Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái, vật hậu của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây tam thất hoang (panax stipuleanatus tsai et feng) từ hom tại vườn quốc gia hoàng liên huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 65 - 86)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái, vật hậu của

Tam thất hoang

Đặc điểm hình thái của cây Tam thất hoang được thể hiện ở hình 3.1:

Củ Chùm hoa

Cây Hom

66

+ Thân: Cây thân thảo sống nhiều năm; thân dài, mọc bị, rải rác có đốt

phình trịn; rễ hình sợi nhỏ, khơng phình to thành chất thịt. Thân cao từ 30 - 50cm.

+ Hình dạng lá:

Khi non: Lá kép chân vịt, hơi cúp ngửa lên phía trên, nhăn nheo; Khi trưởng thành: lá xòe ngang, dài 5-9cm, rộng 2-4cm, gân của mặt trên có lơng cứng

+ Cuống lá : Cuống lá chét dài khoảng 2cm.

Cách mọc: Mọc vòng, xếp 5 - 7 cái ở thân ngọn,

Hình dáng: Mép khía răng cưa, lá chét 5-7, dạng màng mỏng, hình bầu dục, mép xẻ thuỳ dạng răng, chóp có mũi dài, gốc hình nêm men xuống, trên các gân của mặt trên rải rác có lơng, mặt dưới thơng thường khơng lơng.

+ Lông và màu sắc lơng: Khi non có màu hơi trắng, lúc trưởng thành có màu hơi nâu.

+ Cụm hoa:

Loại: Cụm hoa dạng tán đơn ở ngọn, có khi có một tán nhỏ mọc đối ở phía dưới; đài có mép chia 5 răng;

Màu sắc: Nhìn tổng thể có màu lục, khi cịn ở nụ non màu đậm hơn. Kích thước: Khi non dạng cầu, khi hoa nở kích thước từ 2,5 - 4cm.

+ Hoa:

Màu sắc: Hoa màu lục nhạt, cánh hoa 5; 5 nhị, bầu hạ, 2 ơ, ít khi 3 - 4 ơ, tách ra hoặc dính nhau ở phần gốc, phần giữa trở lên rời nhau, ở đỉnh có những chấm đen.

Kích thước: Từ 2 - 3cm.

+ Quả:

Màu sắc: Quả hình cầu đến hình cầu dẹt khi chín màu đỏ. Hạt 2, nếu chỉ có một hạt là hạt kia bị lép. Hạt gần hình cầu hoặc gần giống hạt đậu; màu xám trắng; vỏ cứng, có rốn hạt.

67 Kích thước: 1,5- 2mm

+ Mùa ra hoa, quả:

Ra hoa khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, quả chín vào tháng 6, chậm nhất đầu tháng 7.

3.2. Kết quả nhân giống cây Tam thất hoang bằng phƣơng pháp giâm hom tại VQG Hoàng liên

3.2.1. Ảnh hƣởng của nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng IBA đến tỷ lệ sống, khả năng ra rễ, chồi của hom cây Tam thất hoang ở vụ thu (15/8- 15/9/ 2012)

3.2.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang trong các cơng thức thí nghiệm ở vụ thu Nồng độ IBA (ppm) Số hom thí nghiệm

Tỷ lệ hom sống theo các ngày thí nghiệm

10 ngày 20 ngày 30 ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số H. sống Tỷ lệ (%) Số H. sống Tỷ lệ (%) Số H. sống Tỷ lệ (%) Đ/C 90 90 100 30 33,3 25 27,8 300ppm 90 90 100 35 38,9 31 34,4 450ppm 90 90 100 40 44,4 36 40,0 600ppm 90 90 100 48 53,3 44 48,9 750ppm 90 90 100 39 43,3 33 36,7

68

Từ bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang sau khi giâm hom được 10 ngày đều cho tỷ lệ sống là 100%, sau 20 và 30 ngày giâm hom tỷ lệ sống ở các cơng thức thí nghiệm đều giảm mạnh. Sau khi giâm hom được 30 ngày, tỷ lệ sống của hom giâm ở các công thức như sau:

