Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra chồi của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây tam thất hoang (panax stipuleanatus tsai et feng) từ hom tại vườn quốc gia hoàng liên huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 86 - 94)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.4.3.Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra chồi của

lượng của bộ rễ của hom giâm.

Nhận xét chung:

Với kết quả nghiên cứu của đề tài, độ dài hom giâm ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ, số rễ trên hom, chiều dài rễ và chỉ số ra rễ của cây hom Tam thất hoang. Kích thước của hom giâm, là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom, mỗi lồi cây khác nhau thì kích thước của hom giâm cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với lồi cây Tam thất hoang kích thước hom dài 5cm sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao hơn hom dài 3cm, 4cm. Do vậy, khi nhân giống loài cây này bằng hom nên cắt hom có độ dài 5cm.

3.2.4.3. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra chồi của hom cây Tam thất hoang cây Tam thất hoang

Kết quả nghiên cứu về khả năng ra chồi của hom giâm ở các cơng thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.10:

* Số hom ra chồi:

Từ kết quả ở bảng 3.10 cho thấy: Số hom ra chồi ở công thức 3 (hom giâm dài 5cm) cho tỷ lệ ra chồi cao nhất đạt 88,9%, công thức 2 (hom giâm dài 4cm) cho tỷ lệ ra chồi thấp hơn đạt 68,9%, công thức 1 (hom giâm dài 3cm) cho tỷ lệ ra chồi thấp nhất đạt 20%.

87

Bảng 3.10: Kết quả về ảnh hƣởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra chồi của hom cây Tam thất hoang

CTTN(Độ dài hom giâm) Số hom thí nghiệm Số hom ra chồi (hom) Tỷ lệ (%) Số chồi TB trên hom (cái) Chiều dài chồi TB (cm) Chỉ số ra chồi CT1 (3cm) 90 18 20,0 1,2 1,5 1,71 CT2 (4cm) 90 62 68,9 1,9 2,8 5,32 CT3 (5cm) 90 80 88,9 2,1 3,1 6,58

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài)

* Số chồi trên hom:

Kết quả cho thấy: Số chồi trung bình trên hom ở công thức 3 (hom giâm dài 5cm) là cao nhất đạt 3,1 chồi/hom, công thức 2 (hom giâm dài 4cm) thấp hơn đạt 1,9 chồi/hom, công thức 1 (hom giâm dài 3cm) thấp nhất đạt 1,2 chồi/hom.

* Chiều dài chồi:

Kết quả cho thấy: Chiều dài chồi ở công thức 3 (hom giâm dài 5cm) là cao nhất đạt 3,1cm, công thức 2 (hom giâm dài 4cm) thấp hơn đạt 2,8cm, công thức 1 (hom giâm dài 3cm) thấp nhất đạt 1,5cm.

* Chỉ số ra chồi:

Chỉ số ra chồi bao gồm số lượng chồi trên hom và chiều dài chồi. Lấy chỉ số ra chồi để so sánh thì cơng thức 3 (hom giâm dài 5cm) là cao nhất đạt 6,58, công thức 2 (hom giâm dài 4cm) thấp hơn đạt 5,32, công thức 1 (hom giâm dài 3cm) thấp nhất đạt 1,71.

Nhận xét chung:

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, độ dài hom giâm ảnh hưởng đến tỷ lệ ra chồi, số chồi trên hom, chiều dài chồi và chỉ số ra chồi của cây hom Tam thất hoang. Khả năng nẩy chồi của cây hom thể hiện sức sống của cây, cây

88

hom nẩy chồi tốt sẽ thúc đẩy quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ, giúp cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, ... đảm bảo chất lượng cây giống. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với lồi cây Tam thất hoang kích thước hom dài 5cm sẽ cho khả năng nẩy chồi cao hơn hom giâm dài 3cm, 4cm. Do vậy, khi nhân giống loài cây này bằng hom nên cắt hom có độ dài 5cm.

3.2.5. Ảnh hƣởng của loại hom giâm đến tỷ lệ sống, khả năng ra rễ, chồi của hom cây Tam thất hoang ở vụ xuân (15/2-15/3/2013)

3.2.5.1. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của loại hom giâm đến tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang được thể hiện ở bảng 3.11:

Bảng 3.11: Tỷ lệ sống của loại hom cây Tam thất hoang ở các cơng thức thí nghiệm CTTN(Loại hom giâm) Số hom thí nghiệm

Tỷ lệ hom sống theo các ngày thí nghiệm 10 ngày 20 ngày 30 ngày Số H. sống Tỷ lệ (%) Số H. sống Tỷ lệ (%) Số H. sống Tỷ lệ (%) CT1 (H.gốc) 90 50 55,6 41 45,6 33 36,7 CT2 (H. giữa) 90 67 74,4 55 61,1 48 53,3 CT3 (H.ngọn) 90 85 94,4 80 88,9 80 88,9

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài)

Từ bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ sống của loại hom giâm cây Tam thất hoang, sau khi giâm hom được 10, 20 ngày tỷ lệ sống đều giảm dần. Sau khi giâm hom được 30 ngày, tỷ lệ sống của loại hom giâm đều có sự khác nhau giữa các cơng thức như sau:

89 Công thức 2: Số hom sống: 48 (53,3 %) Công thức 3: Số hom sống: 80 (88,9 %)

Như vậy: Loại hom giâm cây Tam thất hoang có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hom. Ở công thức 3 (hom ngọn) đạt tỷ lệ sống là cao nhất, tiếp đó là cơng thức 2 và thấp nhất là công thức 1 (hom gốc).

