Chƣơng 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Thực trạng bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số địa phương trong
1.4.3. Khái quát thực trạng công tác GPMB của thành phố Lạng Sơn [39]
1.4.3.1. Tình hình chung về chính sách GPMB và tái định cư
Theo thống kê trong năm 2011, trên toàn địa bàn thành phố Lạng Sơn có tất cả là 36 dự án đã và đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng thi cơng cơng trình; tổ chức chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho 16 dự án với tổng số tiền là 28.090.850.233 đồng các dự án: Trường mầm non Liên cơ; Trạm quan sát động đất GPS; Khu đô thị Phú Lộc 4; Cải tạo lưới điện IVO; Quốc lộc 4B; Cải tạo và nâng cấp đường Trần Đảng Ninh; Kè bảo vệ sông kỳ cùng…
Công tác xét giao đất TĐC cho 123 trường hợp thuộc các dự án: Trường THPT Lạng Sơn; Khu đô thị Phú Lộc 4; Kè bảo vệ sông kỳ cùng…Đa số các hộ dân sau khi nhận bồi thường và bố trí tái định cư có cuộc sống khá hơn, nhà cửa khang trang hơn. Ngồi ra, Thành phố đang áp dụng các chính sách xã hội và lập kế hoạch đào tạo dạy nghề để hỗ trợ cho các hộ dân chưa có việc làm và có cuộc sống khó khăn.
Trong q trình thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, thành phố Lạng Sơn đã gặp một số khó khăn trở ngại trước những đòi hỏi quyền lợi bức xúc của nhân dân nhưng đều được xem xét giải quyết có lý có tình, đảm bảo các ngun tắc cơng khai, dân chủ, công bằng xã hội và đúng pháp luật, khơng để xảy ra tình trạng phải cưỡng chế, tình hình nhân dân ổn định. Cụ thể như các dự án sau: Dự án khu đô thị Phú Lộc 1, 2, 3, 4 ; Dự án Nam Hoàng Đồng; dự án Khu liên doanh Quốc tế Lạng Sơn; Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh; Dự án Tái định cư Khối 2 phường Vĩnh Trại…
Ngoài ra một số dự án kinh doanh do chủ đầu tư tự thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá cao, gây ảnh hưởng rất lớn đến các dự án cơng ích; một số hộ dân tìm nhiều cách đối phó nhằm nâng cao chi phí bồi thường; Bản đồ hiện trạng vị trí phục vụ cho cơng tác bồi thường cịn nhiều sai sót, một số trường hợp khơng đúng với hiện trạng thực tế dẫn đến sai sót khi lập hồ sơ bồi thường; một số cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý chính trị, thiếu kinh nghiệm về cơng tác dân vận; số lượng cán bộ địa chính xã cịn thiếu, chưa đáp ứng thời gian hồn thành các cơng việc liên quan đến bồi thường...
Từ khi có Luật Đất đai năm 2003 tất cả các chính sách về bồi thường đều phải thay đổi, Chính phủ đã ban hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Được sự quan tâm của tỉnh, sự phối hợp thường xuyên, kịp thời của các cơ quan, ban ngành liên quan, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân cùng với chính sách về bồi thường, tái định cư ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn, công tác lập, thẩm định, phê duyệt phương án, trình tự thủ tục, các loại mẫu biểu đã từng bước được chuẩn hoá nên thành phố Lạng Sơn đã nỗ lực thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm bảo theo đúng tiến độ để bàn giao cho chủ đầu tư thi cơng nhiều cơng trình phục vụ lợi ích cơng cộng, đóng góp chung đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Lạng Sơn.
1.4.3.2. Quy trình thực hiện cơng tác GPMB của dự án
Bƣớc 1. Sau khi có Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền UBND thành phố ban hành quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án.
Bƣớc 2. Cùng với việc bnaan hành Quyết định thành lập hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và TĐC; UBND thành phố ban hành Quyết định thành lập các tổ công tác để tiến hành kê khai kiểm đếm phần diện tích đất bị thu hồi trong chỉ giới của dự án.
