Châu, nhất là tăng cường nước mùa mưa, mùa khô kéo dài, làm tăng cường sự chênh lệch và tính cực đoan. Việc dự báo lũ lũ, hạn hán có giá trị cao trong giải pháp ứng phó. Để cảnh báo ta cần chú ý:
Dự kiến tác động của BĐKH đến điều kiện thời tiết và - nguồn nước;
Lập bản đồ hạn hán và bản đồ ngập lụt trong từng khu - vực tương đối chi tiết; Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo lũ lụt;
Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo hạn hán.
3.5.4. Biện pháp thích ứng trong lâm nghiệp
- Tăng cường trồng rừng, phủ xanh đất trốn đồi núi trọc, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn: Lập kế hoạch trồng rừng, ưu tiên rừng các loại trên các - địa bàn,
ưu tiên địa bàn xung yếu và địa bàn dễ bị hoang mạc hóa.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên: Lập kế hoạch từng bước hạn chế khai phá rừng, bảo vệ - rừng quý hiếm. Xây dựng chính sách, biện pháp ngăn ngừa khai thác - rừng trái phép.
- Tổ chức phòng chống cháy rừng có hiệu quả: cháy rừng là một trong những
nguyên nhân làm tăng cường khí nhà kính và tốc độ biến động các yếu tố khí hậu Lai Châu trong những năm qua. Hiện nay vai trò của rừng đã được đề cập đến; các
85
biện pháp khá quy mô, tuy vậy ta vẫn cần chú ý đến khâu này và càng phải làm tốt, nhất là các khâu sau:
Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo cháy rừng trên từng vùng; Xây dựng hệ thống cảnh bảo cháy rừng;
Thiết lập các tổ chức phòng chống cháy rừng; Tăng cường thiết bị chống cháy rừng;
Truyền thông, giáo dục ý thức phòng chống cháy rừng.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng nguyên liệu gỗ: việc khai thác gỗ rừng ủa người dân Lai Châu vẫn cịn khá bừa bãi, khơng theo quy định của các cơ quan chức năng, tạo nên tình trạng lãng phí, suy giảm đa dạng rừng, nhất là rừng tự nhiên. Nâng cao hiệu quả chế biến gỗ cũng là giải pháp để làm giảm mức độ khai thác rừng chống lại biến đổi khí hậu. Để làm tốt chúng ta cần điều tra hiện trạng sử dụng gỗ và hiệu suất sử dụng gỗ; nghiên cứu đánh giá cơ chế tài chính khuyến khích sản - xuất vật liệu thay thế gỗ.
- Bảo vệ giống cây trồng quý hiếm, lựa chọn và nhân giống cây trồng thích hợp với từng địa phương: Lai Châu có nhiều lồi động thực vật bản địa q hiếm
như bị tót, gấu,… thảo quả, sa nhân… đây là những loại cây, con có tính chất đặc trưng cho mức ổn định của khí hậu, vì vậy cần phải bảo vệ chúng. Muốn vậy chúng ta cần:
Xác định các giống cây trồng quý hiếm;
Nghiên cứu điều kiện sinh lý của cây trồng và lựa chọn các - giống cây trồng phù hợp với điều kiện BĐKH;
Tổ chức bảo vệ giống cây trồng quý hiếm;
86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI và trong tương lai. Các đánh giá cho thấy, Việt Nam là một trong nuớc dễ bị tổn thương nhất trên thế giới đối với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu tác động đến tồn nghành, các lĩnh vực, các vấn đề xã hội.
Lai Châu trong nhiều năm qua đã chịu nặng nề của biến đổi khí hậu, với những diễn biến thất thuờng của thời tiết, các hiện tượng cực đoan của thời tiết xảy ra với tần suất và cuờng độ mạnh hơn trên tỉnh.
Biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan ảnh huởng đến tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt ảnh hưởng đến sản xuất nơng - lâm nghiệp. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến các vấn đề xã hội như ảnh hưởng đến chỉ tiêu xố đói giảm nghèo, sự tổn thương đến cộng đồng các nhóm dân tộc thiểu số sẽ bị tác động mạnh hơn; các vấn đề vệ sinh, môi trường, dịch bệnh…các vấn đề này sẽ là sức ép lên tỉnh trên mọi phương diện.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2011 – 2015, những tác động của biến đổi khí hậu đối với Lai Châu là không lớn, được biểu hiện được biểu hiện chủ yếu là sự thay đổi của nền nhiệt (mức nhỏ so với giai đoạn 2000 – 2010), thay đổi lượng mưa và phân bố mưa (mức không lớn).
Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân biến dổi khí hậu và sự suy thối của mơi trường nên nhiều đợt thiên tai nghiêm trọng xảy ra ở nhiều nơi trong đó có tỉnh Lai Châu, làm chết hàng trăm người và gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.
Việc phân tích, nghiên cứu biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu từ đó đưa ra những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết để tỉnh có thể thích ứng với biến đổi khí hậu phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm tính bền vững.
87
2. Kiến nghị
Trước những nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra như hiện nay, để làm tốt cơng tác phịng chống, thích ứng tốt, cần phải có giải pháp đồng bộ, cụ thể là những kiến nghị như:
- Về cấp nhà nước: Lai Châu cần sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước về mọi mặt, từ những dự án, đầu tư và đặc biệt là hỗ trợ của các ban ngành trung ương trong việc nghiên cứu, đánh giá lãnh thổ sao cho phù hợp với biến đổi khí hậu để đảm bảo sự phát triển mang tính bền vững.
- Với tỉnh Lai Châu: cần nâng cao ý thức tổ chức cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Đưa giáo dục môi trường thâm nhập sâu vào trong học đường, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về vai trò, ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên, mơi trường. Đặt biến đổi khí hậu song song với sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Có như vậy, mới đảm bảo sự phát triển bền vững cho tỉnh Lai Châu và cả quốc gia.
- Đối với các ngành: cần phải có những kế hoạch phối hợp với tỉnh làm tốt cơng tác rà sốt đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, để từ đó nâng cao năng lực khả năng tiếp ứng và có những giải pháp trước những biến đổi khí hậu.
- Với người dân Lai Châu: cần nâng cao nhận thức của mình (nhất là các nhóm dân tộc thiểu số có đời sống thấp và lệ thuộc nhiều vào tự nhiên); chỉ có những người trực tiếp bị tác động mới là người cần nhất sự hiểu biết để phòng tránh, thích ứng với những tác động biến đổi của tự nhiên cũng như biến đổi khí hậu.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Danh, (2003), “Tìm hiểu thiên tai trên trái đất” (tái bản lần thứ năm), Nxb Giáo Dục.
2. Lưu Đức Hải, (2002), “Cơ sở khoa học môi trường”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ - GS. TS Nguyễn Trọng Hiệu, (2004), “Khí hậu và
tài nguyên khí hậu Việt Nam”, Viện khí tượng Thủy văn, Nxb Nông nghiệp Hà
Nội.
4. Nguyễn Phước Tương, (1999), “Tiếng kêu cứu của trái đất”, Nxb Giáo dục. 5. Nguyễn Ngọc Thụy, (1980), “Nghiên cứu khí quyển tồn cầu – chương trình
khoa học lớn của thời đại”, Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà nội.
6. Bộ Tài nguyên và môi trường, (2005), “báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam
2005 - Đa dạng sinh học”, Nxb Lao động – xã hội.
7. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Lai Châu, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Tỉnh Lai Châu.
8. Báo cáo số 456/KH – STNMT về kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Lai Châu, ngày 1 tháng 9 năm 2009.
9. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Báo cáo tổng kết dự án điều
tra, khảo sát, phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam 2010.