Một số nội dung bổ trợ

Một phần của tài liệu giáo dục khoa cử thời lê trung hưng từ thế kỷ xvii đến thế kỷ xviii (Trang 25 - 55)

5. Bố cục của khoá luận

2.2.2. Một số nội dung bổ trợ

Bên cạnh đó, chương trình học để thi phải kể đến:

Hiếu Kinh: sách do thầy Tăng Tử (tên là Tăng Sâm, tự là Tử Dư) học trong

ngài Khổng Tử biên soạn. Sách Hiếu Kinh chép lời dạy của Khổng Tử với các môn sinh, nhất là dạy về đạo hiếu đối với cha mẹ [20: tr 48].

Minh Tâm Bảo Giám có nghĩa là tấm gương báu soi sang cõi lòng. Sách sưu

tập nhưng câu cách ngôn của các bậc Thánh hiền chép trong kinh truyện và các sách để dạy con người sửa tâm rèn tính . Sách chia làm 20 thiên, mỗi thiên gồm nhiều chủ đề có quan hệ mật thiết với nhau.

Minh Đạo Gia Huấn có nghĩa là sách dạy trong nhà của Minh Đạo. Minh Đạo

là Trình Hiệu, học trò của Chu Đôn Di, đỗ tiến sĩ làm quan đời Tống, viết nhiều sách về Nho giáo cùng với thầy và anh xiển dương Nho giáo đời Tống . Sách gồm 500 câu thơ, khuyên răn về luân thường đạo lí và chỉ bảo cách tu thân xử thế. Có nhiều câu lời gọn ý hay nên trở thành những câu châm ngôn, cách ngôn được người đời truyền tụng.

Tam Tự Kinh có nghĩa là sách ba chữ, vì các câu trong sách này, mỗi câu

đều có ba chữ. Các chữ cuối các câu chẵn đều có vần, cứ hai vần trức lại đổi sang hai vần bằng. Theo truyền văn thì tác giả sách này là Vương Ứng Lân sống vào cuối thể kỷ XII đời Tống soạn ra [20: tr 49]. Đây là sách dạy chữ , gồm 358

câu, mỗi câu 3 chữ có vần, chia theo chủ đề như Nhân tình, lễ nghi, hiếu đễ, các điều thường thức về tự nhiên, xã hội; nói đến sách học, nêu gương người chăm học, khuyên răn con trẻ tu chí học tập…[26: tr 56].

Trên đây là những sách dạy học trò lúc bắt đầu đi học. Nội dung những sách sơ học đó chủ yếu định hướng cho người học về hiếu lễ, trọng nghĩa; noi theo gương tốt để học hành và tu rèn tính cách, đạo đức. Khi đã đạt đến một trình độ nhất định, học trò sẽ học Kinh điển của nho gia, tức nhưng kinh truyện. Những sách này giúp học sinh thấu rõ nghĩa lý của đạo nho để trở thành những người hiểu biết, thi đỗ làm quan đem tài giúp vua, trị nước. Đây là sách học cơ bản của nền giáo dục thời Lê Trịnh.

2.3. Hệ thống trƣờng lớp

2.3.1. Hệ thống trường công

Trường công là hệ thống trường do Nhà nước tổ chức và đặt dưới sự quản lý của bộ Lễ. Thời Lê Trịnh, hệ thống trường công có hai cấp: Cấp trung ương và cấp địa phương. Cấp trung ương chính là Quốc Tử Giám; còn cấp địa phương là các học hiệu ở phủ lộ.

Quốc tử giám

Quốc tử giám được thành lập vào năm 1070, dưới đời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Đến thời Lê Trịnh, Quốc Tử Giám vẫn được duy trì và là trường học cấp cao nhất và lớn nhất ở Kinh đô, được gọi là Thái Học Viện (nhà Thái Học).

Dưới thời Lê Trung Hưng, Quốc Tử Giám đã có một cơ sở vật chất khá đầy đủ được hoàn thiện từ thời Lê Sơ. Nhưng các cuộc xung đột cuối thời Lê đã khiến nhiều công trình ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám bị hư hỏng, nhà Lê Trung Hưng đã cho trùng tu, bổ sung nhiều hạng mục công trình làm thành quần thể kiến trúc quy mô. Các phường thợ đá nổi tiếng như Kính Chủ (Hải Dương) và An Hoạch (Thanh Hóa) được điều ra đảm nhận công việc chạm đục bia đá, tượng đá và thềm bậc, cột trụ đá…Văn bia động Kính chủ (Dương Nham) huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, ghi lại lệnh chỉ của chúa Trịnh cấp cho các thợ đá làng Kính Chủ được miễn thu phen tạp dịch lo việc tạo bia đá Văn miếu trong lần tu sửa văn miếu dưới thời Lê Trịnh [26: tr 45].