Bƣớc 3. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC thành phố tổ chức họp với các
hộ dân có đất bị thu hồi, đồng thời thơng báo tới các hộ các chế độ chính sách liên quan tới việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC, tiến hành phát tờ khai cho hộ (để các hộ kê khai diện tích đất bị thu hồi, nhà cửa, vật kiến trúc, cây hoa màu trên đất).
Bƣớc 4. Tổ công tác xuống thu lại tờ khai của các hộ đồng thời tiến hành
kiểm đếm hiện trạng và xác lập hồ sơ, kiểm tra nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở để áp giá bồi thường, hỗ trợ và TĐC.
có thẩm quyền phê duyệt sau khi có quyết định phê duyệt phương án tổ công tác cùng với chủ đầu tư tiến hành chi trả tiển bồi thường, hỗ trợ của dự án cho các hộ dân, đồng thời tổ chức xét TĐC.
Bƣớc 6. Cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi đã
vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi khơng chấp hành chủ trương, chính sách, khơng bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước.
Bƣớc 7. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai 2003, Điều 63 và Điều 64 Nghị định 84.
1.4.3.3. Những kết quả đạt được.
Trong năm 2011 thì cơng tác bồi thường, GPMB đã có nhiều thay đổi tích cực. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
Tổ chức triển khai thực hiện 36 dự án, trong đó đo đạc kiểm đếm, thống kê, lập và trình phương án hỗ trợ và tái định cư được 17 dự án cho 603 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi.
Tiếp tục giải quyết tồn đọng của các dự án từ năm trước chuyển sang do nhiều nguyên nhân. Một số dự án do vướng mắc từ phía người dân bị thu hồi đất không chấp hành các quyết định thu hồi đất hoặc có khiếu kiện kéo dài; Một số do đình, dãn, hốn tiến độ (đường Lê Đại Hành; đường Phai Vệ; Khu đơ thị Nam Hồng Đồng I, đường Tơ Thị...)
Bàn giao mặt bằng sạch của một số dự án: Trường mầm non Liên cơ; Trạm quan sát động đất GPS; Khu đô thị Phú Lộc 4; Cải tạo lưới điện IVO; Quốc lộc 4B; Cải tạo và nâng cấp đường Trần Đảng Ninh; Kè bảo vệ sông kỳ cùng; Trường PTTh Lạng Sơn…
Lập và trình thẩm định phương án BT, HT & TĐC các dự án và giai đoạn dự án: Đường 235 Bản Loỏng - Khánh khê; Kè bảo vệ sông kỳ cùng; Nhà máy xử lý chất thải rắn; Trạm quan trắc động đất và GPS Lạng Sơn; Đường Bà Triệu (đoạn Lý Thái Tổ - Nguyễn Đình Chiểu)…
1.4.3.4. Những vấn đề tồn tại, vướng mắc
Sau q trình thực hiện cơng tác bồi thường năm 2011, Hội đồng bồi thường GPMB thành phố Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng , tập trung nhiều thời gian để giải quyết, đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn những tồn tại , vướng mắc. Tiến độ thực hiện còn chậm , chưa đáp ứng yêu cầu đề ra , nhiều dự án kéo dài thời gian thực hiện làm ảnh hưở ng đến các nhà đầu tư và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án . Các dự án Khu đô thị Phú Lộc I , II, III, IV; Kè bảo vệ sông kỳ cùng, Tiểu khu tái định cư khối 2 Vĩnh Trại...hầu hết các dự đều gặp khó khăn trong
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến cơng tác giải phóng mặt bằng chậm:
- Chế độ chính sách về bồi thường thường xuyên thay đổi, đặc biệt là các văn bản, Quyết định của UBND tỉnh ban hành còn nhiều mâu thuẫn chưa thống nhất, khó thực hiện đặc biệt là việc xác định loại đất được bồi thường giữa Hội đồng bồi thường của thành phố và các Sở, ban ngành cấp tỉnh chưa thống nhất dẫn đến việc lập phương án bồi thường chậm; Nhiều phương án đã được phê duyệt nhưng không thể thực hiện được do chủ đầu tư chưa bố trí được kinh phí....