Công thức 1: Số hom sống: 25 (27,8%); Công thức 2: Số hom sống: 31 (34,4%); Công thức 3: Số hom sống: 36 (40,0 %); Công thức 4: Số hom sống: 44 (48,9%); Công thức 5: Số hom sống: 33 (36,7 %)

Như vậy: Thuốc kích thích sinh trưởng IBA trong giâm hom Tam thất hoang ở cả 4 nồng độ (300ppm, 450ppm, 600ppm, 750ppm) đều cho tỷ lệ hom sống cao hơn công thức đối chứng. Ở công thức 4 (600ppm) đạt tỷ lệ sống của hom là cao nhất: 44 hom (48,9%), gấp 1,7 lần so với công thức 1 (công thức đối chứng).

3.2.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến khả năng ra rễ của hom cây Tam thất hoang ở vụ thu

Kết quả nghiên cứu về khả năng ra rễ của hom giâm ở các cơng thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2:

Bảng 3.2: Kết quả về ảnh hƣởng của nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng IBA đến khả năng ra rễ của hom cây Tam thất hoang ở vụ thu Nồng độ (ppm) Số hom thí nghiệm Số hom ra rễ (hom) Tỷ lệ (%) Số rễ TB trên hom (cái) Chiều dài rễ TB (cm) Chỉ số ra rễ Đ/C 90 25 27,8 1,0 1,1 1,10 300ppm 90 31 34,4 1,1 1,5 1,69 450ppm 90 36 40,0 1,2 1,9 2,30 600ppm 90 44 48,9 1,6 2,5 4,00 750ppm 90 33 36,7 1,4 1,7 2,43

69 27.8 34.4 40 48.9 36.7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Đối chứng 300ppm 450ppm 600ppm 750ppm Đối chứng 300ppm 450ppm 600ppm 750ppm

Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ hom ra rễ ở các cơng thức thí nghiệm giâm hom ở vụ thu

* Số hom ra rễ

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: chất điều hòa sinh trưởng IBA có hiệu quả trong thí nghiệm giâm hom cây Tam thất hoang, nó được coi như một chất xúc tác làm tăng khả năng ra rễ của hom và cải thiện chất lượng bộ rễ của hom so với công thức đối chứng. Với ảnh hưởng của chất xúc tác này thì cơng thức 4 (nồng độ 600ppm) là cơng thức có tỷ lệ hom ra rễ cao nhất 44/90 hom (48,9%), cao hơn công thức 2, 3, 5 (300ppm, 450ppm, 750ppm) và hơn nhiều so với công thức đối chứng (công thức1) 25/90 hom (27,8%).

Kết quả kiểm tra thống kê ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA đến tỷ lệ hom ra rễ của hom cây Tam thất hoang (phụ biểu 1) cho thấy FA (tỷ lệ ra rễ) = 6,243 > F05 = 3,48. Có nghĩa là nồng độ thuốc khác nhau đều ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng hom ra rễ. Kiểm tra thống kê giữa hai cơng

70

thức có số hom ra rễ cao nhất, IBA 600ppm (công thức 3) và IBA 450ppm (cơng thức 5) để tìm cơng thức có nồng độ tốt hơn (phụ biểu 1). Kết quả cho thấy cơng thức 4 có X Max1 = 14,66 là lớn nhất và cơng thức 3 có X Max2 = 12

lớn thứ 2 có sai khác nhau rõ rệt. Có nghĩa là cơng thức 4 có ảnh hưởng tốt hơn. Như vậy, IBA nồng độ 600ppm có tác dụng làm tăng tỷ lệ hom Tam thất hoang ra rễ tốt nhất.

