Những quy định chung

Một phần của tài liệu giáo dục khoa cử thời lê trung hưng từ thế kỷ xvii đến thế kỷ xviii (Trang 34 - 55)

5. Bố cục của khoá luận

3.2.1. Những quy định chung

* Trường quy

Đây là những quy định cụ thể của trường thi buộc các sĩ tử phải nắm rõ thậm chí học thuộc lòng nếu không sẽ vi phạm và bị hỏng thi, bài thi không được chấm, thậm chí sẽ bị triều đình truy tội. Trường quy có nhiều, chủ yếu nhất là chữ viết (nét chữ nết người), kiêng kỵ húy (kiêng không nói đến tên của người đã mất), khiếm đài (nâng cao lên, tức khi gặp những chữ kiêng kỵ cần phải sang hàng và viết cao lên tỏ lòng cung kính), khiếm trang (trang nhã, cung kính, kính trọng).

Cụ thể như sau:

- Phạm húy: Trước khi thi, có bảng yết ở các cửa vi (vùng đất thí sinh dựng

lều làm bài) ghi các chữ húy phải kiêng. Khi làm bài, gặp chữ húy, lúc đọc phải tránh âm, lúc viết phải sửa đổi như dùng chữ gần âm, gần nghĩa để thay thế.

- Khiếm trang: cạnh chữ “vương” không được viết những chữ có nghĩa xấu

như hôn, hung, sát… vì có thể bị hiểu lầm là vua u mê, hung dữ hay bị sát hại.

- Khiếm tỵ: cấm viết tên các cung vua, cung hoàng hậu. Trong tiểu thuyết

Lều chõng”, nhà văn Ngô Tất Tố kể rằng: Đốc Cung bị nêu tên cảnh cáo trên

bảng con vì đã viết câu: “Tam bách niên xã tắc chi trường, ninh phi lại cơ thử tai” (Xã tắc nhà Đường lâu dài đến 300 năm, há chẳng nhờ điều đó hay sao?). Dù chữ “trường” ở cuối câu đầu, chữ “ninh” ở đầu câu sau song vẫn bị coi là khiếm tỵ vì Trường Ninh là một cung trong Đại Nội.

- Khiếm đài: để tỏ lòng cung kính vương triều, khi gặp chữ Thiên phải nâng

lên cao 3 tầng, tức là trên hàng viết ba chữ đó, đây là mức nâng cao nhất. Gặp chữ chỉ vào vua thì phải nâng cao hai tầng, gặp chữ trỏ vào tính tình hoặc công việc của vua, phải nâng lên cao một tầng. Ví dụ Hoàng thân, long nhan phải nâng lên cao trên hàng chữ viết bình thường hai tầng.

- Khiếm cung: khi xưng với vua hay quan phải viết nhỏ lại và lệch sang một

bên. Ví dụ Đối thần văn, xưng với vua thì chữ thần phải viết nhỏ đi một nửa và lệch sang bên hữu. Đối sĩ văn, xưng với quan cũng phải viết chữ sĩ nhỏ và lệch đi.

- Bất túc, bất cập: là viết không đủ quyển, chưa thành bài. Duệ bạch là chỉ

viết được vài ba dòng. Các tội này khá nặng vì chứng tỏ thí sinh không đủ sức đi thi mà khảo quan duyệt hạch không kỹ càng hay cố ý nâng đỡ. Trường hợp này

cả khảo quan và thầy học cũng bị phạt.

- Ngoại hàm: khoảng 5, 6 giờ chiều thì đánh trống thu quyển. Hồi trống

đánh dài đủ ba hồi chín tiếng thì khóa hòm đựng quyển của thí sinh. Những quyển nộp sau khi khóa hòm gọi là ngoại hàm, không được chấm nhưng vẫn được đọc kỹ xem có phạm trường quy hay không. Phạm ngoại hàm cũng là tội nặng cũng bị nêu tên trên bảng con... Khi viết xong bài, phải đếm những chữ xóa, móc… và ghi vào cuối quyển với mấy chữ “cộng quyển nội” rồi mới đem nộp quyển ở nhà Thập đạo.

