- Ưu điểm của phương pháp Longo theo Dr Chiu [31]:
+ Ít đau: Với những phương pháp điều trị trước đây, bệnh nhân rất đau,
phải dùng thuốc giảm đau đường tiêm. Bệnh nhân sẽ phải chịu đựng sự đau đớn khoảng 4-5 tuần, đi lại khó khăn. Phải vệ sinh mỗi ngày 2 lần tránh nhiễm trùng vết phẫu thuật. Tuy nhiên cắt trĩ theo phương pháp Longo, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau đường uống, chỉ cảm thấy sự khó chịu nhẹ ở vùng hậu môn [43]. Khoảng 85% bệnh nhân có thể đi lại bình thường, tự phục vụ bản thân trong ngày.
+ Thời gian xuất viện nhanh: sau phẫu thuật bệnh nhân có thể trở lại sinh
phẫu thuật khoảng 1% cần theo dõi. Bởi vậy sau phẫu thuật khoảng 6h là thời gian theo dõi vấn đề chảy máu, 10h - 24h để theo dõi vấn đề gây mê, thoát mê, thoát tê thì bệnh nhân có thể ra viện được. Vậy thời gian nằm viện trung bình của phẫu thuật trĩ theo phương pháp Longo là 10h - 24h sau phẫu thuật [48], [49].
+ Tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật là rất ít: là vấn đề bệnh nhân đặc biệt
quan tâm. Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật là rất ít vì cắt trĩ theo phương pháp Longo đã cắt nguồn cung cấp máu đến các búi trĩ đồng thời sửa chữa cấu trúc ống hậu môn trở về gần như bình thường [50]. Do đó việc tái phát ít gặp.
- Nguyên tắc:
Nguyên tắc của phẫu thuật này là kéo búi trĩ trở lại trạng thái bình thường bằng cách sử dụng máy cắt khâu nối tự động PPH để cắt khoanh niêm mạc trên đường lược 2-4 cm là vùng khơng có thần kinh cảm giác do đó bệnh nhân khơng đau và khâu vòng bằng máy cắt khâu nối tự động nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ thể tích búi trĩ và treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn [33].
- Chỉ định:
Chỉ định phẫu thuật áp dụng cho trĩ độ III, độ IV.
Trĩ có huyết khối.
Trĩ vòng sa.
Trĩ xuất huyết trầm trọng.
- Chống chỉ định: Không đút lọt ống nông hậu môn, các trĩ biến chứng như xơ, nghẽn mạch toàn bộ, trĩ tái phát, hẹp hậu môn, trĩ ngoại dãn nở, trĩ triệu chứng, K hậu môn.
- Biến chứng sau phẫu thuật: + Chảy máu.
+ Dị âm đạo. + Hẹp hậu mơn.
1.7. BIẾN CHỨNG
Biểu hiện lâm sàng bởi cảm giác nóng rát và ngứa ở hậu mơn. Thăm trực
tràng rất đau và thấy cơ thắt giãn nở kém. Soi hậu môn, thấy các nhú bị phù nề, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.
1.7.2. Nghẽn mạch (thrombosed)
Khi có các cục máu đơng được hình thành trong các búi trĩ.
1.7.2.1. Trĩ nội
Đau nhiều, có cảm giác như có vật lạ nằm trong ống hậu mơn. Thăm trực tràng, sờ thấy một cục tròn, nhỏ, cứng và rất đau. Soi hậu môn thấy những cục nổi lên, màu tím.
1.7.2.2. Trĩ ngoại
Đau nhiều hơn trĩ nội thuyên tắc. Nhìn thấy một khối sưng phồng lên, màu xanh tái làm mất nếp nhăn da ở hậu môn. Sờ vào rất đau. Nếu được rạch sẽ thấy cục máu đông nhỏ bật ra và bệnh nhân thấy đỡ đau ngay. Nếu không được rạch, cục máu đông sẽ tiêu dần và vài ba tuần sau hình thành một mẩu da thừa hoặc cục máu đông bị hoại tử làm loét da gây chảy máu rỉ rả kéo dài.
1.7.3. Sa và nghẹt búi trĩ
Trĩ nội trong lịng ống hậu mơn có thể bị sa ra ngồi và bị kẹt khơng trở vào ống hậu mơn được. Khối trĩ bị nghẹt có thể một phần hoặc tồn bộ.
