CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HƯNG PHÁT
15. Lợi nhuận sau thuế doanh 8.001.032
17.855.860
(70.012.006) 9.854.828
1,23 (87.867.866) (4,92)
nghiệp
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 23
Qua bảng Báo cáo kết quả kinh doanh ở trên, ta có thể thấy được trong ba năm gần đây công ty kinh doanh không được ổn định. Dưới đây là một số phân tích cụ thể để làm rừ vấn đề này:
Doanh thu
Doanh thu của công ty có sự tăng trưởng đều đặn trong 3 năm 2011-2012-2013.
Năm 2012 công ty có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là 2.677.201.350 đồng, tăng 934.781.469 đồng tương đương với 53,65% so với năm 2011. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2013 là 3.750.240.201 đồng, tăng
1.073.038.851 đồng tương đương với 40,08% so với năm 2012. Sự tăng về doanh thu này là nhờ công ty kí kết được nhiều hợp đồng trong năm 2012 và năm 2013. Việc doanh thu vẫn có những bước tăng trưởng đều đặn như hiện nay là do công ty có các chính sách vận chuyển tốt ngay từ khi mới thành lập, đã tạo ra được lượng khách hàng trung thành. Công ty đang có hướng phát triển thêm ở thị trường vận tải quốc tế.
Nhưng vì là thị trường mới gia nhập, bước đầu còn tồn tại nhiều khó khăn nên công ty tạm thời chưa có được doanh thu trên thị trường này. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn thì khách hàng có xu hướng muốn trả chậm nhiều hơn, vậy nên công ty cần đưa ra những CSTD phù hợp.
Doanh thu tài chính
Doanh thu tài chính năm 2012 tăng 64.077 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 14%. Nguyên nhân làm cho doanh thu tài chính tăng như vậy là do công ty đã được hưởng chiết khấu thanh toán từ việc thanh toán sớm cho các nhà cung cấp thiết bị phục vụ vận chuyển và nhận lãi từ các khoản tiền gửi ngân hàng. Năm 2013 doanh thu từ các hoạt động tài chính giảm 142.080 đồng tương đương giảm 28% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do các khoản tiền lãi gửi vào ngân hàng cũng như các khoản tiền lãi từ các khoản cho vay ngắn hạn giảm đi. Năm 2013 là một năm khó khăn với toàn ngành giao nhận vận chuyển, công ty đã phải rút gần hết tiền gửi ngân hàng cũng như các khoản cho vay ngắn hạn để chi trả những khoản chi phí phát sinh như chi phí bảo hành thiết bị vận chuyển, chi phí do chậm tiến độ vận chuyển hàng hóa, chi phí khai thuê thuế hải quan,… Nền kinh tế đang giảm sút đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính Việt Nam nói chung và doanh thu tài chính của Hưng Phát nói riêng. Mặc dù có sự tăng về doanh thu nói chung nhưng xét riêng về doanh thu tài chính thì công ty vẫn phải chịu những sức ép của nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khủng hoảng.
Chi phí
Chi phí về giá vốn hàng bán năm 2012 là 1.890.908.834 đồng, tăng 797.126.835 đồng tương đương với 72,88% so với năm 2011. Và năm 2013 có chi phí cho giá vốn 24
hàng bán là 2.571.329.239 đồng, tăng 680.420.405 đồng tương đương với 35,98%. Vì sự gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà dẫn dến sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Sự tăng lên về giá vốn hàng bán của công ty chính là do việc gia tăng của các khoản chi phí về cước vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu của các phương tiện vận tải.
