Hê ̣ thống trường tư

Một phần của tài liệu giáo dục khoa cử thời lê trung hưng từ thế kỷ xvii đến thế kỷ xviii (Trang 29 - 55)

5. Bố cục của khoá luận

2.3.2. Hê ̣ thống trường tư

Trường tư là trường do các thầy đồ đảm nhận hoặc do dân lập ra ở làng xã để dạy học cho con em nhân dân trong làng. Loại trường này Nhà nước không tổ chức và quản lý, mà người dân tự lo liệu nên thường được gọi là Hương học vì nó nằm rải rác ở các làng mạc (trường làng).

Dưới thời Lê Trịnh ở các địa phương, làng xã tự tổ chức những lớp học tự mời thầy về dạy và lo trả lương thầy dạy. Thậm chí ở từng gia đình nhất lần đối với những gia đình có điều kiện đã tự mời thầy về dạy cho con em mình. Người thầy là những Nho học hoặc đã hưu quan, hoặc chưa bổ quan, hay vì những lý do khác. Trong số những trường học này, nổi bật là các trường học do các vị Nho học danh tiếng mở, như trường của tiến sĩ Nguyễn Đình Trụ (1627 - 1703). Ông người làng Nguyệt Áng (Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội), đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thân (1656), từng làm quan trong triều song bị giáng chức, trở về quê sống nhàn tản rồi mở trường dạy học [26: tr 51]. Bên cạnh, đó còn rất nhiều người thầy khác. Họ không chỉ là những người từng đỗ đạt cao, là những nhà giáo giỏi, tâm huyết mà họ còn là những nhà văn hóa của dân tộc với nhiều đóng góp cho văn hóa nước nhà.

2.4. Đánh giá giáo dục thời Lê Trung Hƣng

Giáo dục - khoa cử không chỉ tác động đến triều đại, đến văn hóa xã hội mà còn tác động phần nào đến kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh sự giao lưu với các quốc gia trong khu vực và phương Tây mở rộng hơn trước, khi văn minh phương Tây đã gõ cửa Đại Việt thì số Nho sĩ thức thời đã có những chuyển biến trong tư duy cũng như trong hoạt động kinh tế. Dù chưa có những tên tuổi cụ thể, song không thể phủ nhận rằng: ngoại thương Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII đã chứng kiến một không khí buôn bán tấp nập, trong đó, quan lại cũng tham gia vào quá trình này. Không ít những nho sĩ trí thức đã tham gia vào hoạt động sản xuất góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Khác với các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây cũng như nhiều triều đại phong kiến phương Đông đều có những chính sách hạn chế sự phát triển của hoạt động ngoại thương một phần lý do xuất phát từ vấn đề an ninh quốc gia. Bên cạnh đó còn do ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nông ức thương” muốn gắn người dân vào ruộng đất. Vì vậy, mà các triều đình phong kiến thường thực hiện các chính sách “đóng cửa” với bên ngoài hay các biện pháp kiểm tra ngắt ngao. Thì chính quyền Lê - Trịnh lại có những điểm tích cực bởi trong giai đoạn này đất nước đang diễn ra cuộc nội chiến kéo dài giữa tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, nhu cầu về trang bị kỹ thuật vũ khí chiến tranh là rất lớn. Do sự cần thiết như vậy nên người đứng đầu triều đình phong kiến đã ban hành những chính sách có lợi làm thúc đẩy quá trình trao đổi buôn bán giữa nước ta với bên ngoài thông qua con đường giao thương. Chúa Trịnh Tráng trong thư gửi phó toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan có viết “mong rằng tầu thuyền của ngài hàng năm đến mua và bán tùy sở thích, vì tôi đã giao hỏa với quan toàn quyền, được Ngài hứa trong thư là sẽ giúp tôi chống kẻ thù của tôi và tôi tin lời hứa đó sẽ

được thi hành”[32: tr 32]. Thái độ mời chào của các vua chúa phong kiến chứng

tỏ nhà nước đã thấy được việc mở rộng quan hệ buôn bán với các nước sẽ đem lại lợi ích về nhiều mặt cho quốc gia và cho triều đình phong kiến. Mối lợi của việc buôn bán đã che lấp mối lo ngại về sự nhòm ngó xâm lược của nước ngoài, triều đình phong kiến chỉ còn lo tận dụng tới mức tối đa sự chi viện về quân sự và tìm cách phát triển quốc gia một cách hiệu quả nhất. Không những vậy, chính

