Tình hình dân số phân theo các nhóm ngành

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 44)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng nhân khẩu Người 78.550 78.550 85.637 87.362 89.329

Số khẩu nông nghiệp 15.590 15.109 15.510 15.437 15.287 Số khẩu phi nông nghiệp 62.960 63.441 70.127 71.925 74.042

2 Tổng số hộ 17.852 18.372 18.372 24.266 24.709

Số hộ nông nghiệp 3.352 3.339 3.305 3.297 3.283 Số hộ phi nông nghiệp 14.500 15.033 15.067 20.969 21.426

3 Tổng lao động 20.786 21.208 21.959 23.225 22.733

Số lao động nông nghiệp 8.709 8.671 8.615 8.659 8.621 Số lao động phi nông nghiệp: 12.077 12.537 13.344 14.566 14.112 - Số lao động sản xuất CN 3.037 3.468 3.755 3.907 3.597 - Số lao động k.doanh TM 9.040 9.069 9.589 10.659 10.515

4 Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động nông nghiệp % 41,90 40,89 39,23 37,28 37,92 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

%

58,10 59,11 60,77 62,72 62,08 - Tỷ lệ lao động ngành CN 14,61 16,35 17,10 16,82 15,82 - Tỷ lệ lao động ngành TM 43,49 42,76 43,67 45,89 46,25

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê thành phố Lạng Sơn )

Theo số liệu bảng trên, số lao động năm 2010 là 22.733 người, chiếm 25,45% tổng dân số. 62,08% lao động làm nghề phi nông nghiệp năm 2010 là động lực to lớn để đạt các mục tiêu về kinh tế như tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân/người/năm, giảm tỷ lệ đói nghèo,… trong tương lai.

Bảng 3.12: Kết quả kinh tế đạt đƣợc trong các năm STT Chỉ tiêu kinh tế ĐVT Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Thu nhập bình quân/người (theo giá thực tế) 1.000 đ 17.831,1 22,984,4 26.510,2 31.913,0 37.205,2 2 Sản lượng lương thực có hạt bình quân/người/năm Kg 69,42 73,53 67,72 64,59 63,88

3 Tỷ lệ đói nghèo (theo tiêu chí

mới) % - - - - 1,16

Bảng 3.13: So sánh các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 so với tỉnh STT Chỉ tiêu kinh tế Đơn vị tính Thành phố STT Chỉ tiêu kinh tế Đơn vị tính Thành phố

Lạng Sơn Tỉnh Lạng Sơn 1 GDP bình quân/người (theo giá thực tế) 1.000 đ 22.692 16.400 2 Sản lượng lương thực có hạt bình qn/người/năm Kg/người/năm 63,88 380,00 3 Tỷ lệ đói nghèo

(theo tiêu chí mới) % 0,23 14,50

Giai đoạn 2006 - 2010, so với chỉ tiêu kinh tế của tỉnh, thu nhập bình quân/người/năm của thành phố gấp 1,38 lần, tỷ lệ đói nghèo thấp hơn so với tỉnh 14,27% và đóng góp 16,8% vào sản lượng lương thực có hạt bình qn của tỉnh.

3.2. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn.

3.2.1. Thực trạng phát triển đơ thị

Lạng Sơn có tám đơn vị hành chính, gồm năm phường và ba xã.

Diện tích đất đơ thị của thành phố bao gồm tồn bộ diện tích tự nhiên của năm phường (1.178,34 ha, chiếm 15,09% tổng diện tích tự nhiên).

Trong đó, diện tích đất ở đơ thị là 399,78 ha, bình qn đất ở đạt 59,29 m2/người. Đây là địa bàn sinh sống của 67.424 người, chiếm tới 75,49% dân số thành phố.

Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu về diện tích, dân số trong khu đô thị

STT Đơn vị hành chính Dân số Số hộ HT đất ở BQ đất ở (m2/ngƣời)

Khu đô thị 67.424 19.189 398,45 59,10

1 Phường Hoàng Văn Thụ 13.274 3.702 70,30 52,96 2 Phường Tam Thanh 12.938 3.551 48,67 37,62 3 Phường Vĩnh Trại 14.420 4.143 75,53 52,38 4 Phường Đông Kinh 13.938 4.119 106,45 76,37 5 Phường Chi Lăng 12.854 3.674 97,50 75,85

Với tốc độ đô thị tăng nhanh, chuyển mình theo hướng văn minh - hiện đại, nhiều dự án, cơng trình nhanh chóng được thực hiện để khẩn trương xây dựng thành

phố trở thành trung tâm thương mại lớn, là đầu mối các hoạt động thương mại - dịch vụ chính của tỉnh.

3.2.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nơng thơn

Diện tích đất khu dân cư nông thôn là 244,19 ha, chỉ bao gồm đất ở nông thôn và đất trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp, chiếm 3,13% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất ở nơng thơn là 237,67 ha, bình quân đạt 108,50 m2/người.

Bảng 3.15: Một số chỉ tiêu về diện tích, dân số trong khu dân cƣ nơng thơn STT Đơn vị hành chính Dân số Số hộ HT đất ở BQ đất ở

(m2/ngƣời) Khu dân cƣ nông thôn 21.905 5.520 237,67 108,50

1 Xã Hoàng Đồng 11.370 2.953 125,53 110,40

2 Xã Quảng Lạc 4.308 947 32,51 75,46

3 Xã Mai Pha 6.227 1.620 79,63 127,88

Hiện nay, trong ba xã (Hoàng Đồng, Quảng Lạc, Mai Pha) thuộc khu vực nơng thơn, Hồng Đồng là xã có tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng mạnh nhất, nhiều dự án cơng trình trọng điểm của thành phố cũng như của tỉnh đã được triển khai ở địa phương như khu du lịch sinh thái Nà Tâm, khu kinh doanh tập trung, khách sạn 5 sao Lạng Sơn, khu vui chơi giải trí Casino quốc tế Lạng Sơn, khu biệt thự cao cấp nghĩ dưỡng sân Golf Quốc tế Lạng Sơn, khu phố siêu thị thương mại Lạng Sơn.

3.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Giao thơng

Diện tích đất giao thơng là 436,42 ha, chiếm 21,39% diện tích đất phát triển hạ tầng, chiếm tỷ trọng cao nhất và chủ yếu trong hệ thống đất phát triển hạ tầng, đạt 48,86 m2/người.

a. Đường bộ:

Hệ thống giao thông là một trong những lợi thế đặc biệt của thành phố với nhiều tuyến đường quan trọng mang tầm chiến lược quốc gia, vùng và tỉnh:

+ Quốc lộ 1A mới: là trục đường giao thơng đối ngoại quan trọng nằm ở phía Đơng thành phố được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, đoạn qua thành phố có nền rộng 13 m, mặt đường rộng 12 m;

+ Quốc lộ 1A cũ: qua trung tâm thành phố, đóng vai trị là trục chính thành phố, mặt đường trải nhựa rộng 11,25 - 15,00 m, tuy nhiên một số đoạn đường đang bị xuống cấp;

+ Quốc lộ 4B đi Quảng Ninh: chủ yếu qua vùng đồi đất, khu dân cư thưa thớt, quy mô đường cấp IV miền núi, nền đường rộng 7,5 m, mặt đường láng nhựa rộng 5,5 m.

Ngoài các tuyến Quốc lộ với chiều dài 40 km bề rộng mặt từ 10 - 20 m, tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn cịn có nhiều tuyến đường quan trọng nối liền cửa khẩu quốc tế qua thành phố Lạng Sơn sang các tỉnh, thành khác tạo nên đầu mối lưu thơng hàng hóa thuận tiện, sầm uất.

