Tác hại của chất diệt cỏ/dioxin đối với môi trường và con ngườ

Một phần của tài liệu nghiên cứu lựa chọn điều kiện thích hợp đến khả năng sinh enzyme ngoại bào manganese peroxidase, phân hủy thuốc nhuộm từ chủng nấm sợi aspergillus sp. fbh11 (Trang 25 - 26)

Chất diệt cỏ khi phun xuống làm cho các loại cây bị thiêu trụi hết lá, rất nhiều cây bị chết, môi trường và cảnh quan sinh thái bị thay đổi nhanh chóng. Các hợp chất này cịn có thể tích tụ trong đất, phân tán trong lớp nước mặt, nước ngầm khơng khí, tích tụ trong thực vật gây nhiều hiểm họa cho môi trường. Tại Việt Nam, chất diệt cỏ được

quân đội Mỹ phun tập trung chủ yếu tại các nguồn nước chiến lược và các khu vực dọc

rừng Trường Sơn trên một không gian rộng lớn khoảng 17 triệu hecta của miền Nam Việt Nam. Sau nhiều năm chiến tranh đã kết thúc, lượng chất độc còn lại trong mơi

trường rất lớn, có nồng độ dioxin và 2,4,5-T trong đất và trầm tích rất cao tại các điểm

nóng là các căn cứ quân sự cũ của Mỹ [12].

Các thống kê được tiến hành tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã chỉ ra rằng, trong các bệnh nhân mà họ đã từng phơi nhiễm chất diệt cỏ trong chiến tranh thì tỷ lệ

ung thư chiếm 67%. Tỷ lệ này là 28% đối với nhóm người khơng bị phơi nhiễm. Cũng trong báo cáo này, trong các năm từ năm 1952-1981, tỷ lệ sẩy thai tự nhiên của sản

phụ tại Việt Nam tăng lên cùng với cường độ của q trình rải chất độc hóa học của

qn đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam [24].

Dioxin còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh lý như chứng ban clo, sạm da, các loại ung thư phân mềm (hodgkin, lymphoma, sarcoma co trơn v.v…), đa u tủy, các loại ung thư đường hô hấp trên và ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến, dị tật bẩm

sinh, những rối loạn kéo dài về chuyển hóa gluco và những rối loạn nhẹ của chức năng tuyến giáp, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên [24].

Một phần của tài liệu nghiên cứu lựa chọn điều kiện thích hợp đến khả năng sinh enzyme ngoại bào manganese peroxidase, phân hủy thuốc nhuộm từ chủng nấm sợi aspergillus sp. fbh11 (Trang 25 - 26)