quyền Lê -Trịnh còn cho phép các thương nhân nước ngoài được vào chú ngụ sâu trong nội địa và gần Kinh thành hơn, được xây dựng những thương điếm trên lãnh thổ nước ta để thuận tiện giao dịch. Ngoài ra triều đình không cấm nhập bất cứ một thứ gì, đặc biệt là những mặt hàng triều đình thấy cần thiết cho đất nước lúc bấy giờ là vũ khí và những sản phẩm phục vụ cho việc chế tạo vũ khí hoặc những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho triều đình, cho nhân dân mà trong nước không có như: sơn, len, dạ, đồ thủy tinh… Chính những chính sách của triều đình đã kích thích công thương nghiệp trong nước đồng thời tạo nên sức sống mới cho hoạt động trao đổi buôn bán của nước Đại Việt ta thời kỳ này và nó cũng chứng tỏ rằng nhà nước phong kiến Đại Việt trong giai đoạn này đã bước đầu có những biện pháp thu hút thương nhân nước ngoài tới buôn bán.

Như vậy, trong các thế kỷ XVII - XVIII nhờ giáo dục khoa cử và sự thay đổi trong tư duy, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã có những chính sách tiến bộ nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Dù những thành tựu trong chính sách công thương nghiệp của nhà nước còn nhiều hạn chế nhưng phần nào nó cũng đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức của nhà nước về vai trò và tác dụng của hoạt động công thương nghiệp và tiến thêm một bước trên con đường phát triển.

Nhờ giáo dục khoa cử quan niệm cũng như cách sống trong giai đoạn này cũng có nhiều nét chuyển biến, quan hệ làng xã rộng mở. trình độ dân trí ngày một nâng cao, nhân dân được ấm no sung túc.

Nền giáo dục mà chủ yếu là giáo dục nho học cùng với chế độ khoa cử thời kỳ này phát triển đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức đông đảo phục vụ trực tiếp cho bộ máy quan liêu thống trị. số lượng tri thức đông đảo có thực lực giúp triều đình ổn định về mọi mặt. Tầng lớp nho sĩ trí thức là những người có vốn hiểu biết, đồng thời lại là những nhà truyền giáo đem đạo đức và giáo lý Nho giáo phổ biến rộng rãi đến mọi người dân. Mặt khác, họ là những hoạt dộng tích cực về chính trị, xã hội đa số họ đều tham gia tầng lớp quan liêu và trở thành bề tôi trung thành của nhà vua. Họ là tầng lớp trung gian vừa có điều kiện trở thành thành viên của giai cấp thống trị, phục vụ đắc lực cho giai cấp thống trị. Như vậy, thông qua giáo dục khoa cử triều đình phong kiến đã tuyển chọn được

nhiều người tài giỏi, có đạo đức giúp vua trị nước, an dân.

Triều đình phong kiến đã thông qua giáo dục và pháp luật để ban hành những điều giáo huấn, những quy định về nghi lễ phổ biến Nho giáo vào tận thôn xóm, phân phát cho các làng xã để xã trưởng hàng năm đọc và giảng giải cho nhân dân góp phần ổn định tôn ti trật tự xã hội. Bằng việc phát triển giáo dục khoa cử, trật tự xã hội ngày càng được duy trì, quyền lực của giai cấp thống trị ngày càng được bảo vệ vững chắc hơn. Trong giai đoạn này nho giáo trí thức được tuyển dụng thông qua thi cử ngày càng có uy tín đặc biệt nho giáo vẫn chiếm địa vị độc tôn sự phát triển của giáo dục góp phần quan trọng vào việc phổ cập nho giáo, củng cố chế độ quân chủ tập quyền ở nước ta. Khi nhà nước trung ương tập quyền phát triển sẽ có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đê điều, bảo đảm giao lưu giữa các vùng và tổ chức quân đội mạnh.

Mục tiêu cuối cùng của nền giáo dục, khoa cử đó là khẳng định, bảo vệ củng cố, ca ngợi và duy trì chủ nghĩa tôn phong kiến, chứng minh cho sự trường tồn của chế độ phong kiến là hợp quy luật, làm cho hệ tư tưởng phong kiến và những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc cùng những tinh hoa của văn hóa nhân loại chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần; củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng tạo ra sự đoàn kết toàn dân, giữ vững và mở rộng sự ảnh hưởng của chế độ phong kiến Việt Nam, đào tạo được một tầng lớp quan lại từ trung ương đến địa phương có đủ năng lực, đạo đức, bản lĩnh để trị quốc. Giáo dục thời Lê - Trịnh luôn luôn gắn liền với việc thi cử để chọn lựa nhân tài và mở nền nhân văn, khai hóa thiên hạ. Triều đình hết lòng chuộng kẻ sĩ và tin dùng kẻ sĩ, giao cho họ nhiều trọng trách lớn lao để họ thỏa trí trung thành cống hiến cho đất nước. Những bài giảng, đề thi trong các cuộc thi đình thường gắn với những nội dung bàn về việc trị quốc bình thiên hạ.