* Số lƣợng rễ trên hom:

Số lượng rễ trên hom của các cơng thức có xử lý thuốc đều lớn hơn số lượng rễ trên hom của công thức đối chứng khơng xử lý thuốc. Trong đó IBA 600ppm (cơng thức 4) có 1,6 rễ trên hom, IBA 750ppm (cơng thức 5) có 1,4 rễ trên hom, IBA 450ppm (cơng thức 3) có 1,2 rễ trên hom, IBA 300ppm (cơng thức 2) có 1,1 rễ trên hom, cịn cơng thức 1 khơng xử lý thuốc chỉ có 1,0 rễ trên hom.

Kết quả kiểm tra thống kê ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA đến số rễ trên hom của hom cây Tam thất hoang (phụ biểu 1) cho thấy FA (số rễ trung bình) = 25,522 > F05 = 3,48. Có nghĩa là nồng độ thuốc khác nhau đều ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng rễ trên hom. Kiểm tra thống kê giữa hai cơng thức có số rễ trên hom cao, IBA 600ppm (công thức 4) và IBA 750ppm (cơng thức 5) để tìm cơng thức có nơng độ tốt hơn (phụ biểu 1). Kết quả cho thấy cơng thức 4 có X Max1 = 1,6 là lớn nhất và công thức 5 có XMax2

= 1,4 lớn thứ 2 có sai khác nhau rõ. Có nghĩa là cơng thức 4 có ảnh hưởng tốt hơn. Như vậy, IBA nồng độ 600ppm có tác dụng làm tăng số rễ trên hom Tam thất hoang tốt nhất.

* Chiều dài rễ:

Cùng với số hom ra rễ, số rễ trên hom, chiều dài rễ góp phần làm tăng chất lượng của bộ rễ cây hom. Cơng thức có chiều dài rễ thấp nhất là cơng thức đối chứng khơng dùng chất kích thích ra rễ chỉ đạt 1,1cm, cơng thức 2

71

IBA 300ppm đạt 1,5cm, công thức 3 IBA 450ppm đạt 1,9cm, công thức 4 IBA 600ppm đạt 2,5cm, công thức 5 IBA 750ppm đạt 1,7cm.

Kết quả kiểm tra thống kê ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA đến chiều dài rễ của hom cây Tam thất hoang (phụ biểu 1) cho thấy FA(chiều dài rễ trung bình) = 19,6 > F05 = 3,48. Có nghĩa là nồng độ thuốc

khác nhau đều ảnh hưởng rõ rệt đến số chiều dài rễ của hom. Kiểm tra thống kê giữa hai cơng thức có số rễ trên hom cao, IBA 600ppm (cơng thức 4) và IBA 450ppm (cơng thức 3) để tìm cơng thức có nơng độ tốt hơn (phụ biểu 1). Kết quả cho thấy cơng thức 4 có XMax1 = 2,5 là lớn nhất và cơng thức 3 có

X Max2 = 1,86 lớn thứ 2 có sai khác nhau rõ rệt. Có nghĩa là cơng thức 4 có

ảnh hưởng tốt hơn. Như vậy, IBA nồng độ 600ppm có tác dụng làm tăng chiều dài rễ của hom Tam thất hoang.

* Chỉ số ra rễ:

Chỉ số ra rễ phản ánh chất lượng bộ rễ của hom một cách tổng hợp và thông qua số rễ trên hom và chiều dài rễ. Chỉ số ra rễ ở các cơng thức thí nghiệm như sau: công thức 4, IBA 600ppm là cơng thức có chỉ số ra rễ cao nhất là 4,00, sau đó là cơng thức 5 là 2,43, cơng thức 3 là 2,3, công thức 2 là 1,69, cơng thức đối chứng có chỉ số ra rễ thấp nhất là 1,1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, nhân giống hom cây Tam thất hoang, xử lý hom ở các nồng độ IBA khác nhau, cho kết quả khác nhau. Qua đó có thể khẳng định rằng: chất điều hịa sinh trưởng IBA có nồng độ 600ppm tỏ ra có hiệu quả hơn về số rễ trên hom, chiều dài rễ, chỉ số ra rễ so với các nồng độ IBA còn lại.