Trường thi: chia làm hai phần. Phần ngoài dành cho thí sinh, phần trong cho

quan trường. Phần ngoài lại chia làm 4 - 8 vi (nơi dành cho sĩ tử cắm lều làm bài). Chính giữa chỗ giao nhau của hai con đường hình chữ thập (+) chia phần ngoài ra làm bốn, có xây một ngôi nhà gọi là nhà Thập đạo, là nơi quan trường họp để ra đầu bài và làm chỗ thí sinh đến xin dấu Nhật trung và nộp quyển thi. Phần trong cũng chia làm hai. Nội trường dành cho các vị Sơ khảo, Phúc khảo và Giám khảo. Ngoại trường giáp khu thí sinh là nơi dành cho Chánh, Phó chủ khảo và Phân khảo.

Giữa nội và ngoại trường lại có một khu nhỏ xây kín mít, chỉ chừa có một lối đi ra Ngoại trường. Đấy là khu dành cho các ông Đề tuyển, những giám khảo khác không được đến đây. Mỗi khi có gì cần trao đổi, các quan Nội trường đến Giám viện, xây chính giữa Ngoại trường. Các Lại phòng, Thể sát cũng bị giam lỏng như các quan trường trong suốt thời gian thi cử.

Quyển thi: Những người trúng cách kỳ thi khảo hạch muốn dự kì thi

Hương phải nộp cho quan Đốc học ba quyển giấy, mỗi quyển chừng 10 tờ. Giấy đóng quyển là loại giấy tốt, dùng để viết chữ Nho với khuôn khổ được quy định thước tấc rõ ràng cụ thể. Gần ngày thi quan Đốc học gửi các quyển thi ấy đến trường thi để quan chủ khảo kiểm tra đánh số quyển làm tám loại theo tên của bát quái cùng số thứ tự, khoanh một khoanh tròn ở giữa tờ giấy, đóng dấu trường thi trên quyển, sau đó giao lại cho thí sinh khi họ vào trường thi.

Chấm thi: qua nhiều vòng, vô cùng kỹ càng. Quyển thi được giao cho Đề

tuyển rọc phách rồi đưa vào Nội trường. Giám khảo phải khám xét dấu niêm phong trước khi mở hòm phân phát các quyển thi. Các ông Sơ khảo chấm trước

tiên bằng son ta (màu gạch). Các vị Phúc khảo chấm lại bằng mực xanh. Cuối cùng, Giám khảo duyệt lại bằng màu hồng đơn. Người chấm phải ghi rõ họ tên, chức vụ, số điểm rồi ký tên lên mặt quyển.

Đến kỳ thi Hội, thi Đình, các giám khảo chấm bản sao thí sinh được người khác chép lại để đề phòng nhận ra mặt chữ, mất công bằng.

Sau kỳ thi, Chủ khảo và Giám sát mỗi người phải làm một bản phúc trình đệ về kinh, nếu không sẽ bị phạt. Tất cả các quyển thi, dù đỗ hay hỏng, kể cả ngoại hàm, đều được gửi về kinh duyệt lại. Triều đình có thể lấy đỗ thêm hay đánh trượt.

- Yêu cầu đối với thí sinh

* Nộp quyển

Sắp đến kỳ thi Hương, thí sinh phải nộp quyển lên quan Đốc học trong tỉnh nhà xem như là để ghi tên dự thi. Quyển thi không được có vết tích gì vì sợ làm dấu hiệu cho khảo quan chấm bài. Sau khi xét duyệt kỹ càng lý lịch, quan Tổng đốc sẽ đóng ấn triện vào, sau đó quan Đốc học mới được đưa quyển thi vào trường thi. Bản danh sách ghi tên học trò dự thi được gửi vào kinh đô phải có chữ ký của quan Tổng đốc và Đốc học. Căn cứ vào đó, Triều đình sẽ chỉ định số lượng giám khảo nhiều hay ít.

