Quy trình nghiên cứu quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) luận văn ths (Trang 37 - 87)

2.1.1. Xác định Đối tượng/Phạm vi nghiên cứu

Trƣớc tiên, tác giả sẽ xác định đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài để có định hƣớng khai thác các nội dung liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu là quy trình công nghệ của hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của PVEP. Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dầu khí của PVEP. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là trong vòng năm năm trở lại đây, từ năm 2009 đến năm 2013.

2.1.2. Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

Sau khi xác định đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong đó tác giả tập trung khai thác hai nội dung liên quan đến đề tài bao gồm quản trị công nghệ và đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Đề tài hệ thống hóa lại các khái niệm liên quan nhƣ khái niệm quản trị, công nghệ, quản trị công nghệ, đầu tƣ ra nƣớc ngoài, vai trò của quản trị công nghệ, của hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Để tìm hiểu cơ sở lý luận, tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính, sử dụng nguồn dữ liệu từ các báo cáo, tạp chí và các tài liệu tham khảo uy tín trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài.

30

2.1.3. Tổng hợp cơ sở lý thuyết về quy trình công nghệ, các học thuyết cũng như các ứng dụng trong thực tế các ứng dụng trong thực tế

Sau khi hệ thống hóa lại các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp cơ sở lý thuyết về quy trình công nghệ và các học thuyết cũng nhƣ các ứng dụng trong thực tế để làm cơ sở phân tích thực trạng tại đơn vị nghiên cứu là PVEP.

Nội dung tổng hợp cơ sở lý thuyết tập trung khai thác khía cạnh vai trò của quản trị công nghệ đối với hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài, các kinh nghiệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài từ các quốc gia phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, từ đó đúc kết lại những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại Việt Nam.

Tác giả cũng sử dụng các tài liệu nghiên cứu trƣớc đó về vấn đề đầu tƣ nƣớc ngoài và quy trình công nghệ để sử dụng trong đề tài.

2.1.4. Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp

Trƣớc tiên, tác giả sẽ thu thập số liệu thứ cấp thông qua các công trình nghiên cứu trƣớc đó, bao gồm các luận văn tham khảo, các tạp chí, bài báo liên quan đến đề tài nhƣ đã đề cập ở phần trên.

Sau đó, tác giả sẽ xác định các đối tƣợng đƣợc chọn làm khách thể để tiến hành phát phiếu điều tra và phỏng vấn để thu thập các dữ liệu sơ cấp.

2.1.5. Phân tích kết quả

Dựa trên kết quả thu thập và các số liệu nội bộ tại PVEP, tác giả sẽ phân tích, kết luận và đƣa ra kiến nghị cho đề tài. Tác giả sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp để phân tích kết quả, bao gồm các phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, đồng thời tác giả sử dụng các phầm mềm hỗ trợ tính toán để đƣa ra những thông tin, dữ liệu cuối cùng sử dụng trong đề tài.

2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Đề tài sử dụng các phƣơng pháp xử lý dữ liệu tổng hợp nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp. Từ các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp dữ liệu, phân tích trên cơ sở hỗ trợ của các phần mềm tính toán nhƣ Excel, SPSS, Phƣơng pháp xử lý số liệu đƣợc sử dụng nhiều nhất trong luận văn là

31

phƣơng pháp so sánh. Tác giả sử dụng phƣơng pháp đƣợc dùng phổ biến trong phân tích tài chính nói chung và tính toán các chỉ tiêu nói riêng.

Căn cứ để áp dụng phƣơng pháp này nhƣ sau:

- Gốc để so sánh: là số liệu của kỳ trƣớc, số liệu, mức trung bình nghành, ... - Các chỉ tiêu sử dụng:

+ So sánh bằng số liệu tuyệt đối: Xác định đƣợc sự biến động về khối lƣợng, quy mô của các hạng mục, chỉ tiêu qua các thời kỳ, cụ thể ở đây là các năm.

+ So sánh bằng số tƣơng đối: Xác định đƣợc tốc độ phát triển về mặt quy mô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.

+ So sánh theo chiều dọc: Xác định tỷ lệ tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong một kỳ của từng báo cáo tài chính so với các kỳ khác.

+ So sánh theo chiều ngang: Đánh giá chiều hƣớng biến động của từng chỉ tiêu qua các kỳ.

2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm tất cả những dữ liệu mà tác giả có thể lấy đƣợc từ sách, báo, internet và nhiều nguồn khác nhƣ thƣ viện, tivi, …

Một số báo, tạp chí mà tác giả đã sử dụng để tham khảo nhƣ sau: - Tạp chí Dân chủ pháp luật - Số chuyên đề 60 năm ngành Tƣ pháp. - Báo điện tử Công Thƣơng.

- Báo điện tử PetroTimes.

Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là sẵn có, không tốn thời gian để thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nƣớc vì không giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn dữ liệu rất phong phú và đa dạng để thu thập và sử dụng trong luận văn.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phƣơng pháp thu thập dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo khoa học. Các dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đó, vì vậy, dữ liệu thứ cấp mang tính sẵn có. Dựa trên dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp lại và sử dụng những dữ liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài này.

