Ảnh hưởng của yếu tố khách hàng

Một phần của tài liệu Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thuốc việt nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay (Trang 45 - 49)

32.1.1 Nhu cầu về thuốc của người dân tăng cao

- Mô hình bệnh tật của Việt Nam mang những đặc điểm của các nước đang phát triển nhưng đang dần chuyển sang MHBT của các nước phát triển.

Bảng 3.11: Xu hướng bệnh tật, tử vong của cả nước giai đoạn 2002-2004

Chương bệnh Tỷ lệ 2002 2003 2004 Dịch lây Mắc 27,16% 27,44% 26,13% Chết 18,20% 17,42% 17,00% Bệnh không lây Mắc 63,65% 60,61% 60,81% Chết 63,28% 59,12% 57,91% Tai nạn ngộ độc, chấn thương Mắc 9,18% 11,95% 13,06% Chết 18,52% 23,46% 25,09%

Nguồn: Niên giám Thống kê Y tế năm 2003,2004

Hình 3.9: Xu hướng mắc bệnh của Việt Nam

Bệnh lây có xu hướng giảm, bệnh không lây chiếm tỷ lệ cao 60,81% năm 2004. Trong khi tai nạn, ngộ độc, chấn thương lại tăng rõ rệt từ 9,18% năm 2002 lên tói 13,06% năm 2004 nằm trong số 10 bệnh mắc cao nhất:

Bệnh xã hội cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, tính đến ngày 30/11/2006 luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV được báo cáo trên toàn quốc là 116.240 người, trong đó có 20.151 trường hợp chuyển thành AIDS và 11.765 bệnh nhân đã tử vong do AIDS.

Tai nạn giao thông có xu hướng tăng nhanh, chiếm 0,19% vào năm 2004, theo thống kế của uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, năm 2006 cả nước xảy ra 14.161 vụ TNGT đường bộ làm chết 12.373 ngưòi, bị thương 11.097 ngưòi. So với cùng kỳ năm 2005 tăng 20 vụ giảm 663 người bị thương nhưng tăng 1189 người chết

Đơn vị tính: trên 100.000 dân Bảng 3.12:10 bệnh mắc cao nhất toàn quốc năm 2003,2004

TT Tên bệnh Mắc 2003 Mắc 2004 Tỷ lệ %/2004

1 Viêm phổi 355,86 326,83 0,33

2 Viêm họng và Amidan cấp - 306,61 0,3

3 Viêm phế quản và tiểu phế quản cấp

238,64 265,34 0,26

4 ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn

246,49 206,96 0,2

5 Tai nạn giao thông - 189,85 0,19

6 Tăng huyết áp nguyên phát 138,48 169,72 0,17

7 Viêm dạ dày và tá tràng 113,33 136,49 0,14

8 Cúm 166,95 119,01 0,12

9 Lao bộ máy hô hấp - 75,65 0,07

10 Tổn thương do chấn thương sọ não - 71,73 0,07

Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2003,2004

Nhân x é t:

Bệnh nhiễm khuẩn luôn chiếm vị trí hàng đầu, viêm phổi cao nhất với tỷ lệ 0,33%, tiếp theo là viêm họng và viêm Amidan cấp, điều này phù hợp với khí hậu nóng ẩm gió mùa và ô nhiễm môi trường nước ta. Đặc biệt là các bệnh tim mạch như tăng huyết áp từ 0,14% năm 2003 lên 0,17% năm 2004, do đó nhu cầu thuốc chữa các bệnh trên gia tăng.

Nhu cầu thuốc của nước ta ngày càng tăng lến, thể hiện qua tiền thuốc bình quân đầu người (TTBQĐN) tăng lên mỗi năm:

Bảng 3.13: Tăng trưởng tiền thuốc bình quân đầu người giai đoạn 2001-2006

-— ________ JNam^ 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tiền thuốc bình quân đầu người

6 6,7 7,6 8,6 9,85 11,23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ tăng trưởng so vói năm trước (%) 11,1 11,7 13,4 13,0 14,5 14,0 Từ bảng trên ta có hình sau: USD 2002 2003 2004 2005 2006 0 Tiền thuốc bình quân đầu người

Năm

Hỉnh 3.10: Tăng trưởng tiền thuốc bình quân đầu người giai đoạn 2002-2006

Nhân xét:

Tiền thuốc bình quân đầu người ngày càng được nâng cao, so sánh thòi điểm 8 năm trước, năm 1999-5 USD/ đầu người, năm 2006 tăng hơn 2 lần

(11,23 USD) tăng 14% so với năm 2005, dự kiến lên tới 15 USD vào năm

3.2.1.2 Yếu tô'sử dụng thuốc

Lạm dụng thuốc là vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng đến thị trường thuốc, sử dụng thuốc không an toàn, hợp lý thường xuyên xảy ra, có rất nhiều trẻ nhỏ bị điếc do dùng streptomycin, hỏng men răng do tetrecylin... theo báo cáo điều tra của Trường Cán bộ quản lý y tế, tại một bệnh viện trung ương, bệnh nhân được dùng 2 loại thuốc kháng sinh trở lên, cá biệt có trường hợp dùng tói 6-7 kháng sinh khác nhau, chưa kể thuốc khác. Theo một điều tra gần đây của Bộ Y tế, trong tổng số người được mời phỏng vấn ở Hà Nội có tới 79% tự mua kháng sinh để điều trị, 84% số trẻ em nghi viêm phổi, gia đình tự mua kháng sinh để điều trị. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý (không cần kê đơn) có thể gây nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, nhờn thuốc kể cả kháng sinh có phổ rộng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tiền của người bệnh mà còn có thể gây hậu quả đáng tiếc về sau.

Thói quen sử dụng thuốc của bệnh nhân và nhân viên y tế cũng ảnh hưởng tói nhu cầu thuốc trên thị trường.

Người dân Việt Nam chủ yếu thích dùng thuốc ngoại, không chỉ là người bệnh mà còn các nhân viên y tế, hơn nữa đối với các bác sỹ kê thuốc ngoại đắt tiền mang lại một khoản “hoa hồng” không nhỏ, các rihà thuốc bán thuốc ngoại lợi nhuận sẽ cao hơn. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường thuốc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thuốc việt nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay (Trang 45 - 49)