng, so sánh các chỉ tiêu chi tiết cấu thành nên chỉ tiêu tổng thể.

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU, TRÌNH BÀY VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ

s Xử lý số liệu bằng Microsoft Excel 2003.

s Trình bày kết quả bằng Microsoft Word 2003.

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN

3.1 YẾU TỐ Vĩ MÔ ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG THUÔC

Một phần của tài liệu Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thuốc việt nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay (Trang 26 - 80)