32

Các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn. Cụ thể:

Phƣơng pháp nghiên cứu định tính là phƣơng pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phƣơng pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm ngƣời từ quan điểm của nhà nhân học. Đề tài này cũng sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính để nghiên cứu về thực trạng quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại PVEP, đồng thời phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến quy trình công nghệ và các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn với việc thu thập các quy trình công nghệ, các tài liệu và số liệu thứ cấp để sử dụng trong luận văn này.

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng nguồn tài liệu từ:

- Luật đầu tƣ 2005, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài; Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định về Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài trong hoạt động Dầu khí, Nghị đinh số 17/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định về Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài trong hoạt động Dầu khí.

- Quyết định số 9698/QĐ-DKVN ngày 02/12/2009 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý Đầu tƣ Dự án Dầu khí ở nƣớc ngoài.

- Quyết định số 796/QĐ-TDKT-HĐTV ngày 09/04/2008 của Hội đồng Thành viên PVEP ban hành quy định Lập, Điều chỉnh và Kết thúc dự án của PVEP.

- Quy trình đánh giá và lập báo cáo đầu tƣ/ báo cáo đầu tƣ điều chỉnh tại PVEP đối với các dự án thuộc lĩnh vực thăm dò khai thác Dầu khí.

- Báo cáo công tác đầu tƣ ra nƣớc ngoài của PVEP giai đoạn 2009 – 2013. - Các tài liệu về các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Việt Nam, các bài báo, tạp chí, các luận văn tham khảo về đề tài quản lý các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài, ứng dụng quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại Việt Nam.

- Quy trình công nghệ và các quy trình liên quan đến quản trị công nghệ tại PVEP.

33

2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp đƣợc hiểu là những thông tin đƣợc thu thập bởi chính ngƣời nghiên cứu. Nó có nghĩa là dữ liệu sơ cấp không bao gồm các thông tin trong các nghiên cứu trƣớc đây và những nhà nghiên cứu thƣờng chọn loại dữ liệu này khi họ không tìm đƣợc nguồn dữ liệu thứ cấp tƣơng ứng.

Ƣu điểm của dữ liệu sơ cấp là nó phù hợp với đề tài nghiên cứu vì đó là dữ liệu đƣợc thu thập trực tiếp cho đề tài nghiên cứu đang thực hiện, tuy nhiên nó hạn chế về mức độ tin cậy của dữ liệu thu đƣợc, vì vậy, các mẫu khảo sát cũng nhƣ phƣơng pháp khảo sát cần đƣợc xây dựng phù hợp.

Tác giả tiến hành thiết kế mẫu bảng hỏi với các câu hỏi đóng, mở tập trung khai thác nội dung quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại PVEP, sau đó sẽ thực hiện phát các phiếu điều tra đến các khách thể nghiên cứu đã đƣợc chọn, tiến hành phỏng vấn các khách thể này và thu thập các dữ liệu sơ cấp, sau đó tác giả tiến hành phân tích và dữ liệu này để tổng hợp thông tin sử dụng trong luận văn.

Nhƣ vậy, phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp mà tác giả sử dụng là phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Theo GS Robert Brewer, một giáo sƣ của Đại học Mở Anh Quốc trong cuốn giáo trình “Your PhD Thesis - How to plan, draft, revise and edit your thesis” xuất bản năm 2007 từ nhà xuất bản Studymates và là một giáo trình dành riêng cho các sinh viên cao học, phƣơng pháp định lƣợng đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

Phương pháp định lượng (Qualitative research) là phương pháp nghiên cứu phổ biến trong ngành xã hội học, hướng tới chất lượng và nội dung của đối tượng nghiên cứu, bên cạnh nhánh song song với nó, thiên về số lượng và các phép tính xác suất thống kê – phương pháp định tính”. [3]

Thực tiễn áp dụng trong đề tài , phƣơng pháp định lƣợng chính là phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi . Tác giả sử dụng cách cho ̣n mẫu đại diện để tì m hiểu về các loại đối tƣợng cần khảo sát ở PVEP.

Đối tượng chọn mẫu:

34

- Cán bộ quản lý các cấp tại Tổng Công ty Th ăm dò Khai thác Dầu khí . Số lƣợng: 26.

- Chuyên viên, chuyên gia, nhân viên về công nghệ thông tin và liên quan đến quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài làm việc tại Tổng Công ty Th ăm dò Khai thác Dầu khí. Số lƣợng: 44.

- Chuyên viên/nhân viên trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Th ăm dò Khai thác Dầu khí. Số lƣợng: 30.

Tổng số lƣợng đối tƣợng thu thập dữ liệu: 100.

Căn cứ để tác giả chọn mẫu là từ thâm niên công tác, phẩm chất đạo đức, mức độ liên quan đến quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại PVEP. Các dữ liệu sơ cấp sẽ đƣợc hình thành dựa trên kết quả thu thập từ các khách thể nghiên cứu và sẽ đƣợc xử lý bằng công tác phân tích kết quả dƣới đây trong quy trình nghiên cứu của đề tài.