học. năm Chính Hòa thứ 16 (1659), mùa đông tháng 10 chúa đến nhà Thái học, bái yết Tiên Thánh, thân làm thơ ca tụng đạo đức thánh nhân, khắc vào bia dựng ở nhà Thái học. Các chúa Trịnh luôn đề cao Nho giáo và chú trọng đến trường học Quốc tử giám. Thời chúa Trịnh Sâm, khi Nguyễn Nghiễm làm Quốc sư Tổng tài đã cho đúc quả chuông đồng lớn. Chuông hiện treo ở gian bên trái nhà Thái học, với tên chữ là Bích Ung đại chung, nghĩa là chuông lớn Bích Ung. Khác với mọi quả chuông khác, chuông này không phải là chuông chùa, chuông ở đền, miếu, mà là chuông ở Văn miếu, mang ý nghĩa nhạc khí biểu trưng của lễ nghi Nho giáo [26; tr 47].

Cơ quan quản lý việc học thời Lê Trịnh là bộ Lễ. Bộ Lễ là một trong những bộ thiết yếu của Lục bộ, đảm trách nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc học hành thi cử.

Đứng đầu bộ Lễ là một Thượng thư, sau đó là hai viên Tả, Hữu thị lang. Các chức này thời Lê Trịnh đều do những người đỗ đạt và là các đại thần rường cột đầy tài năng, tâm huyết, với phẩm tước từ bá đến công đảm nhận.

Tại Kinh đô, Quốc Tử Giám vừa có nhiệm vụ dạy học, gây dựng nhân tài; vừa quản lý, tổ chức đào tạo. Có thể nói, Quốc Tử Giám vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất trong cả nước thời bấy giờ. Đứng đầu Quốc Tử Giám là một viên Tế Tửu, phụ trách chung và kiêm lý chủ tế Văn Miếu. Bên cạnh Tế Tửu có chức Tư nghiệp, đặc trách việc giảng dạy và học tập. Sau đó là chức Ngũ Kinh Bác Sĩ gồm năm vị; mỗi vị chuyên đi sâu sưu tầm, nghiên cứu giải thích một trong Ngũ Kinh để dạy học trò. Phụ trách giảng dạy còn có các chức Giáo thụ; giúp việc là các Trực giảng và Trợ giáo. Đội ngũ học quan này đều do Nhà nước tuyển chọn và bổ nhiệm. Họ là những người thầy tài giỏi, có đạo đức, mô phạm; nhất là những người giữ chức Tế Tửu và Tư nghiệp thường là danh Nho, đại thần nổi tiếng trong nước được triều đình kính trọng.

Học trò trường Quốc Tử Giám được gọi là Giám sinh Quốc Tử Giám hay Xá sinh Quốc Tử Giám. Đối tượng được chọn làm Giám sinh khá mở rộng ở giai đoạn này, bao gồm các loại chính như ân giám (được đặc ân vua ban), ấm giám (con em quan tứ phẩm trở lên), Cử giám (người đã đỗ thi Hương, nhưng chưa đỗ kỳ thi Hội). Lệ này được đặt từ thời Hồng Đức tứ 14 (1483). Để khuyến

khích và nâng đỡ con em quan viên hiếu học, triều đình Lê Trung Hưng đặt ra lệ sau: Nếu Giám sinh nào thi hội mà trúng ba kỳ (Tam trường), thì được sung vào Thượng xá. Nếu trúng 2 kỳ (Nhị trường) thì sung vào Trung xá, còn nếu trúng 1 kỳ (Nhất trường) thì được sung vào Hạ xá. Đến khi bổ dụng Quốc tử giám sẽ bảo cử và bộ Lễ lựa chọn, cất nhắc. Học sinh tại các xá trên đều được hưởng cùng một luật về tuyển dụng như nhau không có sự phân biệt nào [26: tr 48].

Như vậy, Quốc tử giám là trường học lớn nhất và duy nhất ở kinh đô. Ngoài con em tầng lớp quý tộc, quan liêu còn tuyển chọn cả con em nhà thường dân , co tư chất thông minh , hiếu học . Thời gian học tập ở Quốc tử giám là 3 năm. Nếu sau 3 năm học tập mà thi không đỗ thì Giám sinh có thể ở lại chờ thi lần sau. Ngoài việc phải học tập , làm việc hết sức nghiêm túc ra, các Giám sinh còn phải tuân thủ nhiều quy định vô cùng nghiêm ngặt ở Quốc tử giám.