CHƢƠNG 3. KHOA CỬ THỜI LÊ TRUNG HƢNG 3.1. Nội dung thi

Dưới thời Lê Trịnh, Nho giáo không còn giữ địa vị độc tôn, nhưng vẫn là hệ tư tưởng chủ đạo của nhà nước quân chủ dùng làm nội dung đào tạo quan chức phục vụ cho bộ máy nhà nước, thông thạo việc cai trị dân chúng. Do vậy, nội dung thi cử đều xoay quanh tư tưởng Nho giáo.

Nội dung thi cử do nhà nước quy định, trao cho Bộ Lễ thực hiện. Đề thi thì thường do các bậc Đại khoa, có khi chính nhà vua đích thân ra. Thí sinh phải trải qua các môn thi cơ bản là: Kinh nghĩa, Văn sách, thi phú, chiếu, chế, biểu..

Kinh nghĩa: Kinh có nghĩa là sách là lời dạy của thánh hiền. Tứ Thư và Ngũ

Kinh đều gọi chung là Kinh. Kinh Nghĩa là giải thích những chỗ uẩn khúc của các câu chữ trong kinh truyê ̣n mà quan trường chọn làm đầu đề , nhằm kiểm tra khả năng thông thạo nho gia của học trò. Kinh nghĩa thường được chọn làm kì thi đầu tiên trong một khoa thi.

Văn sách: Là một bài văn nhằm bày tỏ những hiểu biết, năng lực của mình

về những điều mà đề bài đã đặt ra. Cũng như bài Kinh Nghĩa, văn sách là biền văn, không vần, có đối, nhưng không bắt buộc. Văn sách cũng là một lôi văn cổ, văn đối đáp. Thông thường văn sách được chia ra làm hai loại:

- Văn sách mục có đầu bài dài, gồm các câu hỏi về một vấn đề hay nhiều

vấn đề. Loại sách này được gọi là Văn sách thời vụ tức là thời vụ sách. Có ý nghĩa là trong bài văn sách, phải có một câu bao quát về ý nghĩa đề mục đặt ra, tiếp đó lần lượt dẫn giải các câu chữ trong kinh truyện, với các sự việc trong sử sách có liên quan đến vấn đề được đặt ra và cuối cùng là một tiểu luận về vấn đề đó.

- Văn sách đạo có đầu bài hỏi riêng về từng việc trong Kinh truyện, sử

sách. Mỗi câu hỏi là một đạo, có thể có đến chín, mười đạo sách. Thí sinh thông thường không phải làm tất cả các đạo mà có thể lựa chọn một trong số đạo để làm, như có thể chọn hai kinh, hai truyện và một sử, miễn là phù hợp với yêu cầu bài thi.

Khi làm bài thi, các thí sinh trả lời câu hỏi theo thứ tự mà đề bài đã nêu ra, nhưng cần phải thể hiện tài biện luận, dẫn giải, minh chứng sao cho lý giải của

mình được thông suốt, khúc chiết.

Thi phú: Tức là bài thi về thơ và bài thi về phú

- Thi (Thơ) có hai lối: Cổ thể và Đường luật, nhưng lối Đường luật được dùng nhiều nhất trong các khoa thi. Trong đề bài, thường chỉ định rõ là loại Đường luật hay Cổ thi, cũng như loại vần phải gieo.

- Phú : Nghĩa đen là mô tả bày tỏ , nên bài thi này là một thể văn có vần để tả cảnh vật hay phô diễn tâm tình . Loại văn này chỉ dùng để đọc mà không dùng để ca “Bất ca nhi tụng vi ̣ chi phú” ( không ca mà chỉ tu ̣ng go ̣i là Phú ). Bài phú cần có lời văn trơn tru , hào hù ng . Ngoài ra, bài phú đòi hỏi phải nghiêm ngặt tuân theo quy tắc về bố cục và niêm luật, cùng những lệ tỵ húy đương thời. Đề thi thường là lấy chữ trong kinh sử, nên cần phải thể hiện được sự uyên thâm của bản thân. Đồng thời phải tinh ý tán tụng nhà vua và chế độ đương thời. Nếu bài thi không chú ý đến điều đó điểm thi sẽ thấp, thậm chí còn bị đánh trượt dù văn hay.

