Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) luận văn ths (Trang 34 - 87)

Về tình hình nghiên cứu, đề tài đầu tƣ ra nƣớc ngoài ở các doanh nghiệp là đề tài đƣợc nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu về đề tài quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại các doanh nghiệp hiện nay còn rất hạn chế.

Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả xin trích dẫn một số báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhƣ sau:

- Luận án tiến sĩ “Pháp luật về đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Mai Hữu Đạt từ Học viện Khoa học Xã hội, bảo vệ ngày 15/7/2011.

27

Luận án đã đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành, làm rõ những quy định còn bất cập, từ đó đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Liên quan đến luận án, đây là công trình nghiên cứu về pháp luật đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài tại Việt Nam. Nội dung về các quy định pháp luật có thể đƣợc sử dụng làm dữ liệu tham khảo cho tác giả trong đề tài này.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Huy Nhựt từ trƣờng Đại học kinh tế Tp.HCM với đề tài “Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Đề tài này bảo vệ ngày 29/05/2010 . Với độ dài 174 trang, luận án đã đi vào phân tích thực trạng tình hình hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam trong thời gian qua về phía cơ quan quản lý nhà nƣớc và doanh nghiệp, từ đó đề xuất xây dựng các quan điểm đẩy mạnh hoạt động này, đồng thời dự báo về khả năng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài tại Việt Nam.

- Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở CHDCND Lào” của tác giả Nguyễn Văn An, Trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân, bảo vệ ngày 25/07/2012.

Luận án trình bày cơ sở lý luận và kinh nghiệm một số nƣớc về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, nghiên cứu thực trạng phát triển đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở Lào giai đoạn 2005-2010 và giải pháp phát triển đến năm 2020. Xét về lĩnh vực nghiên cứu, thời điểm nghiên cứu thì đây là đề tài có sự tƣơng đồng, tuy nhiên, xét về phạm vi nghiên cứu thì luận án của tác giả có phạm vi rộng hơn, không chỉ giới hạn ở các hoạt động đầu tƣ vào nƣớc Lào mà bao quát hơn các nội dung đầu tƣ ra nƣớc ngoài và tập trung hơn vào khía cạnh quy trình công nghệ.

- Luận án tiến sĩ “Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 2013” của tác giả Nguyễn Hải Đăng từ trƣờng đại học Kinh tế, bảo vệ ngày 05/02/2013.

Luận án đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Đồng thời, luận án cũng đã khai thác nội dung về thực trạng, quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra

28

nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là đề tài có sự liên quan mật thiết đến nội dung mà tác giả đang nghiên cứu.

Ngoài ra, còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài đều tập trung khai thác nội dung đầu tƣ ra nƣớc ngoài, nhƣng chƣa tập trung khai thác khía cạnh quy trình công nghệ của các doanh nghiệp đầu tƣ.

Ngoài ra,trong phạm vi của PVEP, chƣa có công trình nghiên cứu nào về đề tài này, vì vậy, theo hiểu biết của tác giả tính trùng lặp khi xây dựng nội dung đề tài là không có.

1.5.2. Khoảng trống trong nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các đề tài nghiên cứu trƣớc đây về đề tài đầu tƣ ra nƣớc ngoài đều đã đề cập đến các khía cạnh cụ thể của hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài, trong đó có các nội dung về đầu tƣ của các doanh nghiệp Việt Nam ra nƣớc ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp, chiến lƣợc đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hay pháp luật về đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam… Tuy nhiên, xét về các đề tài nói đến vấn đề quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài nói chung và quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại PVEP nói riêng thì chƣa có đề tài nào đầy đủ và có ý nghĩa thực tế đối với riêng PVEP. Nhƣ vậy, khoảng trống trong nghiên cứu thực tế của các đề tài nghiên cứu chính là quy trình công nghệ cho hoa ̣t đô ̣ng đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí.

Ngoài ra, do giới hạn về nguồn dữ liệu nên những phân tích, đánh giá về thực trạng quy trình công nghệ cho hoạt đô ̣ng đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đƣợc khai thác theo hƣớng điều tra, khảo sát, các số liệu minh chứng ở thực tế doanh nghiệp còn hạn chế nên tính tổng quát chƣa cao. Bên cạnh đó, các giải pháp đƣa ra chỉ mang tính chất đề xuất dựa trên những phân tích, đánh giá ở phần thực trạng. Vì vậy, để đƣa vào ứng dụng thực tiễn trong doanh nghiệp thì đòi hỏi Ban lãnh đạo PVEP cần có những kế hoạch cụ thể để đƣa các giải pháp này vào thực tế một cách hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp.