Bên cạnh Quốc Tử Giám, thời Lê Trịnh còn có các trường học công khác giành cho con em quan lại ở các quán, cục ở Kinh đô, như ở Chiêu văn quán, Sùng Văn quán, Tú lâm cục, Trung thư giám, Ngự Tiền Cận thị cục,...

Học hiệu ở phủ lộ

Ngoài Quốc tử giám ở Thăng Long ra, còn có các trường công khác được lập ở các phủ lộ cũng được tổ chức theo cách thức như ở Quốc tử giám trong các hình thức giảng dạy là giảng kinh sách, làm văn và bình văn với những quy định cụ thể như sau:

Giảng kinh sách: Học quan định rõ các kỳ giảng kinh sách hàng tháng. Nhờ có quy định này, nên các trò mọi nơi gần xa đều có thể đến nghe giảng bài được. Dạy làm văn: Việc này cũng được định kỳ hàng tháng. Trong bài học này, thầy ra đề cho học sinh làm. Đề bài có thể được làm tại trường và có thể được làm bài tại nhà. Đề bài làm tại trường thì học sinh bắt buộc phải nộp bài tại trường, trong ngày hôm đó; còn đề làm ở nhà thì làm đúng theo kỳ hạn đem nộp. Tổ chức bình văn: Học sinh phải nộp quyển cho thầy trước, sau khi chấm xong, sẽ định ngày bình văn. Những đoạn văn, bài văn hay sẽ được đưa ra bình, đôi khi thầy cũng treo thưởng để buổi bình văn thêm sôi nổi. Thường là những buổi bình văn này được tổ chức vào ngày cuối tháng. Học sinh có giọng đọc tốt sẽ được cử ra đọc những đoạn văn hay, những bài văn hay.

Ở trường Hương học, thì thường là “Dùng Hiệu quan” để giảng dạy các sinh đồ và đồng sinh tuấn tú trong phủ mình tình nguyện vào học. Mỗi tháng có hai khóa thi khảo. Ai trúng được 8 kỳ thi, mà là sinh đồ thì được miễn các kỳ thi khảo hàng năm , còn là đồng sinh thì được vào trường thi Hương . Cho phép huyện quan khảo hạch các sĩ tử , số ngạch lấy đỗ hạn đ ịnh theo huyện: Lớn, vừa và nhỏ [26: tr 50].

Để khuyến khích việc học và thi cử ở các học hiệu phủ lộ, Nhà nước đã cấp ruộng, tiền để chi phí cho các trường quốc học và khích lệ người đi thi. Chẳng hạn, năm Quý Mão niên hiệu Bảo Thái thứ 4 (1723), cấp ruộng cho trường quốc học và Hương học, nhiều ít có khác nhau: trường Quốc học được 60 mẫu ruộng, trường ở phủ lớn 20 mẫu ruộng, phủ vừa 18 mẫu ruộng, phủ nhỏ 16 mẫu. Thời Lê Trịnh, các phủ có truyền thống khoa bảng đều dựng văn từ làm nơi thờ phụng tiên hiền và nêu gương truyền thống khoa cử trong phủ, để khuyến khích kẻ sĩ.

2.3.2. Hệ thống trường tư

Trường tư là trường do các thầy đồ đảm nhận hoặc do dân lập ra ở làng xã để dạy học cho con em nhân dân trong làng. Loại trường này Nhà nước không tổ chức và quản lý, mà người dân tự lo liệu nên thường được gọi là Hương học vì nó nằm rải rác ở các làng mạc (trường làng).

Dưới thời Lê Trịnh ở các địa phương, làng xã tự tổ chức những lớp học tự mời thầy về dạy và lo trả lương thầy dạy. Thậm chí ở từng gia đình nhất lần đối với những gia đình có điều kiện đã tự mời thầy về dạy cho con em mình. Người thầy là những Nho học hoặc đã hưu quan, hoặc chưa bổ quan, hay vì những lý do khác. Trong số những trường học này, nổi bật là các trường học do các vị Nho học danh tiếng mở, như trường của tiến sĩ Nguyễn Đình Trụ (1627 - 1703). Ông người làng Nguyệt Áng (Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội), đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thân (1656), từng làm quan trong triều song bị giáng chức, trở về quê sống nhàn tản rồi mở trường dạy học [26: tr 51]. Bên cạnh, đó còn rất nhiều người thầy khác. Họ không chỉ là những người từng đỗ đạt cao, là những nhà giáo giỏi, tâm huyết mà họ còn là những nhà văn hóa của dân tộc với nhiều đóng góp cho văn hóa nước nhà.