Chiếu, chế, biểu:Chiếu, chế, biểu cũng là những môn thi bắt buộc đối với

Nho sinh.

- Chiếu là lời vua ban bố, mệnh lệnh cho quần thần dân chúng. - Chế là lời vua ban thưởng cho các bầy tôi có công.

- Biểu là bài văn của thần dân, quan lại dâng lên vua, có các dạng để chức mừng gọi là Hạ biểu, để tạ ơn gọi là Tạ biểu hoặc bày tỏ một điều gì đó [20: tr 62].

Cả ba bài thi trên đều là văn xuôi được làm theo lối cổ thể về sau đổi làm theo lối tứ lục. Khi làm bài thi, thí sinh phải đặt mình ở địa vị người nói mà viết. Chẳng hạn, khi làm bài chiếu, chế thì phải thay vua nói với bề tôi, sĩ tốt, thần dân. Làm biểu thì nói thay cho bề tôi. Đề thi thường có tính lịch sử, nên phải căn cứ vào lịch sử mà viết sao cho phù hợp với biến chuyển thời sự và nhu cầu xã hội.

Chiếu, chế, biểu còn là những thể loại công văn hành chính thường dùng trong các cấp chính quyền, nên học sinh phải làm cho thành thạo để sử dụng sau khi đỗ đạt, làm quan.

3.2. Quy chế thi và chấm thi

* Trường quy

Đây là những quy định cụ thể của trường thi buộc các sĩ tử phải nắm rõ thậm chí học thuộc lòng nếu không sẽ vi phạm và bị hỏng thi, bài thi không được chấm, thậm chí sẽ bị triều đình truy tội. Trường quy có nhiều, chủ yếu nhất là chữ viết (nét chữ nết người), kiêng kỵ húy (kiêng không nói đến tên của người đã mất), khiếm đài (nâng cao lên, tức khi gặp những chữ kiêng kỵ cần phải sang hàng và viết cao lên tỏ lòng cung kính), khiếm trang (trang nhã, cung kính, kính trọng).

Cụ thể như sau:

- Phạm húy: Trước khi thi, có bảng yết ở các cửa vi (vùng đất thí sinh dựng

lều làm bài) ghi các chữ húy phải kiêng. Khi làm bài, gặp chữ húy, lúc đọc phải tránh âm, lúc viết phải sửa đổi như dùng chữ gần âm, gần nghĩa để thay thế.

- Khiếm trang: cạnh chữ “vương” không được viết những chữ có nghĩa xấu

như hôn, hung, sát… vì có thể bị hiểu lầm là vua u mê, hung dữ hay bị sát hại.

- Khiếm tỵ: cấm viết tên các cung vua, cung hoàng hậu. Trong tiểu thuyết

Lều chõng”, nhà văn Ngô Tất Tố kể rằng: Đốc Cung bị nêu tên cảnh cáo trên

bảng con vì đã viết câu: “Tam bách niên xã tắc chi trường, ninh phi lại cơ thử tai” (Xã tắc nhà Đường lâu dài đến 300 năm, há chẳng nhờ điều đó hay sao?). Dù chữ “trường” ở cuối câu đầu, chữ “ninh” ở đầu câu sau song vẫn bị coi là khiếm tỵ vì Trường Ninh là một cung trong Đại Nội.

- Khiếm đài: để tỏ lòng cung kính vương triều, khi gặp chữ Thiên phải nâng

lên cao 3 tầng, tức là trên hàng viết ba chữ đó, đây là mức nâng cao nhất. Gặp chữ chỉ vào vua thì phải nâng cao hai tầng, gặp chữ trỏ vào tính tình hoặc công việc của vua, phải nâng lên cao một tầng. Ví dụ Hoàng thân, long nhan phải nâng lên cao trên hàng chữ viết bình thường hai tầng.

- Khiếm cung: khi xưng với vua hay quan phải viết nhỏ lại và lệch sang một

bên. Ví dụ Đối thần văn, xưng với vua thì chữ thần phải viết nhỏ đi một nửa và lệch sang bên hữu. Đối sĩ văn, xưng với quan cũng phải viết chữ sĩ nhỏ và lệch đi.

- Bất túc, bất cập: là viết không đủ quyển, chưa thành bài. Duệ bạch là chỉ

Một phần của tài liệu giáo dục khoa cử thời lê trung hưng từ thế kỷ xvii đến thế kỷ xviii (Trang 29 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)