Song song với doanh thu tăng đều, việc duy trì bộ máy hoạt động là việc vô cùng cần thiết. Chính vì vậy mà những chi phí quản lý kinh doanh công ty đã chi năm 2012 là 765.113.170 đồng, tăng 125.727.053 đồng tương đương với 19,66% so với năm 2011. Đây là một mức chi tương đối thấp, cho thấy công ty chưa phải chịu quá nhiều khoản chi phí cho công tác quản lý kinh doanh. Năm 2013, chi phí cho hoạt động quản lý kinh doanh tăng mạnh, cụ thể là công ty đã chi ra 1.236.733.921 đồng, tăng
471.620.751 đồng tức 61,64% so với năm 2012. Việc chi tiêu cho bộ phận quản lý nhiều hơn mỗi năm tưởng chừng như vô lý nhưng thực ra lại rất hợp lý. Bởi công ty cần phải tốn chi phí xây dựng các biện pháp để tạo mọi cách thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu, nâng cao tình hình kinh doanh. Trong thời gian tới, công ty cần phải có những chiến lược cụ thể để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nhằm giảm thiểu các khoản chi phí phát sinh không cần thiết nhưng vẫn thu hút được khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của công ty.
Ngoài ra công ty không có chi phí tài chính do không phải sử dụng đến vốn vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác mà là dùng vốn tự có xoay vòng. Việc dùng vốn của bản thân công ty rất tích cực trong việc tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ khiến cho thời gian quay vòng vốn của công ty bị chậm hơn so với các công ty khác, điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều
tới hoạt động kinh doanh của công ty. Trong trường hợp công ty cấp tín dụng nhiều cho các công ty khác, việc thu hồi vốn chậm là không thể tránh khỏi, vậy nếu như Công ty Cổ phần Thương mại và Giao nhận vận chuyển Hưng Phát chỉ dùng nguồn vốn của chính mình để xoay vòng tiếp theo sẽ tạo ra sự không linh hoạt mà cụ thể là những hệ quả của việc thiếu vốn sẽ xảy ra. Theo đó, công ty cũng đang xem xét để đưa ra những phương án tối ưu nhất.
Lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty trong giai đoạn 2011- 2012 tăng 9.854.828 đồng tương đương 123,17%. Tình hình tăng lợi nhuận sau thuế ngày càng khả quan chứng tỏ công ty hoạt động tốt. Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2012-2013 giảm 87.867.866 đồng tương đương 492,1. Sở dĩ có khoản lợi nhuận giảm nghiêm trọng như vậy là do trong năm 2013, bên cạnh những khách hàng trung thành 25
vẫn đảm bảo cho công ty hoạt động đem lại lợi nhuận ổn định, công ty đang hướng tới mục tiêu phát triển thị trường vận tải quốc tế. Vì là thị trường mới gia nhập nên công ty cần có thời gian để duy trì, chấp nhận chưa có lãi thậm chí chịu một khoản lỗ nhất định, sau đó mới có thể có lợi nhuận. Theo dự tính, đến năm 2014, công ty sẽ có lãi trên thị trường vận tải quốc tế. Một nguyên nhân nữa khiến lợi nhuận của công ty sụt giảm là do lượng khách hàng mới tìm đến với công ty ngày càng giảm do sự khó khăn của nền kinh tế thị trường, cộng thêm việc công ty phải bỏ thêm chi phí để quảng cáo, phát triển tên tuổi nhằm thu hút khách hàng, và việc giá cả nguyên vật liệu tăng giảm thất thường cùng việc những dự án vận chuyển chậm trễ trong việc trả nợ cũng ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Sự thua lỗ trong năm 2013 quả thật đáng tiếc cho công ty nhưng cũng là bài học đắt giá cho công ty xem lại khả năng lãnh đạo cũng như tổ chức làm việc của các nhân viên trong công ty, đặc biệt là cần đưa ra kế hoạch cụ thể và chắc chắn cho việc gia nhập thị trường vận tải quốc tế. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, nếu công ty không có những nỗ lực cố gắng vượt bậc và thực lực làm việc hiệu quả thì công ty sẽ khó có thể cải thiện được tình hình thu chi trong năm 2013.
2.2.2. Thực trạng về cơ cấu tài sản – nguồn vốn
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể, thường là kết thúc năm.
Thông tin về tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Thương mại và Giao nhận vận chuyển Hưng Phát được thể hiện dưới bảng sau:
26
Bảng 2.2. Tình hình tài sản - nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 Đơn vị : VNĐ
Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013 Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối TÀI SẢN
A - Tài sản ngắn hạn 1.118.621.381
1.130.626.492 1.273.531.782 12.005.111
0,01 142.905.290 0,13
I. Tiền và các khoản tương