Quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) luận văn ths (Trang 26 - 87)

Nhƣ đã đề cập ở phần trên, quản trị công nghệ là lĩnh vực kiến thức liên quan đến việc xây dựng và thực hiện các chính sách để giải quyết vấn đề phát triển và sử dụng công nghệ, sự tác động của công nghệ đến xã hội, tổ chức, cá nhân và môi trƣờng. MOT nhằm thúc đẩy đổi mới tạo nên tăng trƣởng kinh tế và khuyến khích sử dụng công nghệ một cách hợp lý vì lợi ích con ngƣời.

Theo cách hiểu của tác giả, quy trình quản trị công nghệ đƣợc hiểu nhƣ là tập hợp các hoạt động có quan hệ lẫn nhau hoặc tƣơng tác để biến đổi đầu vào thành

19

đầu ra, trong đó đầu vào là các công nghệ, khoa học, kỹ thuật và đầu ra là các chính sách, các cơ chế hoạt động của các đơn vị thực hiện quản trị công nghệ.

Theo trang thông tin điện tử đầu tƣ nƣớc ngoài, năm 2015 hƣớng dẫn: Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ nhƣ sau:

Thủ tục đăng ký đâu tư:

20

Thủ tục thẩm tra đầu tư:

21

1.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra từ hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiê ̣p nƣớc ngoài

1.4.1. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiê ̣p nước ngoài

Hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhiều năm qua luôn đƣợc quan tâm đặc biệt ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Trong phạm vi của đề tài, tác giả đề cập đến kinh nghiệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Lí do tác giả lựa chọn các doanh nghiệp thuộc ba quốc gia này là bởi vì Nhật Bản là quốc gia đầu tiên có dự án đầu tƣ vào Việt Nam vào năm 1989, Nhật Bản, Hàn Quốc đều là hai nƣớc cùng phạm vi khu vực đối với Việt Nam và có mối quan hệ tốt đẹp với nƣớc ta, đồng thời cũng là ba nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn gần đây và hứa hẹn sẽ còn phát triển hơn nữa trong những năm tới.

1.4.1.1. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản

Trong báo cáo giám sát các xu hƣớng đầu tƣ toàn cầu vừa đƣợc công bố, Hội nghị Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD) nhận định hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) thuộc các nền kinh tế đang phát triển tiếp tục tăng trong năm 2013, trong đó có Nhật Bản, một nền kinh tế đang rất phát triển trên thế giới.

Theo thống kê [5], đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Nhật Bản tăng tỷ lệ thuận so với dự trữ ngoại tệ của nƣớc này. Năm 2008, đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Nhật Bản vƣợt qua con số 130 tỷ USD. Ở thời điểm đó, dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản cũng vƣợt ngƣỡng 1.000 tỷ USD. Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các công ty Nhật Bản trong năm 2013 đã đạt mức kỷ lục 135 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2012. Sự tăng trƣởng này đến từ một loạt thƣơng vụ mua lại doanh nghiệp quy mô lớn và việc các hãng xe hơi Nhật Bản mở rộng xây dựng nhà máy mới.

Nhƣ vậy, đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Nhật Bản vẫn liên tục tăng và đem lại nguồn lợi rất lớn cho đất nƣớc này, giúp nâng cao vị thế của Nhật Bản trong nền kinh tế trên toàn thế giới.

Kinh nghiệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản biểu hiện qua những nội dung sau đây:

22

- Nhật Bản lo ngại đầu tƣ ra nƣớc ngoài làm rỗng nền kinh tế và làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp trong nƣớc. Do đó, Chính phủ Nhật khuyến khích DN sử dụng lao động quản lý là ngƣời Nhật Bản.

- Nhật Bản tự do hóa hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhƣng thực hiện chính sách mở cửa đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo lộ trình chắc chắn và có tính toán. Việc tự do hóa đầu tƣ ra nƣớc ngoài chỉ thực hiện khi nền kinh tế và các DN Nhật Bản có tiềm lực tài chính mạnh, quy mô sản xuất tốt và cần mở rộng phạm vi ảnh hƣởng ra bên ngoài để tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế trong nƣớc.

- Mục tiêu chính trong hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Nhật Bản là tận dụng tất cả các cơ hội tốt nhất để mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả xuất khẩu từ trong nƣớc ra, xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu sang nƣớc thứ ba) của các DN Nhật Bản. Do vậy, các DN Nhật Bản có chiến lƣợc đầu tƣ theo từng thời điểm, từng địa bàn, từng đối tác rất cụ thể và rõ ràng.

- Nhật Bản tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Chính phủ và chiến lƣợc tiếp cận đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các DN Nhật Bản, và các chiến lƣợc này đều xoay quanh mục tiêu nhƣ đã đề cập ở trên.

