Sinh quyển và môi trường

Một phần của tài liệu giáo trình sinh học đại cương (Trang 90 - 94)

1.Khái niệm

Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên trái đất được gọi là sinh quyển. Sinh

quyển (biosphere) có các thành phần hữu sinh và thành phần vô sinh quan hệ chặt chẽ và tương tác phức tạp với nhau. Ngoài vật chất và năng lượng sinh quyển cịn chứa các thơng tin sinh học với tác dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn tại và phát triển của các vật sống. Dạng thông tin phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ con người. Trí tuệ con người ngày càng tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của trái đất. Vì vậy nên ngày nay người ta đã thừa nhận một quyển mới là trí quyển (noosphere), bao gồm các bộ phận trên trái đất, tại đó có tác động của tí tuệ con người.

Theo định nghĩa rộng nhất thì mơi trường của một vật thể hoặc một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó.

Đối với con người thì mơi trường quan trọng nhất là “mơi trường sống của

người” đó là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người.

Thuật ngữ “môi trường” thường được dùng một cách phổ biến để nói mơi trường sống của con người.

Tuỳ theo nội dung nghiên cứu môi trường sống của con người mà người ta phân thành 3 dạng:

-Môi trường thiên nhiên (Natural -environment) bao gồm các nhân tố thiên nhiên: Vật lý, hóa học và sinh học tồn tại một cách khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu sự chi phối của con người.

-Môi trường xã hội (Social environment) là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con người.

-Môi trường nhân tạo (artificial environment) bao gồm tất cả những nhân tố vật lý, hóa học và sinh họ, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.

Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, trong thực tế cả 3 loại môi trường cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau, tương tác với nhau rất chặt chẽ.

2.Tác động của con người đến môi trường

Con người và xã hội lồi người nói chung ảnh hưởng đến môi trường tự

nhiên thông qua hoạt động sống và sản xuất xã hội.

Thông qua hoạt động sống con người ảnh hưởng đến tự nhiên giống như các sinh vật khác : ăn, ở, đi lại, sử dụng khơng khí để thở, nước để uống và thải chất

cặn bả. Xét về quy mô, ảnh hưởng này không lớn.

Ảnh hưởng lớn nhất, quan trọng nhất làm biến đổi bộ mặt của môi trường tự

nhiên là sản xuất xã hội. Qua sản xuất con người tham gia vào sự trao đổi chất và năng lượng với môi trường đã làm biến đổi môi trường một cách mạnh mẽ.

Quy mơ, cường độ và tính chất tác động của con người đến môi trường

không ngừng thay đổi gắn liền với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

*Trong giai đoạn chế độ cộng sản nguyên thuỷ → săn bắn, hái lượm → tác

động không đáng kể.

*Xã hội phong kiến → trồng trọt và chăn nuôi phát triển → đất nông nghiệp mở mang → nghề thủ công ra đời → buôn bán, đổi chát xuất hiện → dùng gỗ để

đóng thuyền buồm (ven bờ Địa Trung Hải) → phá rừng bên sườn núi anpơ → giảm sút động vật hoang dại và khí hậu khơ dần lên.

*Giai đoạn phát triển từ bản cho đến nay con người tác động mạnh đến tự

nhiên khác các giai đoạn trước về chất và về lượng.

-Thế kỷ 18 : xuất hiện nền đại cơng nghiệp cơ khí : luyện kim, khai thác than đá. -Thế kỷ 19 : Ngành khai thác than đá phát triển mạnh.

-Thế kỷ 20 : Dầu lửa, Nhôm..., công nghiệp dệt, chế biến...phát triển mạnh → sản xuất bông, len, gai, đay, tơ, khai thác thuỷ hải sản.

Nhiều thành phố ra đời và nhiều khu công nghiệp xuất hiện → ơ nhiễm khơng khí, đất và nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Dân số thế giới tăng nhanh đây là một áp lực rất lớn đến mơi trường. Tóm lại những hậu qủa do con người gây ra có thể kể đến là : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+.Tình trạng suy thoái làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, năng lượng.

+Môi trường bị ô nhiễm nặng nề trong phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu.

+Sự thay đổi khí hậu theo hướng ngày càng nongs lên điều đó có thể kéo

theo những hậu quả to lớn sau này.

+Tầng ơzơn khí quyển bị phá huỷ từng mảng đe doạ sức khoẻ, tính mạng của con người và sự tồn tại của sinh vật.

+Sự thoái hoá, huỷ diệt các hệ sinh thái trên đất liền (rừng, đồng cỏ), dưới

biển và đại dương.

3.Ơ nhiễm mơi trường và bảo vệ mơi sinh

a.Ơ nhiễm khí quyển

Khơng khí gọi là bị ơ nhiễm khi trong đó có một chất lạ hoặc sự biến đổi

quan trọng về thành phần về hàm lượng các chất khí, các chất rắn dẫn đến tác động có hại đơn vị người và sinh vật.

*Hậu quả của việc ô nhiễm khí quyển

-Gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người. -Gây tổn thất cho các hệ sinh thái (mưa axit)

-Làm thay đổi khí hậu quả đất (2030 → tăng 1,5 - 4,50C) -Gây sự suy thoái tầng ơzơn.

*Những biện pháp chống ơ nhiễm khí quyển.