Nhận xét chung:

Kết quả nghiên cứu cho thấy IBA có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ và chất lượng của bộ rễ của cây hom Tam thất hoang. Mặc dù các công thức sử dụng IBA đều kích thích hom ra rễ cao hơn công thức không sử dụng

72

thuốc. Tuy nhiên tỷ lệ ra rễ của các công thức là không cao, công thức cho tỷ lệ ra rễ cao nhất cũng chỉ mới đạt 48,9%.

3.2.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến khả năng ra chồi của hom cây Tam thất hoang

Kết quả nghiên cứu về khả năng ra chồi của hom giâm ở các cơng thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Kết quả về ảnh hƣởng của nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng IBA đến khả năng ra chồi của hom cây Tam thất hoang ở vụ thu Nồng độ (ppm) Số hom thí nghiệm Số hom ra chồi (hom) Tỷ lệ (%) Số chồi TB trên hom (cái) Chiều dài chồi TB (cm) Chỉ số ra chồi Đ/C 90 15 17,0 1,0 0,67 0,67 300ppm 90 21 23,7 1,07 1,07 1,14 450ppm 90 26 28,9 1,33 1,50 2,00 600ppm 90 34 37,8 1,97 1,90 3,74 750ppm 90 23 25,9 1,60 1,40 2,24

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài)

* Số hom ra chồi:

Từ kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Số hom ra chồi ở công thức sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA trong giâm hom cây Tam thất hoang cho tỷ lệ cao hơn so với cơng thức đối chứng. Trong đó cơng thức 4 (nồng độ 600ppm) là cơng thức có tỷ lệ hom ra chồi cao nhất 34/90 hom (37,8%), cơng thức 5 có số hom ra chồi là 23/90 (25,9%), công thức 3 là 26/90 (28,9%); công thức 2 IBA 300ppm là 21/90 (23,7%), thấp nhất là công thức đối chứng 15/90 hom (17%).

73

* Số chồi trên hom:

Từ kết quả cho thấy: Số chồi trên hom ở cơng thức sử dụng chất điều hịa sinh trưởng IBA trong giâm hom cây Tam thất hoang cao hơn so với cơng thức đối chứng khơng dùng IBA. Trong đó công thức 4 (nồng độ 600ppm) là cơng thức có số chồi cao nhất 1,97 chồi/hom, công thức thấp nhất là công thức đối chứng là 1 chồi/hom.

* Chiều dài chồi:

Kết quả cho thấy: Chiều dài chồi ở công thức sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA trong giâm hom cây Tam thất hoang cao hơn so với công thức đối chứng khơng dùng IBA. Trong đó cơng thức 4 (nồng độ 600ppm) là cơng thức có chiều dài chồi dài nhất 1,9 cm, công thức thấp nhất là công thức đối chứng chiều dài chồi chỉ đạt 0,67cm.

* Chỉ số ra chồi:

Chỉ số ra chồi bao gồm số lượng chồi trên hom và chiều dài chồi. Lấy chỉ số ra chồi để so sánh thì IBA 600ppm là cơng thức có chỉ số ra chồi cao nhất là 3,74, sau đó là cơng thức 5 là 2,24, cơng thức 3 là 2,0, công thức 2 là 1,1, công thức đối chứng có chỉ số ra rễ thấp nhất là 0,67.

Từ đó, có thể khẳng định rằng: chất điều hịa sinh trưởng IBA có nồng độ 600ppm ảnh hưởng có hiệu quả hơn về số chồi trên hom, chiều dài chồi, chỉ số ra chồi so với các nồng độ IBA còn lại.