29

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Luận văn vận dụng kết hợp phƣơng pháp thống kê, phân tích hệ thống và các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ: phƣơng pháp so sánh, tổng hợp... Để phân tích minh chứng, so sánh, tổng hợp số liệu giải quyết các nội dung nghiên cứu của luận văn. Các phƣơng pháp đó đƣợc kết hợp chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các quan điểm, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Đảng và Nhà nƣớc.

2.1. Quy trình nghiên cứu quy trình công nghệ

2.1.1. Xác định Đối tượng/Phạm vi nghiên cứu

Trƣớc tiên, tác giả sẽ xác định đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài để có định hƣớng khai thác các nội dung liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu là quy trình công nghệ của hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của PVEP. Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dầu khí của PVEP. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là trong vòng năm năm trở lại đây, từ năm 2009 đến năm 2013.

2.1.2. Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

Sau khi xác định đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong đó tác giả tập trung khai thác hai nội dung liên quan đến đề tài bao gồm quản trị công nghệ và đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Đề tài hệ thống hóa lại các khái niệm liên quan nhƣ khái niệm quản trị, công nghệ, quản trị công nghệ, đầu tƣ ra nƣớc ngoài, vai trò của quản trị công nghệ, của hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Để tìm hiểu cơ sở lý luận, tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính, sử dụng nguồn dữ liệu từ các báo cáo, tạp chí và các tài liệu tham khảo uy tín trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài.

30

2.1.3. Tổng hợp cơ sở lý thuyết về quy trình công nghệ, các học thuyết cũng như các ứng dụng trong thực tế các ứng dụng trong thực tế

Sau khi hệ thống hóa lại các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp cơ sở lý thuyết về quy trình công nghệ và các học thuyết cũng nhƣ các ứng dụng trong thực tế để làm cơ sở phân tích thực trạng tại đơn vị nghiên cứu là PVEP.

Nội dung tổng hợp cơ sở lý thuyết tập trung khai thác khía cạnh vai trò của quản trị công nghệ đối với hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài, các kinh nghiệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài từ các quốc gia phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, từ đó đúc kết lại những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác giả cũng sử dụng các tài liệu nghiên cứu trƣớc đó về vấn đề đầu tƣ nƣớc ngoài và quy trình công nghệ để sử dụng trong đề tài.

2.1.4. Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp

Trƣớc tiên, tác giả sẽ thu thập số liệu thứ cấp thông qua các công trình nghiên cứu trƣớc đó, bao gồm các luận văn tham khảo, các tạp chí, bài báo liên quan đến đề tài nhƣ đã đề cập ở phần trên.

Sau đó, tác giả sẽ xác định các đối tƣợng đƣợc chọn làm khách thể để tiến hành phát phiếu điều tra và phỏng vấn để thu thập các dữ liệu sơ cấp.

2.1.5. Phân tích kết quả

Dựa trên kết quả thu thập và các số liệu nội bộ tại PVEP, tác giả sẽ phân tích, kết luận và đƣa ra kiến nghị cho đề tài. Tác giả sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp để phân tích kết quả, bao gồm các phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, đồng thời tác giả sử dụng các phầm mềm hỗ trợ tính toán để đƣa ra những thông tin, dữ liệu cuối cùng sử dụng trong đề tài.

2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Đề tài sử dụng các phƣơng pháp xử lý dữ liệu tổng hợp nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp. Từ các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp dữ liệu, phân tích trên cơ sở hỗ trợ của các phần mềm tính toán nhƣ Excel, SPSS, Phƣơng pháp xử lý số liệu đƣợc sử dụng nhiều nhất trong luận văn là

31

phƣơng pháp so sánh. Tác giả sử dụng phƣơng pháp đƣợc dùng phổ biến trong phân tích tài chính nói chung và tính toán các chỉ tiêu nói riêng.