* Khám xét

Sau lễ điểm danh, một đội lính Thể sát sẽ làm nhiệm vụ khám xét thí sinh rất kỹ càng, không cho họ mang theo bất cứ sách vở hay bài làm sẵn vào trường thi. Ngay cả giấy có chữ, dù không phải bài làm sẵn cũng bị nghiêm cấm.

Khi thi, mỗi thí sinh ngồi một lều riêng, khoảng cách giữa các lều đủ lớn để thí sinh độc lập làm bài, người này có đọc, người khác cũng không nghe được. Thí sinh không được đi sang các lều khác để hỏi chữ (vì chữ Hán lắm nét khó nhận biết). Cấm làm bài cho người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ. Ai vi phạm sẽ bị trừng phạt nặng. Những người đỗ cử nhân, tú tài hay giám sinh mà vi phạm trường quy đều bị gạch tên.

* Dụng cụ đi thi

Trước ngày lên đường đi thi, sĩ tử phải sắm đủ các vật dụng cần thiết như lều, chiếu, yên, chõng, tráp đựng các thứ như bút, giấy, nghiên mực, dao, kéo, dùi,

cơm nước và các vật dụng khác dùng trong một ngày, cùng ống quyển để đựng bài thi. Tuyệt đối sĩ tử không mang theo sách vở hay bất kỳ tài liệu nào vào phòng thi. Thông thường những thứ này được tiểu đồng hay đầy tớ mang giúp đến trường thi. Trước khi lên đường, học trò đến chào thầy, nghe thầy dặn dò, còn gia đình thì làm lễ gia tiên cầu mong tổ tiên phù hộ, những người thân thì tiễn đưa, chuẩn bị tiền nong, lương thực và chúc tụng ngày về vẻ vang [20: tr 67 -72].

- Quy định về Khả o quan

Chia ra làm hai hạng là Giám khảo và Giám sát.

Ngoài ra còn có hai quan Đề tuyển Nội và Ngoại trường phụ trách rọc phách, khớp phách, kê khai danh sách người thi, người đỗ, yết bảng… và khoảng 400 Lại phòng (thư ký) giúp việc ghi chép.

Cách chọn khảo quan: từ Phân khảo trở lên chọn các quan ở kinh đô, toàn những người đỗ đạt cao, làm việc ở Triều đình. Còn hai ông Đề tuyển lại chọn người ít chữ để không thể sửa hộ bài vì họ là những người duy nhất biết tên người khi kháp phách. Hội đồng giám khảo do Triều đình đề cử rồi trình vua duyệt. Tiếp theo các ông chánh phó chủ khảo làm lễ Bái mạng rồi ra bộ Lễ lĩnh cờ Khâm sai (chủ khảo) và biểu Phụng chỉ (phó chủ khảo). Liền đó hai quan giám sát theo chân hai ông chánh phó chủ khảo về nhà, có thị vệ canh cổng, không cho tiếp xúc với ai nữa, để phòng ngừa chuyện hối lộ. Có khi các quan còn phải làm lễ uống máu ăn thề. Các ông sơ khảo và phúc khảo chọn người ở địa phương, những người tỉnh này phải đổi đi chấm ở nơi khác; nếu có con em đi thi cùng tỉnh phải làm giấy “hồi tị” tức là xin cáo không đi chấm, nếu không sẽ bị trừng phạt. Các Lại phòng, Thể sát do quan địa phương cử cũng chọn những người không đỗ đạt nhưng thanh liêm [20: tr 78 - 80].

Lễ Tiến trường của các Khảo quan: độ một tuần trước ngày thi, các quan ở

Kinh ra liền đến ra mắt quan Tổng đốc địa phương rồi làm lễ bái vọng ở Hành cung và lễ Tiến trường, các quan ở ngay kinh thì làm lễ Bái mạng.