Giao thơng nội thành: tương đối hoàn chỉnh với các tuyến phố khang trang, sạch sẽ, có một bến xe nằm trên đường Ngơ Quyền (diện tích 0,20 ha), một bến xe phía Bắc thành phố (diện tích 2,5 ha) và ga Lạng Sơn nằm trên đường Lê Lợi (diện tích 0,91 ha). Hiện một số nút giao thông nội thành đang được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thơng hàng hố. Giai đoạn 2006 - 2010 thành phố nâng cấp 7,16 km đường nội thành, nâng tổng số lên 64,09 km (đạt 88,28%).

b. Đường sắt:

- Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng chạy song song với Quốc lộ 1A, khổ đường lồng 1.435 và 1.000.

- Tuyến đường sắt Mai Pha - Na Dương là tuyến đường sắt chuyên dụng, khổ đường 1 m, được xây dựng từ năm 1978 nhưng khối lượng vận chuyển trên tuyết ít.

- Nhà ga Lạng Sơn với lưu lượng bình quân 171 hk/ngày và 2.485 tấn hàng/ngày. Đây là ga vận chuyển hàng hóa như đạm, sắt thép, thiết bị máy và vật liệu xây dựng.

c. Đường thủy:

Là đoạn đường sông Kỳ Cùng, đoạn chảy qua thành phố dài 4,4 km, lòng sơng rộng trung bình 50 - 60 m, sâu 1,2 - 1,3 m.

d. Đường hàng không:

Sân bay Mai Pha nằm ở phía Nam thành phố có đường băng dài 1.400 m, ngắn, hẹp, chủ yếu tiếp nhận loại máy bay trực thăng (Đây là sân bay phục vụ cơng tác Quốc phịng an ninh).

4.2.3.2. Thủy lợi

Diện tích đất thủy lợi là 48,67 ha, chiếm 2,39% diện tích đất phát triển hạ tầng, đạt 5,45 m2/người.

3.2.3.3. Năng lượng

Nguồn điện cung cấp cho thành phố do mạng lưới quốc gia kết hợp Nhà máy nhiệt điện Na Dương công suất 100 MVA thông qua trạm biến áp thành phố (E13-

2) 110/35/22 KV công suất 2 x 25 MVA cung cấp điện cho các trạm trung gian Lâm Sản 1, Lâm Sản 2, Nhị Thanh và Cao Lộc.

Các lưới điện trên địa bàn thành phố bao gồm: 110 KV, 35,10 KV, 0,4 KV và trạm lưới 10/0,4 KV.

3.2.3.4. Bưu chính viễn thơng

Diện tích đất bưu chính viễn thơng là 0,76 ha, chiếm 0,04% diện tích đất phát triển hạ tầng, đạt 0,09 m2/người. Năm 2010, tỷ lệ số hộ được xem truyền hình đạt 99% tổng số hộ, đạt 100% so với kế hoạch. Tỷ lệ hộ được nghe đài là 100%.

Số máy điện thoại được sử dụng tăng dần qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số máy/100 dân 48,1 57,1 55,0 68,4 66,8

(Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê thành phố Lạng Sơn năm 2010)

3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng xã hội

3.2.4.1. Văn hố

Diện tích đất văn hóa là 20,75 ha, chiếm 1,02% diện tích đất phát triển hạ tầng, đạt 2,32 m2/người.

3.2.4.2. Y tế

Diện tích đất y tế là 16,62 ha, chiếm 0,81% diện tích đất phát triển hạ tầng, đạt 1,86 m2/người.

3.2.4.3. Giáo dục

Diện tích đất giáo dục là 32,49 ha, chiếm 1,59% diện tích đất phát triển hạ tầng, đạt 3,64 m2/người.

3.2.4.4 .Thể dục - thể thao

Diện tích đất thể dục thể thao là 13,00 ha, chiếm 0,64% diện tích đất phát triển hạ tầng, đạt 1,46 m2/người.