Căn cứ để áp dụng phƣơng pháp này nhƣ sau:

- Gốc để so sánh: là số liệu của kỳ trƣớc, số liệu, mức trung bình nghành, ... - Các chỉ tiêu sử dụng:

+ So sánh bằng số liệu tuyệt đối: Xác định đƣợc sự biến động về khối lƣợng, quy mô của các hạng mục, chỉ tiêu qua các thời kỳ, cụ thể ở đây là các năm.

+ So sánh bằng số tƣơng đối: Xác định đƣợc tốc độ phát triển về mặt quy mô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.

+ So sánh theo chiều dọc: Xác định tỷ lệ tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong một kỳ của từng báo cáo tài chính so với các kỳ khác.

+ So sánh theo chiều ngang: Đánh giá chiều hƣớng biến động của từng chỉ tiêu qua các kỳ.

2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm tất cả những dữ liệu mà tác giả có thể lấy đƣợc từ sách, báo, internet và nhiều nguồn khác nhƣ thƣ viện, tivi, …

Một số báo, tạp chí mà tác giả đã sử dụng để tham khảo nhƣ sau: - Tạp chí Dân chủ pháp luật - Số chuyên đề 60 năm ngành Tƣ pháp. - Báo điện tử Công Thƣơng.

- Báo điện tử PetroTimes.

Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là sẵn có, không tốn thời gian để thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nƣớc vì không giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn dữ liệu rất phong phú và đa dạng để thu thập và sử dụng trong luận văn.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phƣơng pháp thu thập dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo khoa học. Các dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đó, vì vậy, dữ liệu thứ cấp mang tính sẵn có. Dựa trên dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp lại và sử dụng những dữ liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài này.

32

Các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn. Cụ thể:

Phƣơng pháp nghiên cứu định tính là phƣơng pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phƣơng pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm ngƣời từ quan điểm của nhà nhân học. Đề tài này cũng sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính để nghiên cứu về thực trạng quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại PVEP, đồng thời phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến quy trình công nghệ và các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn với việc thu thập các quy trình công nghệ, các tài liệu và số liệu thứ cấp để sử dụng trong luận văn này.

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng nguồn tài liệu từ:

- Luật đầu tƣ 2005, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài; Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định về Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài trong hoạt động Dầu khí, Nghị đinh số 17/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định về Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài trong hoạt động Dầu khí.

- Quyết định số 9698/QĐ-DKVN ngày 02/12/2009 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý Đầu tƣ Dự án Dầu khí ở nƣớc ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quyết định số 796/QĐ-TDKT-HĐTV ngày 09/04/2008 của Hội đồng Thành viên PVEP ban hành quy định Lập, Điều chỉnh và Kết thúc dự án của PVEP.

- Quy trình đánh giá và lập báo cáo đầu tƣ/ báo cáo đầu tƣ điều chỉnh tại PVEP đối với các dự án thuộc lĩnh vực thăm dò khai thác Dầu khí.

- Báo cáo công tác đầu tƣ ra nƣớc ngoài của PVEP giai đoạn 2009 – 2013. - Các tài liệu về các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Việt Nam, các bài báo, tạp chí, các luận văn tham khảo về đề tài quản lý các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài, ứng dụng quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại Việt Nam.

- Quy trình công nghệ và các quy trình liên quan đến quản trị công nghệ tại PVEP.

33

2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp đƣợc hiểu là những thông tin đƣợc thu thập bởi chính ngƣời nghiên cứu. Nó có nghĩa là dữ liệu sơ cấp không bao gồm các thông tin trong các nghiên cứu trƣớc đây và những nhà nghiên cứu thƣờng chọn loại dữ liệu này khi họ không tìm đƣợc nguồn dữ liệu thứ cấp tƣơng ứng.

Ƣu điểm của dữ liệu sơ cấp là nó phù hợp với đề tài nghiên cứu vì đó là dữ liệu đƣợc thu thập trực tiếp cho đề tài nghiên cứu đang thực hiện, tuy nhiên nó hạn chế về mức độ tin cậy của dữ liệu thu đƣợc, vì vậy, các mẫu khảo sát cũng nhƣ phƣơng pháp khảo sát cần đƣợc xây dựng phù hợp.

Tác giả tiến hành thiết kế mẫu bảng hỏi với các câu hỏi đóng, mở tập trung khai thác nội dung quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại PVEP, sau đó sẽ thực hiện phát các phiếu điều tra đến các khách thể nghiên cứu đã đƣợc chọn, tiến

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) luận văn ths (Trang 34 - 87)