- Tính đa dạng của khu hệ động vật: So sánh với thành phần lồi Thú, Chim, Bị
Y tế: Tỉnh Lai Châu có 1 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh quy mô 250 giường ,
3.4.1. Ảnh hưởng của biến đổi nhiệt độ
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của Tỉnh Lai Châu. Với giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh thì sự thay đổi của chế độ nhiệt tác động đến hầu hết các nghành các lĩnh vực. Đối với sản xuất nông lâm nghiệp chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Theo ước tính, giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020, nhiệt độ tại Tỉnh Lai Châu sẽ tăng từ 0,3 đến 0,50C và suy giảm nền nhiệt trong mùa đông (nhiệt độ dưới 100C). Lượng nhiệt này thay đổi không đáng kể so với giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện diễn biến bất thường của thời tiết, nhiệt độ cực trị mùa đông và mùa hè đều có xu hướng tăng: số ngày nắng nóng (trên 350C) cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ cực trị và có xu hướng khơng theo quy luật. Diễn biến này sẽ ảnh
74
hưởng đến cơ cấu cây trồng, giảm năng suất cây trồng và mất mùa (do hạn hán, lũ lụt, lũ quét). cụ thể:
Theo tính tốn, cây trồng vùng nhiệt đới sinh trưởng tốt nhất trong khoảng nhiệt 26-300C. Với sự tăng lên về nhiệt độ, đặc biệt là diễn biến nền nhiệt không theo quy luật sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, năng suất cây trồng, gia tăng bệnh dịch, các giống cây trồng truyền thống có nguy cơ khơng thích nghi với nền nhiệt mới.
Tỉnh Lai Châu có đặc điểm về địa hình chủ yếu là đồi núi cao, các cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và nông nghiệp được trồng phù hợp với độ cao, trong đó có cây chè. Theo số liệu thống kê của Tỉnh trong những năm qua cho thấy, nhiệt độ tăng có xu hướng dịch chuyển lên cao tại các khu vực đồi núi. Cùng với sự chuyển dịch nhiệt độ lên cao, các lồi vật cũng có xu hướng chuyển dịch lên cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất, năng suất cây trồng.
Sự suy giảm nền nhiệt trong mùa khô: trong những năm gần đây, nền nhiệt thay đổi rất lớn và phức tạp trong mùa khô trên địa bàn tỉnh. Rét nhiều không những làm chết mạ mà nhiệt độ thấp, thiếu ánh sáng kết hợp mơi trường đất yếm khí đã làm nhiều diện tích lúa sau cấy bị nghẹt rễ, đẻ nhánh kém cây sinh trưởng và phát triển chậm, nhiều diện tích lúa bị hạn hán phải đổi cây trồng khác.
Với đặc điểm địa hình của Tỉnh, hầu hất các khu vực canh tác nơng nghiệp của Tỉnh có nguy cơ chịu tác động của sự thay đổi nền nhiệt.
Cùng với diễn biến của biến đổi khí hậu sau giai đoạn 2020, nhiệt độ trên tỉnh Lai Châu có xu hướng tăng mạnh, từ đó những ảnh hưởng của sự thay đổi này đến sản xuất nông lâm nghiệp cũng sẽ tăng dần lên.
Bên cạnh nghành sản xuất nông lâm nghiệp thì ngành trồng cây cơng nghiệp cũng chịu tác động không nhỏ của sự thay đổi chế độ nhiệt:
Cây chè:Tỉnh Lai Châu có các huyện trồng cây chè là Thị xã Lai Châu, Tam Đường, Tân Uyên là các khu vực có nhiệt độ trung bình trong mùa hè tăng cao nhất trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo dự tính trong tương lai nhiệt độ của tỉnh tăng, song
75
sẽ không ảnh hưởng đến cây chè. Yếu tố chủ yếu liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ có ảnh hưởng đến cây chè là sự gia tăng số ngày nắng nóng (<350C). Đến năm 2020, số giờ nắng sẽ tăng lên khoảng 12 ngày so với giai đoạn 1980-1999. Sự gia tăng số ngày nắng nóng sẽ tác động đến cây chè.Tăng nguy cơ hạn hán khi nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây chè và hàm lượng tanin trong sản phẩm cây chè do khơ hạn. Số ngày nắng nóng tăng (>350C) sẽ ức chế q trình tích lũy tanin trong lá chè và dẫn đến cây chè sẽ bị cháy lá.
Như vậy biến đổi khí hậu, đặc biệt sự suy giảm lượng mưa trong mùa khô và sự tăng số ngày nắng nóng trong mùa hè sẽ ảnh hưởng đến cây chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Cây cao su: trong giai đoạn 2011-2020, nhiệt độ có xu hướng tăng từ 0, 3 đến 0, 50C sẽ đẩy nhiệt độ cao hơn phù hợp với sự phát triển của cây cao su. Tuy nhiên, trong giai doạn này, nhiệt độ cực trị tối thấp lại có xu hướng giảm (0, 1 – 0, 2) vào giai đoạn tháng 12 –tháng 2 hàng năm. Cùng với đó là đợt gió mùa gây các rủi ro ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng sản phẩm của cây cao su.
Bên cạnh đó sự thay đổi chế độ nhiệt làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng tới hầu hết các loại cây trồng vật nuôi trên tỉnh.