2.4. Đánh giá giáo dục thời Lê Trung Hƣng

Giáo dục - khoa cử không chỉ tác động đến triều đại, đến văn hóa xã hội mà còn tác động phần nào đến kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh sự giao lưu với các quốc gia trong khu vực và phương Tây mở rộng hơn trước, khi văn minh phương Tây đã gõ cửa Đại Việt thì số Nho sĩ thức thời đã có những chuyển biến trong tư duy cũng như trong hoạt động kinh tế. Dù chưa có những tên tuổi cụ thể, song không thể phủ nhận rằng: ngoại thương Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII đã chứng kiến một không khí buôn bán tấp nập, trong đó, quan lại cũng tham gia vào quá trình này. Không ít những nho sĩ trí thức đã tham gia vào hoạt động sản xuất góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Khác với các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây cũng như nhiều triều đại phong kiến phương Đông đều có những chính sách hạn chế sự phát triển của hoạt động ngoại thương một phần lý do xuất phát từ vấn đề an ninh quốc gia. Bên cạnh đó còn do ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nông ức thương” muốn gắn người dân vào ruộng đất. Vì vậy, mà các triều đình phong kiến thường thực hiện các chính sách “đóng cửa” với bên ngoài hay các biện pháp kiểm tra ngắt ngao. Thì chính quyền Lê - Trịnh lại có những điểm tích cực bởi trong giai đoạn này đất nước đang diễn ra cuộc nội chiến kéo dài giữa tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, nhu cầu về trang bị kỹ thuật vũ khí chiến tranh là rất lớn. Do sự cần thiết như vậy nên người đứng đầu triều đình phong kiến đã ban hành những chính sách có lợi làm thúc đẩy quá trình trao đổi buôn bán giữa nước ta với bên ngoài thông qua con đường giao thương. Chúa Trịnh Tráng trong thư gửi phó toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan có viết “mong rằng tầu thuyền của ngài hàng năm đến mua và bán tùy sở thích, vì tôi đã giao hỏa với quan toàn quyền, được Ngài hứa trong thư là sẽ giúp tôi chống kẻ thù của tôi và tôi tin lời hứa đó sẽ

được thi hành”[32: tr 32]. Thái độ mời chào của các vua chúa phong kiến chứng

tỏ nhà nước đã thấy được việc mở rộng quan hệ buôn bán với các nước sẽ đem lại lợi ích về nhiều mặt cho quốc gia và cho triều đình phong kiến. Mối lợi của việc buôn bán đã che lấp mối lo ngại về sự nhòm ngó xâm lược của nước ngoài, triều đình phong kiến chỉ còn lo tận dụng tới mức tối đa sự chi viện về quân sự và tìm cách phát triển quốc gia một cách hiệu quả nhất. Không những vậy, chính

quyền Lê -Trịnh còn cho phép các thương nhân nước ngoài được vào chú ngụ sâu trong nội địa và gần Kinh thành hơn, được xây dựng những thương điếm trên lãnh thổ nước ta để thuận tiện giao dịch. Ngoài ra triều đình không cấm nhập bất cứ một thứ gì, đặc biệt là những mặt hàng triều đình thấy cần thiết cho đất nước lúc bấy giờ là vũ khí và những sản phẩm phục vụ cho việc chế tạo vũ khí hoặc những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho triều đình, cho nhân dân mà trong nước không có như: sơn, len, dạ, đồ thủy tinh… Chính những chính sách của triều đình đã kích thích công thương nghiệp trong nước đồng thời tạo nên sức sống mới cho hoạt động trao đổi buôn bán của nước Đại Việt ta thời kỳ này và nó cũng chứng tỏ rằng nhà nước phong kiến Đại Việt trong giai đoạn này đã bước đầu có những biện pháp thu hút thương nhân nước ngoài tới buôn bán.

Như vậy, trong các thế kỷ XVII - XVIII nhờ giáo dục khoa cử và sự thay đổi trong tư duy, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã có những chính sách tiến bộ nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Dù những thành tựu trong chính sách công thương nghiệp của nhà nước còn nhiều hạn chế nhưng phần nào nó cũng đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức của nhà nước về vai trò và tác dụng của hoạt động công thương nghiệp và tiến thêm một bước trên con đường phát triển.

Nhờ giáo dục khoa cử quan niệm cũng như cách sống trong giai đoạn này cũng có nhiều nét chuyển biến, quan hệ làng xã rộng mở. trình độ dân trí ngày một nâng cao, nhân dân được ấm no sung túc.

Nền giáo dục mà chủ yếu là giáo dục nho học cùng với chế độ khoa cử thời kỳ này phát triển đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức đông đảo phục vụ trực tiếp

Một phần của tài liệu giáo dục khoa cử thời lê trung hưng từ thế kỷ xvii đến thế kỷ xviii (Trang 25 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)