3.2.4.5. Chợ

Diện tích đất chợ là 7,32 ha, chiếm 0,36% diện tích đất phát triển hạ tầng, đạt 0,82 m2/người.

3.3. Thực trạng quản lý đất đai

3.3.1. Tình hình thực hiện các văn bản pháp quy

Nhằm cụ thể hố các quy định về cơng tác quản lý đất đai của Chính phủ cũng như của tỉnh Lạng Sơn, thành phố đã ban hành một số quyết định, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn triển khai đến các xã, phường và các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố phù hợp với điều kiện thực tế của địa

phương, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn.

3.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính bản đồ hành chính

Tháng 10 năm 2002, Lạng Sơn được công nhận là thành phố. Thực hiện Nghị định 82/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Lạng Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn. Đến nay đã hoàn thành việc phân định ranh giới hành chính giữa các xã, phường trong thành phố và thành phố với các huyện khác trong tỉnh. Hiện tại, thành phố có tám đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó có năm phường và ba xã với tổng diện tích tự nhiên là 7.811,14 ha.

3.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Công tác khảo sát, đánh giá, phân hạng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành. Việc đánh giá, phân hạng đất được thực hiện trên hầu hết diện tích đất nơng, lâm nghiệp và phi nông nghiệp tạo cơ sở cho việc định giá, thu thuế, đền bù, bồi thường về đất đai. Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đều ban hành bảng giá các loại đất để làm cơ sở tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Đến nay, tồn bộ diện tích tự nhiên đã được đo vẽ, 8/8 đơn vị xã, phường trên địa bàn thành phố đều có bản đồ địa chính với tỷ lệ 1/500 (diện tích đo vẽ là 1.178,34 ha ở năm phường trong khu đô thị), tỷ lệ 1/1.000 (diện tích đo vẽ là 6.632,80 ha ở ba xã nông thôn).

Bản đồ hiện trạng sử dụng của thành phố và các xã, phường được lập theo các kỳ thống kê, kiểm kê đất đai. Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng được lập theo các kỳ quy hoạch, kế hoạch của Luật đất đai năm 2003.

3.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác kế hoạch sử dụng đất cấp xã, phường và thành phố giai đoạn 2006 - 2010 được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Tuy nhiên, kế hoạch dụng đất kỳ trước vẫn chưa dự đốn, chưa nhìn nhận hết được tiềm năng phát triển của thành phố nên nhiều chỉ tiêu, nhất là các chỉ tiêu phi nơng nghiệp có nhu cầu vượt xa so với dự đốn, gây khó khăn cho cơng tác quản lý đô thị.

3.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc ban hành bản quy định giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp; Nghị định 88/CP, ngày 17/8/1994 của

Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị; Nghị định 84/2008/NĐ-CP ngày 25/5/2008 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư... Đến nay thành phố đã giao sử dụng và cho thuê 7.811,14 ha (tồn bộ diện tích tự nhiên).

3.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhận quyền sử dụng đất

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. 8/8 đơn vị xã, phường đã được lập Hồ sơ địa chính chi tiết đến từng thửa với nội dung được thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời và chỉnh lý biến động thường xuyên. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định từ năm 1993 đến năm 2010 đã cấp tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 22.091 giấy (diện tích cấp được là 3.014,18 ha), chiếm khoảng 38,59% tổng diện tích phải cấp giấy. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 97,4% số hồ sơ đăng ký kê khai đủ điều kiện.

3.3.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên - Môi trường và Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lạng Sơn, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thành phố được triển khai khá tốt và đồng bộ theo Thơng tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004.

3.3.8. Tình hình quản lý tài chính về đất đai

Trong những năm qua, thành phố đã thực hiện tốt cơng tác quản lý tài chính về đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

3.3.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trước đây, công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền đã có phần bị bng lỏng; vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất chưa cao. Trong đó, có cơng tác lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đến nay, công tác quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng được quan tâm và thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.

3.3.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)