Cách thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi đƣợc sử dụng nhƣ cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp phổ biến trong các đề tài nghiên cứu, đặc biệt là các đề tài nghiên cứu về kinh doanh và quản lý. Tùy theo hoàn cảnh và phạm vi đề tài mà những bảng hỏi đƣợc thiết kế khác nhau. Nếu mẫu bảng hỏi đƣợc thiết kế tốt và lựa chọn mẫu khảo sát phù hợp thì mức độ tin cậy của dữ liệu sau khi xử lý sẽ rất tốt.

Bảng hỏi đƣợc phân thành hai loại chính:

- Bảng hỏi quản lý

+ Ƣu điểm: Câu hỏi đƣợc hỏi trực tiếp từ tác giả và nhìn thấy hành vi của đáp viên nên độ tin cậy sẽ cao hơn.

+ Nhƣợc điểm: Tốn nhiều thời gian hơn, không thích hợp trong trƣờng hợp tác giả muốn thu thập một lƣợng mẫu dữ liệu lớn.

- Bảng hỏi đóng

+ Ƣu điểm: Tốn ít thời gian hơn, có thể thực hiện nhiều cách thu thập dữ liệu nhƣ khảo sát qua email hoặc qua thƣ khảo sát.

35

+ Nhƣợc điểm: Câu hỏi đóng thƣờng đƣợc dùng trong trƣờng hợp tác giả chắc chắn về độ tin cậy của câu trả lời của ngƣời đƣợc hỏi vì lúc này tác giả không gặp mặt và không hỏi trực tiếp đáp viên.

Đối với đề tài nghiên cứu này, để đánh giá về thực trạng quy trình công nghệ của hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại PVEP, tác giả quyết định lựa chọn bảng hỏi đóng.

Bảng hỏi đóng thu thập dữ liệu sơ cấp về thực trạng quy trình của hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại PVEP sẽ đƣợc thiết kế với hai phần chính:

- Phần 1: Phần thông tin cơ bản của đáp viên nhƣ họ tên, thâm niên công tác, bộ phận công tác, năm sinh, hình thức liên hệ...

- Phần 2: Phần câu hỏi nghiên cứu tập trung vào các nội dung đánh giá về thực trạng quy trình công nghệ của hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại PVEP. ( Nội dung cụ thể đƣợc trích dẫn trong Phụ lục bảng hỏi của đề tài này).

Khi tham gia điều tra, đáp viên sẽ dựa trên 5 mức độ đánh giá về các câu hỏi: [1] Rất không hiệu quả

[2] Không hiệu quả [3] Bình thƣờng [4] Hiệu quả [5] Rất hiệu quả.

Phương pháp tổng hợp để thu thập dữ liệu sơ cấp

Ngoài ra, để thu thập đƣợc các dữ liệu sơ cấp này, tác giả sẽ còn sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp dƣới đây:

- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát cá nhân/nhóm cán bộ thực hiện các công việc liên quan đến quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại PVEP.

- Phƣơng pháp liên lạc: Thông qua mail, điện thoại, phỏng vấn cá nhân để thu thập thông tin cho bảng hỏi và đó là dữ liệu sơ cấp dùng cho đề tài.

- Phƣơng pháp khảo sát: Khảo sát cấu trúc là 1 danh sách các câu hỏi cho những ngƣời đƣợc khảo sát và không có trƣờng hợp ngoại lệ và khảo sát phi cấu trúc là cách mà các nhà nghiên cứu hƣớng dẫn ngƣời đƣợc hỏi trả lời bảng câu hỏi.

36

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI TẠI TỔNG

CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ

3.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí

3.1.1. Tổng quan về Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí

Giới thiệu chung về Tổng Công ty Thăm dò Dầu khí, dƣới đây là một số thông tin cơ bản:

Tên công ty: Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí.

Tên giao dịch quốc tế: PetroVietnam Exploration Production Corporation. Tên viết tắt: PVEP.

Trực thuộc: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Ngày thành lập: 04/05/2007.

Địa chỉ: Tầng 26, Tòa nhà Charm Vit, 117 Trần Duy Hƣng, Cầu Giấy, Hà Nội. Ngành nghệ kinh doanh: Thăm dò Khai thác dầu khí.

Điện thoại: 04 3772 6001.

Loại hình: Công ty con - Đơn vị Đầu tàu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Thể loại: Thăm dò Khai thác Dầu khí (Upstream)

Thành viên chủ chốt: Hoàng Ngọc Đang, Chủ tịch HĐTV - Đỗ Văn Khạnh, Tổng Giám đốc

Sản phẩm: Dầu thô

Dịch vụ: Thăm dò, Khai thác Dầu khí Nhân viên: Trên 2000.

Công ty mẹ: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Chi nhánh: PVEP Peru, Hồ Chí Minh, Algeria, Laos and Cambodia, Myanmar

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) luận văn ths (Trang 37 - 87)