Ngày Tiến trường được tổ chức trọng thể. Cờ quạt cắm từ cổng thành đến tận trường thi. Đám rước đi đầu có cờ quạt, chiêng trống rồi đến cờ “Khâm sai”, biểu “Phụng chỉ”, sau là võng lọng các quan Chánh, Phó chủ khảo. Các ông Sơ khảo thì đi bộ che một lọng. Các Lại phòng xếp hàng đôi có 8 viên

đội Thể sát và một toán lính nai nịt gươm giáo đi đoạn hậu. Đến trường thi, các quan hàng tỉnh trở về, các Khảo quan tiến vào trường thi. Sau đó cổng trường được khóa lại, lính canh gác suốt thời gian chấm bài. Kỳ thi thường kéo dài trên một tháng- Luật thi cũng cấm các quan trong trường thi không được mang giấy có chữ và mực đen vào trường vì sợ sửa bài, không được mang đầy tớ vào vì đã có lính phục dịch [20: tr 51].

Trước khi trời sáng, các Khảo quan bận triều phục lên ghế tréo trước cổng vi, chứng kiến lễ điểm danh và coi lính khám xét thí sinh trước khi phát quyển cho vào trường. Các ông Giám sát cũng lên chòi canh. Sau khi thí sinh vào trường, cổng trường được khóa lại. Các quan họp ở nhà Thập đạo để bàn bạc việc ra đầu bài và tiến hành chuyển đến các lều thi. Thí sinh làm bài xong tự đem nộp ở nhà Thập đạo, có thư ký đóng dấu chứng nhận vào cuối quyển trước mặt các ông Đề tuyển, rồi bỏ vào hòm đựng quyển thi.

3.2.2. Quy định về các kỳ thi Khảo Khóa

Kỳ thi này được mở ra hàng năm tại các tỉnh do quan Đốc học đứng ra tổ chức dưới sự chủ tọa của quan đầu tỉnh như quan Tổng Đốc hoặc Tuần phủ. Khảo khóa mở ra với mục đích khuyến khích học trò học tập và giúp cho học trò làm quen với các bài văn trường thi trong kỳ thi Hương sắp tới. Trong kỳ thi khảo khóa này học trò phải làm một bài thơ, một bài phú, một bài văn sách. Đề thi thường do quan Đốc học ra. Ban giám khảo là các vị học quan trọng tỉnh. Đốc học trường tỉnh, giáo thụ trường phủ, huấn đạo trường huyện [20: tr 64]. Học trò thi đậu kỳ thi này được gọi là Khóa sinh và được địa phương miễn lao dịch một năm. Chính đây là một đặc ân của Nhà nước phong kiến nhằm khuyến khích động viên người học.

Khảo Hạch

Kỳ thi này do quan Đốc học ở tỉnh đứng ra tổ chức cứ ba năm một lần trước ngày thi Hương chừng dăm ba tháng. Những người vượt qua kỳ thi khảo khóa mới được dự kỳ thi này. Những người sau khi thi đỗ gọi là thí sinh, từ đó mới được phép làm hồ sơ tham dự kỳ thi Hương. Người đỗ đầu kỳ thi khảo hạch này gọi là Đầu xứ. Sau kỳ thi quan Đốc học lập danh sách những người trúng cách

gửi về Bộ Lễ và chỉ những người có tên trong danh sách này mới được dự thi kỳ thi Hương do Bộ Lễ tổ chức theo từng vùng [20: tr 65].

Trước khi đi thi Hương sĩ tử phải chuẩn bị quyển thi, dụng cụ đi thi và cần thiết nhất là nắm chắc trường quy.