1.7.4. Xơ hóa
Các búi trĩ khi bị xơ hóa sẽ trở thành các mẩu da thừa. Mẩu da thừa không đau, không gây chảy máu, chúng chỉ gây vướng hoặc hơi khó khăn cho vệ sinh.
1.8. BIẾN CHỨNG SỚM [54]
- Chảy máu sau phẫu thuật. - Bí tiểu.
- Đau sau phẫu thuật. - Ngứa hậu môn.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bao gồm các bệnh nhân được chẩn đốn là trĩ vịng (trĩ độ III hoặc độ IV kèm theo sa niêm mạc trực tràng) được điều trị bằng phẫu thuật Longo tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện 19/8, từ tháng 01/2011 đến tháng 07/2012.
2.1.1.Tiêu chuẩn bệnh nhân lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đốn là trĩ vịng (Trĩ độ III, IV kèm theo sa niêm mạc trực tràng) dựa vào:
+ Lâm sàng:
Đại tiện ra máu;
Đau, rát, ngứa vùng hậu môn.
Sa búi trĩ không tự co vào được.
Sa niêm mạc trực tràng + Cận lâm sàng:
Soi hậu môn-trực tràng chẩn đoán xác định: mức độ búi trĩ độ III, IV kèm theo sa niêm mạc trực tràng, trĩ vòng.
Các xét nghiệm thường quy khác cho phép phẫu thuật. - Được điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật Longo.
- Có đủ hồ sơ nghiên cứu.
- Khơng phân biệt giới tính nam hay nữ. - Khơng phân biệt tuổi.
2.1.2.Tiêu chuẩn bệnh nhân loại trừ
- Bệnh nhân mắc bệnh trĩ vòng được phẫu thuật bằng các phương pháp khác. - Các loại bệnh trĩ khác.
- Có chống chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp Longo.
Nghiên cứu hồi cứu và nghiên cứu tiến cứu.
Nghiên cứu hồi cứu: từ tháng 01/2011-09/2011 Nghiên cứu tiến cứu : từ tháng 10/2011- 07/2012.
2.2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu
Các bệnh nhân được khám bệnh, làm xét nghiệm, soi hậu môn-trực tràng các kết quả được ghi vào một mẫu bệnh án thống nhất. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:
2.2.1.1. Lâm sàng
- Tuổi - Giới tính - Tiền sử:
+ Rối loạn tiêu hóa:
Đi ngồi phân lỏng.
Táo bón.
+ Đã từng điều trị bệnh trĩ:
Điều trị nội khoa.
Điều trị bằng thủ thuật.
Điều trị bằng phẫu thuật. + Ăn cay: ớt, hạt tiêu.
+ Dùng chất kích thích: Uống rượu, bia. + Thói quen hút thuốc: thuốc lá, thuốc lào. + Thói quen sinh hoạt:
Ngồi lâu.
Đứng lâu.
Vận động mạnh. - Lâm sàng:
+ Thời gian bị bệnh: Tính từ lúc bệnh nhân thấy xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu hoặc các triệu chứng khác đến khi vào viện.
+ Đau, rát, ngứa vùng hậu mơn. + Đi ngồi ra máu.
+ Sa búi trĩ. + Búi trĩ phụ. + Da thừa hậu môn. + Huyết khối.
2.2.1.2. Cận lâm sàng
+ Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu ngoại vi.
+ Sinh hóa máu: Glucose, Ure, Creatinine, SGOT, SGPT, GGT, Nhóm máu. + Các xét nghiệm miễn dịch: HIV, HBsAg
+ Nội soi hậu môn-trực tràng: Đánh giá tình trạng, mức độ và các tổn thương phối hợp của búi trĩ.
+ Các xét nghiệm thường quy khác.
2.2.2. Quy trình phẫu thuật Longo
2.2.2.1. Dụng cụ và phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật Longo gồm: dụng cụ nong hậu môn (ống nong
hậu mơn và vịng nhựa), dụng cụ soi hậu mơn, dụng cụ móc chỉ khâu và máy
PPH 03.
2.2.2.2. Kỹ thuật phẫu thuật
- Bệnh nhân được gây tê tủy sống.