- Nhật Bản có chính sách phân khúc thị trƣờng thông qua việc thúc đẩy và hỗ trợ DN nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tập trung sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao và có chính sách đào tạo cho ngƣời lao động trong nƣớc để phát triển những ngành công nghệ mới, sản xuất những sản phẩm công nghệ cao và xuất khẩu. Đây là nội dung rất quan trọng để Việt Nam học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản. Nhật Bản tập trung vào các chính sách đổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ cao và công tác đào tạo và phát triển nhân sự thực hiện công tác quản lý các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

- Nhật Bản dùng chính sách đồng tiền yếu để thúc đẩy xuất khẩu, tăng nguồn dự trữ ngoại tệ. Khi có đủ lực và đồng Yên mạnh lên so với USD và một số đồng tiền mạnh khác trên thế giới, Nhật Bản mới thúc đẩy đầu tƣ ra bên ngoài để mở rộng quy mô hoạt động của DN và duy trì khả năng xuất khẩu cao. Điều này cho thấy,

23

Chính phủ Nhật Bản đã thành công trong việc sử dụng chính sách tiền tệ để điều tiết sự dịch chuyển dòng vốn đầu tƣ đạt hiệu quả nhất.

- Nhật Bản cũng đã hình thành đƣợc hệ thống công cụ hỗ trợ các nhà đầu tƣ ra nƣớc ngoài rất hiệu quả bao gồm:

+ Xúc tiến tìm kiếm trị trƣờng thông qua Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Nhật Bản – JETRO.

+ Hỗ trợ tài chính để triển khai các dự án đầu tƣ thông qua hoạt động của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JBIC.

+ Hỗ trợ phát triển hạ tầng cho nƣớc tiếp nhận đầu tƣ thông qua nguồn viện trợ nƣớc ngoài ODA của Chính phủ Nhật Bản.

+ Hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ thông qua quan hệ cấp chính phủ và các hiệp định song phƣơng, đa phƣơng đã ký kết với các quốc gia trên khắp thế giới.

1.4.1.2. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc

Theo Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc, tính đến hết năm 2008, Hàn Quốc đầu tƣ ra nƣớc ngoài 43.238 dự án đầu tƣ, với tổng vốn đầu tƣ chuyển ra nƣớc ngoài đạt khoảng 116,3 tỷ USD; trong đó, năm 2006 đạt trên 10 tỷ USD, 2 năm 2007 và 2008 đều vƣợt qua ngƣỡng 20 tỷ USD mỗi năm. [15]

Cho tới năm 2011, các công ty Hàn Quốc đầu tƣ trực tiếp tổng cộng 44,49 tỷ USD ra nƣớc ngoài. Năm 2012, 2013, con số này giảm xuống, tuy nhiên, nhìn chung, các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn luôn chú trọng đến các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài và nền kinh tế Hàn Quốc phát triển một phần nhờ vào sự đóng góp từ hoạt động này.

Ngoài ra, lí do tác giả chọn Hàn Quốc để nghiên cứu về những kinh nghiệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài có thể áp dụng đối với Việt Nam là vì theo thống kê mới nhất vào tháng 5 năm 2014, Hàn Quốc đã vƣợt Nhật trở thành nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 1,12 tỉ USD, chiếm 23,1% tổng vốn đầu tƣ vào Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tƣ 531 triệu USD, tiếp theo là Singapore tổng vốn 479,18 triệu USD. Các dự án đầu tƣ của Hàn Quốc vào Việt Nam có thể kể đến dự án Nhà máy

24

xi măng Thăng Long (Indonesia) ở Quảng Ninh, vốn đầu tƣ hơn 325 triệu USD; Nhà máy Ilshin (Hàn Quốc) ở Tây Ninh vốn 177 triệu USD.

Kinh nghiệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc bao hàm những nội dung dƣới đây:

- Giống nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ cấp phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Hàn Quốc thực hiện chính sách mở cửa đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo lộ trình và chỉ thực hiện chính sách tự do hóa đầu tƣ ra nƣớc ngoài khi nền kinh tế đã có thặng dƣ về cán cân thanh toán, có dự trữ ngoại tệ cao, tiềm lực của nền kinh tế nói chung và của DN Hàn Quốc đã đủ mạnh và có nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài.

- Chính phủ Hàn Quốc hạn chế tối đa các can thiệp hành chính vào công tác quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Một số chức năng quản lý nhà nƣớc đƣợc ủy thác thông qua các tổ chức trung gian nhƣ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc. Ngân hàng này đƣợc giao chức năng tổng hợp, theo dõi báo cáo các cơ quan Chính phủ Hàn Quốc về hoạt động của các dự án đầu tƣ tại nƣớc ngoài.

 Chính sách về đầu tƣ ra nƣớc ngoài chủ yếu mang tính định hƣớng và hỗ trợ cho các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

- Hàn Quốc hình thành đƣợc hệ thống các công cụ hỗ trợ các NĐT ra nƣớc ngoài rất hiệu quả giống nhƣ Nhật Bản, cụ thể:

+ Hỗ trợ xúc tiến tìm kiếm thị trƣờng thông qua Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Hàn Quốc - KOTRA.