Thi Hương

Tư cách thí sinh

Trước khi bước vào thi, thí sinh phải làm theo thể lệ đăng ký để được chấp nhận tư cách thí sinh tham gia các kỳ thi Hương. Học sinh phải nộp căn cước, khai rõ phủ, huyện, xã, tuổi tác cùng là chuyên học kinh nào, lý lịch ông cha ra sao, không được gian dối, giả mạo. Như vậy, thí sinh phải có lý lịch rõ rang, không phân biệt xuất thân, đẳng cấp, chỉ duy là con nhà phường chèo, con hát và kẻ phản nghịch thì không được tham dự. Sử cũ đã ghi “ Thời Trung Hưng, phép thi rất nghiêm, con nhà hát xướng không được ứng cử, cho nên Lộc Khê hầu Đào Duy Từ là người có tài, giỏi văn chương, thi Hội đã trúng cách mà vì cái cớ là con nhà hát xướng nên bị tước bỏ tên trong danh sách thi đỗ”. Việc sơ xét này còn gọi là lệ bảo kết do quan địa phương gồm xã quan và quan huyện đảm trách. Sau khi qua lệ bảo kết, thí sinh phải qua một kỳ thi khảo hạch để chọn lựa người có đủ trình độ kiến thức để dự thi “Phép thi Hương trước hết thi ám tả để loại bớt” [26: tr 69]. Ngoài ra, để sàng lọc nhằm có lượng thí sinh phù hợp và đồng đều về chất lượng, triều đình phân định số thí sinh ở các địa phương.

Trái lại, nếu các Nho sinh có đủ trình độ, khả năng đi thi mà không tham dự, hoặc không khai báo, điểm mục dù bất kỳ lý do gì, thì đều bị phạm tội. Đến kỳ vào trường thi Hương, các Nho sinh có tang cha mẹ ở nhà, đều phải đến bản phủ khai tên điểm mục, nếu thiếu người nào quan phụ trách tâu lên hết sẽ bắt tội sung quân ở bản phủ. Ai tự tiện vào cửa ngoài trường thi để thi thay cho người khác, thì bị xử tội đồ, suốt đời không được đi thi và không được bổ dùng. Nếu xã trưởng nhận diện biết là gian mà đồng tình dung túng, đến nỗi người thi thay vào trường bị bắt, thì người xã trưởng cũng bị tội sung quân hạng ba ở bản phủ.

Rõ ràng tư cách người đi thi tuyển đã được lựa chọn khá kỹ theo trình độ học vấn và tiêu chí phẩm hạnh đương thời.

Tổ chức thi

Thi Hương được tổ chức ở các phủ lộ địa phương. Trước ngày thi, các quan đề điệu, giám thí đều phải xét cử kiểm tra tư cách thí sinh, các giám quan thì cùng tìm xét cho hết dấu vết cất sách vở trong trường. Sau khi thí sinh vào trong trường thi, giám sát phải kiểm tra kỹ càng ở ngoài cửa. Những ai đem theo tài liệu sao chép văn chương, sách vở hoặc đi thi hộ người khác thì bắt giữ chính người đó đem xét hỏi. Thời gian tổ chức thi Hương được quy định cụ thể cho từng địa phương, nơi có trường thi Hương. Phép thi Hương cũng được quy định chặt chẽ với 4 kỳ thi thi (tứ trường) thí sinh đỗ kỳ một mới được vào thi kỳ 2, cứ như thế vào kỳ 3 rồi kỳ 4. Đề thi từng kỳ, quy định cụ thể như sau:

- Kỳ thi thứ nhất: Tứ thư, kinh nghĩa 5 bài

- Kỳ thi thứ hai: Chiếu, chế, biểu mỗi loại một bài viết theo lối thể văn tứ lục, hay văn biền ngẫu, văn xuôi có 2 vế, vế 6 chữ và vế 4 chữ đối nhau.

- Kỳ thứ ba: Thi, phú, mỗi thứ một bài, thơ làm theo thể Đường luật. Phú cũng làm theo thể Cổ thể quy định 300 chữ trở lên.

Một phần của tài liệu giáo dục khoa cử thời lê trung hưng từ thế kỷ xvii đến thế kỷ xviii (Trang 34 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)