(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn) 29
Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty trong ba năm từ 2011 đến
năm 2013 có sự giảm nhẹ mỗi năm. Cụ thể là năm 2012, khoản mục này của công ty là 854.648.326 đồng, giảm 14.118.119 đồng tương đương với 0,02% so với năm 2011. Năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tiếp tục giảm 4.197.685 đồng so với năm 2012. Trên thực tế, doanh thu của công ty đc ghi nhận từ doanh thu bằng tiền và doanh thu khơng bằng tiền. Trong đó, doanh thu khơng bằng tiền có là do hoạt động cung cấp TDTM. Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm như vậy là do công ty chủ động giảm chi tiêu để chi phí cơ hội.
Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty Cổ phần Thương mại và Giao nhận
vận chuyển Hưng Phát có sự tăng mỗi năm trong 3 năm 2011-2012-2013. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng 0,11% tương đương 26.720.700 đồng. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013, khoản mục này tiếp tục tăng mạnh lên 0,51% tương đương 141.161.900 đồng, cụ thể là đạt mức
416.244.400 đồng năm 2013. Sở dĩ khoản phải thu khách hàng tăng là do Cơng ty áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng doanh thu. Tuy nhiên CSTD này cũng có nhược điểm là gia tăng mức độ rủi ro về nợ xấu cho công ty. Công ty nên giảm tỷ lệ các khoản PTKH xuống, tránh trường hợp phát sinh các khoản dự phòng nợ phải thu khó địi sau này.
Hàng tồn kho là khoản mục khơng có trong Cơng ty Cổ phần Thương mại và
giao nhận vận chuyển Hưng Phát. Bởi lẽ đây là công ty chuyên giao nhận và vận chuyển hàng hóa, khơng phải là cơng ty sản xuất kinh doanh, thời gian giao nhận được
cam kết là tối đa trong một tuần kể từ khi bắt đầu hợp đồng. Công ty không chịu trách nhiệm cất giữ hàng hóa trong kho của mình. Vì khơng có hàng tồn kho nên cơng ty tiết kiệm được khoản chi phí lưu kho.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng theo mỗi năm. Cụ thể là năm
2012, công ty phải nộp thuế là 15.789.519 đồng, tăng 8.914.515 đồng tương đương 129,67% so với năm 2011. Năm 2013 số tiền đóng thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của công ty cũng tăng mặc dù không tăng mạnh như năm trước. Năm 2013 cơng ty đóng Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước là 25.031.796 đồng, tăng 9.242.277 đồng tương đương 58,53% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do doanh thu dịch vụ tăng lên, các khoản tiêu dung cho hoạt động của cán bộ công nhân viên như: tổ chức giải đấu thể thao, giao lưu văn nghệ, ngày mát nghỉ lễ,…cũng tăng lên.
Về tài sản dài hạn, do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ nên khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng nhỏ. Điểm đáng chú ý đó là khoản mục này năm 2012 tăng tới 201,36% so với năm 2011, tức là tăng 118.842.263 đồng nhưng lại giảm xuống chỉ còn 164.844.966 đồng tức giảm 7,32% tương đương 13.017.018 đồng 30
so với năm 2012. Năm 2011, cơng ty cịn chưa đủ kinh phí nên thiết bị vận chuyển được sử dụng là đi thuê hoạt động. Năm 2012, TSDH tăng lên do doanh nghiệp tiến hành đầu tư thêm vào cơ sở vật chất như mua sắm trang thiết bị phục vụ cho văn phịng quản lý (mua thêm một máy vi tính và thay mới một máy điều hịa nhiệt độ), đặc biệt là mua lại một ô tô vận tải cũ với giá rẻ để phục vụ cho việc vận chuyển thực hiện các hợp đồng; thêm vào đó là đầu tư nâng cấp kho cơng cụ vận chuyển hàng hóa… Đến năm 2013, TSDH giảm xuống do việc thanh lý một số tài sản khơng cịn phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
Điều này cho thấy mặc dù có sự biến động về TSNH, nhưng biến động là không quá lớn cộng thêm những sự biến thiên của TSDH nên có thể thấy cơng ty vẫn duy trì và đảm bảo được tình hình tài sản của mình ở một mức nhất định. Tổng tài sản của công ty tăng từ 2011 – 2013, từ mức 1.177.641.102 đồng tăng lên 11,11% đạt mức 1.308.488.476 đồng năm 2011 và tăng tiếp 129.888.272 đồng lên tới 1.438.376.748 đồng vào năm 2013. Việc ổn định về tài sản đem lại rất nhiều lợi ích cho cơng ty trong các hoạt động kinh doanh khác. Khi có khối lượng tài sản vững chắc thì cơng ty sẽ n tâm hơn trong việc phát triển ngành nghề dịch vụ của mình.