-Hồn thiện các q trình cơng nghệ làm giảm và thủ tiêu nguồn gây ô nhiễm.

-Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp có khả năng gây ơ nhiễm khí quyển xa các khu dân cư và khu vực sản xuất nơng nghiệp.

-Xanh hố các thành phố, các khu công nghiệp. -Thực hiện việc kiểm sốt mơi trường khơng khí.

-Trồng lại rừng và phủ xanh các đồi trọc. b.Sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước

Theo tính tốn mới nhất lượng nước của trái đất gần 1,5 tỷkm3. Trong đó gần 94% là nước mặn.

Việc sử dụng nước trên thế giới có thể chia làm 3 nhóm. Thuỷ lợi 73%, cơng nghiệp 21% và sinh hoạt 6%. Từ năm 1900 đến nay lượng nước sử dụng cho thuỷ lơi tăng 10 lần, còn lượng nước cho sản xuất công nghiệp tăng 63 lần.

Khi sử dụng cho thuỷ lợi 90% bị tiêu hao (thấm, bốc hơi) chỉ cịn 10% trở về với sơng suối. Ngược lại sử dụng cho công nghiệp lượng nước mất đi rất ít (10%), cịn 90% hồn lại dưới dạng nước thải bị ô nhiễm ở những mức độ khác nhau.

*Tình trạng nguồn tài nguyên nước hiện nay trên thế giới và nước ta.

-Nạn thiếu nước ngọt: Khắp toàn cầu ở các nước Mỹ, Nhật, Đức, hà Lan,

Anh, Israel, Nga mực nước ngầm bị hạ thấp và có khoảng 40 nước trên thế giới thiếu nước ngọt và nước sạch. Chính vì vậy Liên Hiệp Quốc đã lấy thập kỷ 81 -

90 làm thập kỷ cung cấp nước uống và vệ sinh.

-Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm: do nước thải công nghiệp, nước thải từ các khu dân cư, nước bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên (mặn, phèn).

Ở Hà Nội, qua khảo nghiệm của trung tâm dịch tể vào năm 1993 cho thấy

45,4% nhà máy, xí nghiệp đổ nước thải ra cống, ra sông hồ trong thành phố không qua xử lý 27,2% có xử lý nước thải khơng sử dụng hoặc bị hỏng và chỉ có 9% cơ sở có hệ thống xử lý hiện đại. Đặc biệt là tình hình tiêu thốt nước ở Hà Nội rất

đáng lo ngại (do xây dựng vô tổ chức..) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở thành phố Hồ Chí Minh hơn 300 xí nghiệp cơng nghiệp thải chất nhiễm

bẩn trực tiếp vào sông, hồ, ao mương khơng qua xử lý.

Tình trạng ứ đọng rác, sự kém cỏi về vệ sinh môi trường không riêng ở Hà

Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà có thể nói ở khắp các thành phố ở nước ta cũng vậy là nguồn trực tiếp làm ô nhiễm nước sông, nước ao hồ, nước ngầm.

+Các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước :

-Hạn chế và tiến tới mức thủ tiêu các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước (biện pháp phpá lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội và giáo dục ..)

-Kiểm soát và quản lý nguồn nước.

c.Sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc hiện nay (1990) trên thế giới có 4.632,64 triệu ha rừng và đất rừng. Tổng cọng tồn bộ diện tích rừng và đất rừng chiếm 32% diện tích lục địa. Ở Việt Nam năm 1945 diện tích rừng chiếm 48% thì hiện

nay chỉ còn khoảng 10%. Việc khai thác rừng được xúc tiến mạnh vì nhiều lý do. -Khai thác để sử dụng và để bán : đặc biệt là Đông Nam á. Năm 1986 các nước trong khu vực này đã bán cho Nhật và châu Âu nhiều loại gỗ q trị giá 2,9 tỷ đơ la Mỹ.

-Nạn du canh, du cư. -Do áp lực dân số

-Do chiến tranh; bom đạn và chất độc hóa học đã huỷ diệt một diện tích rừng

đáng kể trên thế giới. Từ 1961 đến 1971, hơn 44% diện tích rừng ở miền Nam

Việt Nam đã bị huỷ diệt.

+Hậu quả sinh thái do phá rừng

-Xói mịn đất : do phá rừng mà hiện nay nướcta có gần 8 triệu ha đất hoang,

đồi trọc.

-Nguồn nước bị cạn

-Khí hậu thay đổi : trên tồn cầu mỗi năm cây xanh thải ra 300 tỷ tấn O2 và hấp thụ 400 tỷ tấn CO2. Chính vì vậy có thể xem rừng là lá phổi sống cịn của khí hậu thế giới.

+Các biện pháp bảo vệ rừng

-Khai thác một cách có kế hoạch bên cạnh ln ln trồng mới (sinh khối...) -Sử dụng tiết kiệm gỗ, phát triển công nghệ chế biến gỗ để tăng hiệu quả sử dụng.

-Ứng dụng khoa học Kỹ thuật trong cải tạo, bảo vệ rừng, tăng hiệu quả khai thác rừng, sử dụng nhiên liệu khác thay than củi.

-Trồng rừng mới.

-Tổ chức và quản lý tốt vốn rừng -Cần phối hợp hành động quốc tế.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh học đại cương (Trang 90 - 94)