3.2.5.2. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra rễ của hom cây Tam thất hoang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu về khả năng ra rễ của hom giâm ở các cơng thức thí nghiệm về loại hom giâm được thể hiện ở bảng 3.12:

Bảng 3.12: Kết quả về khả năng ra rễ của loại hom giâm cây Tam thất hoang tại VQG Hoàng Liên

CTTN(Loại hom giâm) Số hom thí nghiệm Số hom ra rễ (hom) Tỷ lệ (%) Số rễ TB trên hom (cái) Chiều dài rễ TB (cm) Chỉ số ra rễ CT1 (H.gốc) 90 33 36,7 1,5 2,3 3,45 CT2 (H. giữa) 90 48 53,3 2,4 3,1 7,62 CT3 (H.ngọn) 90 80 88,9 3,4 4,2 14,03

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài)

* Số hom ra rễ:

Từ kết quả ở bảng 3.12 cho thấy: Công thức 3 (hom ngọn) là cơng thức có tỷ lệ hom ra rễ cao nhất 88,9%, cao hơn công thức 2 (53,3%), công thức1 thấp nhất chỉ đạt 36,7%. Như vậy độ loại hom giâm có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm cây Tam thất hoang.

* Số lƣợng rễ trên hom:

Từ kết quả cho thấy: Công thức 3 (hom ngọn) là cơng thức có số rễ trung bình trên hom cao nhất 3,4 cái, cao hơn công thức 2 (2,4 cái), công

90

thức1 thấp nhất chỉ đạt 1,5 cái. Như vậy loại hom giâm có ảnh hưởng đến số rễ của hom giâm cây Tam thất hoang.

* Chiều dài rễ:

Cùng với số hom ra rễ, số rễ trên hom, chiều dài rễ góp phần làm tăng chất lượng của bộ rễ cây hom. Cơng thức có chiều dài rễ trung bình thấp nhất là cơng thức 1 đạt 2,3cm, công thức 2 đạt 3,1cm, công thức 3 đạt cao nhất 4,2cm.

* Chỉ số ra rễ:

Chỉ số ra rễ cơng thức 3 cao nhất đạt 14,03, sau đó là cơng thức 2 đạt 7,62, cơng thức 1 có chỉ số ra rễ thấp nhất là 3,45. Như vậy, loại hom giâm cây Tam thất hoang có ảnh hưởng đến chất lượng của bộ rễ của hom giâm.

Nhận xét chung:

Loại hom giâm ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ, số rễ trên hom, chiều dài rễ và chỉ số ra rễ của cây hom Tam thất hoang.

Loại hom giâm, là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với loài cây Tam thất hoang hom ngọn cho tỷ lệ ra rễ cao hơn hom giữa và cao hơn hom gốc.

Do vậy, khi nhân giống loài cây này bằng hom nên chọn hom ngọn là tốt nhất sau đó mới đến hom giữa.

3.2.5.3. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra chồi của hom cây Tam thất hoang

Kết quả nghiên cứu về khả năng ra chồi của hom giâm ở các cơng thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.13:

Từ kết quả ở bảng 3.13 cho thấy:

* Số hom ra chồi:

Số hom ra chồi ở công thức 3 (hom ngọn) cho tỷ lệ ra chồi đạt 88,9%, công thức 2 (hom giữa) cho tỷ lệ ra chồi thấp hơn đạt 53,3%, công thức 1 (hom gốc cành) cho tỷ lệ ra chồi thấp nhất đạt 33,3%.

91

Bảng 3.13: Kết quả về ảnh hƣởng của loại hom giâm đến khả năng ra chồi của hom cây Tam thất hoang

CTTN(Loại hom giâm) Số hom thí nghiệm Số hom ra chồi (hom) Tỷ lệ (%) Số chồi TB trên hom (cái) Chiều dài chồi TB (cm) Chỉ số ra chồi CT1 (H.gốc) 90 30 33,3 1,1 1,4 1,54 CT2 (H. giữa) 90 48 53,3 2,1 2,7 5,51 CT3 (H.ngọn) 90 80 88,9 2,0 3,5 7,00

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài)

* Số chồi trên hom:

Kết quả cho thấy: Số chồi trung bình trên hom ở cơng thức 3 (hom ngọn) là đạt 2,0 chồi/hom, công thức 2 (hom giữa) đạt 2,1 chồi/hom cao hơn công thức 3, công thức 1 (hom gốc) thấp nhất đạt 1,1 chồi/hom.