- Theo nguyên tắc cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng phải được triển khai thực hiện trong thời gian chuẩn bị đầu tư (đồng thời với việc lập dự án đầu tư), khi khởi cơng xây dựng thì cơng tác giải phóng mặt bằng phải hồn tất. Thế nhưng, hầu hết các dự án sau khi tổ chức đấu thầu xong Chủ đầu tư mới triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dẫn đến vừa thi cơng, vừa giải phóng mặt bằng cho nên một số cơng trình khi vướng mắc về giải phóng mặt bằng phải ngừng thi cơng hoặc thi cơng dỡ dang không triệt để.
- Một số phương án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước khi phương án được phê duyệt Chủ đầu tư giải quyết kinh phí để chi trả cịn chậm, khi có kinh phí thì giá cả bồi thường thay đổi phải lập lại phương án.
- Công tác xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng phải được thực hiện trước khi lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, thế nhưng trong thời gian vừa qua, việc chuẩn bị đất tái định cư không đáp ứng được u cầu, có nhiều dự án q trình thực hiện việc giải phóng mặt bằng phải dừng lại do chưa bố trí được đất tái định cư.
- Việc xây dựng bảng giá đất, tài sản phục vụ cơng tác giải phóng mặt bằng chưa phù hợp, không sát với giá thị trường (chỉ bằng 50% đến 70% giá trị trường) cho nên các hộ dân bị ảnh hưởng không chấp nhận, phát sinh nhiều kiến
nghị, khiếu nại.
- Theo quy định tại khoản 2, Điều 6, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ thì: “Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi”. Do vậy, khi bị nhà nước thu hồi đất người dân không chấp nhận nhận tiền bồi thường mà yêu cầu Nhà nước phải bồi thường bằng đất mới chấp nhận giải phóng mặt bằng đề thực hiện dự án. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Lạng Sơn trong thời gian qua.
- Việc bồi thường đất nằm trong chỉ giới xây dựng cịn có những quan điểm không thống nhất, làm ảnh hưởng đến việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư.
Theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ thì: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà khơng có tranh chấp, khơng có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nhưng đất đó đã được sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thì được bồi thường về đất. Trường hợp sử dụng ổn định từ ngày 15/10/1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các cơng trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó khơng có tranh chấp thì cũng được bồi thường về đất.
- Quy định về bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp (đất vườn) cùng khuôn viên với đất ở đối với trường hợp đất sử dụng từ sau ngày 15/10/1993 mà khơng có giấy tờ là chưa hợp lý. Cụ thể là:
Tại điều 45, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định: Diện tích đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư được hỗ trợ là tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp, đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng khơng được cơng nhận là đất ở.
Tuy nhiên, tại Điều 44, Điều 45 Nghị định số 84/ NĐ-CP lại quy định:
Trường hợp đất đó sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004, đất đang sử dụng là đất có nhà ở, nhưng khơng có giấy tờ hợp lệ, khơng có tranh chấp, tại thời điểm sử dụng đất không vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất ở. Phần diện tích vượt hạn mức đất ở và phần diện tích đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng khơng được công nhận là đất ở được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp (ở đây không phải là đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư).
- Bất cập trong việc quy định giá đất để bồi thường:
Theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và khoản 12 Điều 1, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP thì giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cơng bố theo quy định của Chính phủ. Trường hợp tại thời điểm có quyết định thu hồi đất mà giá này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp. Quy định này hiện nay chưa thực sự đảm bảo chủ trương thực hiện
giá đất tính bồi thường phải sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, việc thực hiện cịn rườm rà qua nhiều bước. Mặt khác, trong thực tế thực hiện thời điểm có quyết định thu hồi đất thường cách xa thời điểm phê duyệt phương án bồi thường từ 2 tháng đến 5 tháng, trong khoảng thời gian này đã có biến động về giá, nên để hạn chế phát sinh sự chênh lệch về giá bồi thường so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, thì giá đất tính bồi thường lấy tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường sẽ phù hợp hơn.
Do đó, đề nghị sửa đổi quy định việc quyết định giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường để áp dụng đối với dự án.
- UBND tỉnh chưa có quy định về bồi thường đối với đất thuộc hành lang an tồn khi xây dựng cơng trình cơng cộng có hành lang bảo vệ an tồn.
Tại khoản 2, Điều 16, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP quy định: Trường hợp Nhà nước không thu hồi đất thì đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức bồi thường thiệt hại thực tế do UBND tỉnh quy định.