Nhận xét chung:

Kết quả nghiên cứu cho thấy IBA có nồng độ khác nhau đã ảnh hưởng khác nhau đến khả năng ra chồi của cây hom Tam thất hoang. Mặc dù các cơng thức sử dụng IBA đều kích thích hom ra chồi cao hơn cơng thức không sử dụng thuốc. Tuy nhiên tỷ lệ ra chồi của các công thức là thấp, công thức cho tỷ lệ ra chồi cao nhất cũng chỉ mới đạt 37,8%. So với tỷ lệ ra rễ (48,9%), tỷ lệ ra chồi thấp hơn, kết quả đã phản ảnh, không phải tất cả các cây ra rễ đều ra chồi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do điều kiện môi

74

trường không thuận lợi đã ảnh hưởng đến khả năng ra chồi của cây hom Tam thất hoang.

3.2.2. Ảnh hƣởng của nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng IBA đến tỷ lệ sống, khả năng ra rễ, chồi của hom cây Tam thất hoang ở vụ xuân (15/2- 15/3/ 2013)

3.2.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang được thể hiện ở bảng 3.4:

Bảng 3.4: Tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang trong các cơng thức thí nghiệm ở vụ xuân Nồng độ IBA (ppm) Số hom thí nghiệm

Tỷ lệ hom sống theo các ngày thí nghiệm

10 ngày 20 ngày 30 ngày

Số H. sống Tỷ lệ (%) Số H. sống Tỷ lệ (%) Số H. sống Tỷ lệ (%) Đ/C 90 90 100 90 100 70 77,8 300ppm 90 90 100 90 100 80 88,9 450ppm 90 90 100 90 100 83 92,2 600ppm 90 90 100 90 100 88 97,8 750ppm 90 90 100 90 100 85 94,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài)

Từ bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang đều cho tỷ lệ sống ở mức khá cao. Điểm nổi bật ở đây là ở tất cả các cơng thức thí nghiệm, sau khi giâm hom được 10, 20 ngày đều cho tỷ lệ sống là 100%. Sau

75

khi giâm hom được 30 ngày, tỷ lệ sống của hom giâm đều giảm ở tất cả các cơng thức, tỷ lệ này có sự khác nhau giữa các công thức như sau:

Công thức 1: Số hom sống: 70 (77,8%); Công thức 2: Số hom sống: 80 (88,9%); Công thức 3: Số hom sống: 83 (92,2%); Công thức 4: Số hom sống: 88 (97,8%); Công thức 5: Số hom sống: 85 (94,4%)

Như vậy: Thuốc kích thích sinh trưởng IBA trong giâm hom Tam thất hoang ở cả 4 nồng độ (300ppm, 450ppm, 600ppm, 750ppm) đều cho tỷ lệ sống cao hơn công thức đối chứng. Ở công thức 4 (600ppm) đạt tỷ lệ sống là cao nhất: 88 hom (97,8%), gấp 1,25 lần so với công thức 1 (công thức đối chứng).

3.2.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến khả năng ra rễ của hom cây Tam thất hoang

Kết quả nghiên cứu về khả năng ra rễ của hom giâm ở các cơng thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.5:

Bảng 3.5: Kết quả về ảnh hƣởng của nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng IBA đến khả năng ra rễ của hom cây Tam thất hoang ở vụ xuân Nồng độ (ppm) Số hom thí nghiệm Số hom ra rễ (hom) Tỷ lệ (%) Số rễ TB trên hom (cái) Chiều dài rễ TB (cm) Chỉ số ra rễ Đ/C 90 58 64,4 1,0 2,2 2,27 300ppm 90 75 83,3 1,3 3,5 4,55 450ppm 90 80 88,9 1,5 4,0 5,95 600ppm 90 84 93,3 2,4 6,0 14,32 750ppm 90 82 91,1 2,0 5,5 10,82

76 64,4 83,3 88,9 93,3 91,1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Đối chứng 300ppm 450ppm 600ppm 750ppm Đối chứng 300ppm 450ppm 600ppm 750ppm

Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ hom ra rễ ở các cơng thức thí nghiệm giâm hom

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây tam thất hoang (panax stipuleanatus tsai et feng) từ hom tại vườn quốc gia hoàng liên huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 65 - 86)