+ Hỗ trợ tài chính để triển khai các dự án đầu tƣ thông qua hoạt động Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc.

+ Hỗ trợ phát triển hạ tầng cho nƣớc tiếp nhận đầu tƣ thông qua nguồn viện trợ nƣớc ngoài ODA của Chính phủ Hàn Quốc.

+ Hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của NĐT thông qua quan hệ cấp chính phủ và các hiệp định song phƣơng, đa phƣơng đã ký kết với các quốc gia trên toàn thế giới.

25

1.4.2. Bài học rút ra cho doanh nghiệp Việt Nam

Những kinh nghiệm thực tiễn về quản lý của Nhà nƣớc và các doanh nghiệp đối với các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Nhật Bản và Hàn Quốc có thể là gợi mở để Việt Nam hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong giai đoạn tới.

1.4.2.1. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các hoạt động đầu tư ra nước ngoài từ kinh nghiệm Nhật Bản

- Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên Việt Nam cần phải chủ động mở cửa đầu tƣ ra nƣớc ngoài trên cơ sở phù hợp với lộ trình phát triển của mình, bảo đảm tận dụng tối đa lợi thế từ bên ngoài cho phát triển kinh tế trong nƣớc.

- Cần có chiến lƣợc, kế hoạch đầu tƣ theo từng thời điểm và tùy thuộc vào từng đối tƣợng đầu tƣ khác nhau, đồng thời thiết lập các mục tiêu cụ thể khi thực hiện các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Thiết lập lộ trình đầu tƣ ra nƣớc ngoài một cách chắc chắn và có tính toán, tránh phát sinh những rủi ro không đáng có.

- Kinh nghiệm hay cho các cơ quan hoạch định chính sách và các DN của Việt Nam trong việc định hƣớng chiến lƣợc ƣu tiên đầu tƣ ra nƣớc ngoài cần phải học tập Nhật Bản trong việc thiết lập các mục tiêu, chiến lƣợc và lộ trình đầu tƣ nhƣ các doanh nghiệp và các nền kinh tế phát triển.

- Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm về sử dụng công nghệ cao và các chính sách đào tạo nhân sự thực hiện quản lý các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Nhật Bản để có chính sách phù hợp giữa phát triển kinh tế trong nƣớc kết hợp với thúc đẩy đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

- Xây dựng kế hoạch thiết lập và hoàn thiện hệ thống các công cụ hỗ trợ các nhà đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp này, nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại Việt Nam.

- Sử dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ khác để nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài, trong đó có các chính sách về tiền tệ.

26

1.4.2.2. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các hoạt động đầu tư ra nước ngoài từ kinh nghiệm Hàn Quốc

Vào thời điểm những năm 1980, Hàn Quốc hạn chế đầu tƣ ra nƣớc ngoài và áp dụng chế độ cấp phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài, đây là điểm giống với tình hình hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, Hàn Quốc đã xóa bỏ hạn chế đầu tƣ ra nƣớc ngoài, và giống nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc thực hiện chiến lƣợc tự do hóa các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài trên cơ sở có tính toán và chiến lƣợc quản lý cụ thể. Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam nên nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng thực tiễn đối với các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại nƣớc ta.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Nhật Bản đều có đặc điểm chung mà Việt Nam nên học hỏi trong vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công cụ hỗ trợ quản lý các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Hiện nay, Việt Nam đang yếu về hệ thống này và vấn đề hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài vẫn chƣa đạt hiệu quả.

Hơn nữa, chính sách về đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại Việt Nam cần mang tính định hƣớng và hỗ trợ cho các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài, Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò định hƣớng, còn việc quyết định các chiến lƣợc cần giao cho các doanh nghiệp để phát huy tính tự chủ trong hoạt động cho các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài, nhƣ vậy sẽ nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại Việt Nam.

1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.5.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Về tình hình nghiên cứu, đề tài đầu tƣ ra nƣớc ngoài ở các doanh nghiệp là đề tài đƣợc nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu về đề tài quy trình công nghệ đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại các doanh nghiệp hiện nay còn rất hạn chế.

Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả xin trích dẫn một số báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhƣ sau:

- Luận án tiến sĩ “Pháp luật về đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Mai Hữu Đạt từ Học viện Khoa học Xã hội, bảo vệ ngày 15/7/2011.

27

Luận án đã đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành, làm rõ những quy định còn bất cập, từ đó đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Liên quan đến luận án, đây là công trình nghiên cứu về pháp luật đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài tại Việt Nam. Nội dung về các quy định pháp luật có thể đƣợc sử dụng làm dữ liệu tham khảo cho tác giả trong đề tài này.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Huy Nhựt từ trƣờng Đại học kinh tế Tp.HCM với đề tài “Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Đề tài này bảo vệ ngày 29/05/2010 . Với độ dài

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) luận văn ths (Trang 26 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)