Về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu tăng cường thu hút và sử dụng vốn fdi vào tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 43)

- FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.

+ Từ năm 2006-2010, tổng vốn đầu tư thực hiện khối doanh nghiệp FDI ước đạt tương đương 6,4 nghìn tỷ đồng, đóng góp lớn trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội trên địa bàn tỉnh.

+ Nguồn vốn FDI đóng một vai trị quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành cơng nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của tỉnh, góp phần phát triển các ngành cơng nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều dự án đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, một số dự án trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được cấp phép và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các dự án điện, cảng biển, công nghiệp phục vụ xuất khẩu...

+ Tỷ trọng các dự án FDI lĩnh vực dịch vụ và cơng nghiệp thu hút mới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, giảm dần tỷ lệ cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ.

- FDI góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng du lịch, dịch vụ. Nguồn vốn FDI đã tạo ra một số khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 4, 5 sao cũng như các khu du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ; thay đổi bộ mặt hệ thống hạ tầng du lịch theo hướng hiện đại, đồng bộ; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: sân golf, khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngồi,… Đặc biệt,

Khóa luận tốt nghiệp Khoa tài chính quốc tế

viên Quốc tế Hoàng Gia,.. đã là những điểm nhấn của diện mạo đơ thị thành phố Hạ Long, Móng Cái.

- FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ

+ FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ tiên tiến, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh như nhiệt điện, cảng biển, công nghiệp chế biến,... Trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, FDI đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới. Lĩnh vực du lịch – dịch vụ tiếp thu nhiều ý tưởng hiện đại và cách thức quản lý tiên tiến.

+ Thông qua việc thu hút một số dự án có vốn đầu tư lớn, đến từ các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như: dự án Dầu thực vật Cái Lân, dự án sản xuất bột mỳ Vimafour, dự án Cảng Công ten nơ quốc tế Cái Lân, dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương II,… giúp tiếp thu cách thức quản lý tiên tiến, tiếp cận dây truyền công nghệ hiện đại và học hỏi những kinh nghiệm hữu ích trong vận hành dự án.

- Tác động lan tỏa của FDI đến các thành phần kinh tế khác và các địa bàn trong tỉnh.

+ Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mơ sản xuất; đã có 12/14 địa phương trong tỉnh có hoạt động đầu tư nước ngồi. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn FDI.

+ Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh tồn cầu hóa. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam cũng đã thúc đẩy các doanh

Khóa luận tốt nghiệp Khoa tài chính quốc tế

nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài trong đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình cơng nghệ hiện đại.

- FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô. Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng. FDI tác động tích cực đến các cân đối của nền kinh tế như cân đối ngân sách, mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu... - Các doanh nghiệp FDI góp phần giúp Quảng Ninh hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. FDI chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: dầu thực vật, sản phẩm da giày, bột mỳ, ngọc trai… thông qua mạng lưới tiêu thụ, nhiều sản phẩm sản xuất tại Quảng Ninh đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới

Một phần của tài liệu tăng cường thu hút và sử dụng vốn fdi vào tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w