* Chiều dài chồi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả cho thấy: Chiều dài chồi ở công thức 3 (hom ngọn) là cao nhất đạt 3,5cm, công thức 2 (hom giữa) thấp hơn đạt 2,7cm, công thức 1 (hom gốc) thấp nhất đạt 1,4cm.

* Chỉ số ra chồi:

Chỉ số ra chồi bao gồm số lượng chồi trên hom và chiều dài chồi. Lấy chỉ số ra chồi để so sánh thì cơng thức 3 (hom ngọn) là cao nhất đạt 7,0, công thức 2 (hom giữa) thấp hơn đạt 5,51, công thức 1 (hom gốc) thấp nhất đạt 1,54.

Nhận xét chung:

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, loại hom giâm có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra chồi, số chồi trên hom, chiều dài chồi và chỉ số ra chồi của cây hom Tam thất hoang. Khả năng nẩy chồi của cây hom thể hiện sức sống của

92

cây con, đảm bảo chất lượng cây giống. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với loài cây Tam thất hoang loại hom ngọn, hom giữa cho khả năng nẩy chồi cao hơn hom gốc.

3.3. Hƣớng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Tam thất hoang bằng phƣơng pháp giâm hom

Trên cơ sở phương pháp thực hiện thí nghiệm, kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Tam thất hoang bằng phương pháp giâm hom tại khu vực nghiên cứu như sau:

1) Thời vụ

Giâm hom cây Tam thất hoang nên thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm.

2) Chuẩn bị điều kiện để giâm hom

- Luống giâm hom được làm bằng nguyên liệu tận dụng như: Gạch, Đá, Tre đan … xung quanh có gờ cao 20cm để giữ Cát, luống có chiều rộng 1m, chiều dài 2,5m. Luống giâm hom được chụp lồng sắt, phủ nilơng trắng. Lồng có chiều dài 2,5m, rộng 1m, cao 0,8m. Luống được xây trong nhà giâm hom, nhà giâm hom có mái che bằng lưới đen với độ chiếu sáng 30%.

- Giá thể: Cát sạch được đổ đều trên luống giâm hom với chiều dày 15cm.

- Khử trùng giá thể: Trước khi cắt hom 12 giờ tiến hành tưới thuốc tím nồng độ 0,1%, tưới cho thuốc tím thấm sâu đều xuống dưới nền khoảng 4- 5cm và tưới xung quanh gờ của luống, để diệt khuẩn, chống sâu bệnh hại. Trước khi cắm hom 30 phút, tưới một lần bằng nước sạch.

3) Tiêu chuẩn và khử trùng hom giâm

- Cắt cành hom:

Khi cắt cành hom xong, nhúng ngay vào nước sạch để hom ln tươi, tránh tình trạng cành hom mất nước.

93

Chọn hom bánh tẻ, hom ngọn là tốt nhất, độ dài của hom giâm khoảng 4-5cm, tương ứng khoảng 4-5 chồi ngủ.

Cắt hom gọn sắc, không dập, xước. - Khử trùng hom giâm:

Sau khi cắt, ngâm hom vào dung dịch Benlát (0,5%) trong 10-15 phút, vớt ra đặt vào rổ để trong nhà giâm hom.

4) Cắm hom

Chấm phần gốc của hom vào thuốc kích thích ra rễ IBA nồng độ 600ppm, tạo lỗ bằng que nhỏ (sâu 2-5cm), rồi cấy hom.

5) Chăm sóc

- Điều chỉnh ánh sáng: Ánh sáng trong lồng PE là ánh sáng tán xạ (30% ánh sáng toàn phần), điều chỉnh ánh sáng bằng lưới mầu đen. Ở giai đoạn đầu hom giâm cần ít ánh sáng, thời gian chiếu sáng tăng dần về sau.

- Tưới nước: Hom được duy trì trong lồng Polyetylen màu trắng, tưới bằng hệ thống phun sương hoặc bằng bình phun thuốc trừ sâu. Ln duy trì độ ẩm cho hom giâm. Giai đoạn đầu hom chưa có rễ nên phải thường xuyên phun ẩm, phải thường xuyên theo dõi nhằm có chế độ tới nước hợp lý. Nếu thời tiết râm mát cần tưới 4 lần/ngày, nếu thời tiết khơ nóng cần tưới 6 lần/ngày. Mục đích nhằm làm cho hom ln tươi. Nhưng nếu tưới q nhiều thì hom sẽ bị thối và chết.

- Phịng trừ sâu bệnh hại: Sau 1 tuần thì phun Benlát 1 lần lên trên mặt luống, thành luống, nilon và xung quanh khu vực giâm hom.

- Nhiệt độ, độ ẩm khơng khí nên duy trì trong nhà giâm hom từ 150C đến dưới 200

C, độ ẩm khơng khí khoảng 90 -92%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi cây hom đã có chồi cao khoảng 20-30cm, cây khỏe không sâu bệnh là đủ tiêu chuẩn đem trồng.

94

KẾT LUẬN

TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây tam thất hoang (panax stipuleanatus tsai et feng) từ hom tại vườn quốc gia hoàng liên huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 86 - 94)