Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 25 - 27)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4.1.Thành phố Hà Nội

1.4. Thực trạng bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số địa phương trong

1.4.1.Thành phố Hà Nội

Trước yêu cầu xây dựng Thủ đô trong thời kỳ CNH, HĐH, khối lượng các dự án xây dựng đô thị và công nghiệp ngày càng lớn đặt ra cho công tác GPMB của Thành phố Hà Nội một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn và phức tạp. Theo dự kiến năm 2005, Hà Nội có khoảng 600 dự án liên quan đến cơng tác GPMB, trong đó nhiều dự án có quy mơ chiếm dụng đất lớn như Quốc lộ 5 kéo dài, đường vành

đai 2, khu đô thị Nam Đường Cao tốc, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình...Đến hết tháng 10 năm 2005, trên địa bàn thành phố đang triển khai khoảng 450 dự án liên quan đến cơng tác GPMB, với diện tích đất thu hồi là 3.150 ha liên quan đến 62.894 hộ gia đình, trong đó 408 dự án đủ điều kiện tổ chức GPMB với 2.196 ha và khoảng 43.696 hộ. Đây thực sự là khối lượng công việc không nhỏ mà Thành phố Hà Nội đang phải giải quyết sao cho vừa đảm bảo tiến độ của dự án, các mục tiêu đề ra và ổn định đời sống nhân dân trong các khu vực phải giải toả di dời. Tuy nhiên để hồn thành cơng tác GPMB trên địa bàn Thành phố Hà Nội không phải là một việc dễ dàng. Bởi nhiều khu vực quy hoạch chi tiết đã được công bố, cắm mốc nhưng việc triển khai dự án kéo dài, gây khó khăn cho cơng tác quản lý Nhà nước. Nhiều quy hoạch đường gắn liền với tuyến phố mới được triển khai nhưng gặp rất nhiều khó khăn như đường Kim Liên - Ô chợ dừa, đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Nguyên nhân chính là do các khiếu kiện với mục đích tồn tại nhà cửa tại chỗ để hưởng lợi khi Nhà nước đầu tư mở rộng đường.

Chính sách bồi thường cũng là nguyên nhân gây trở ngại cho công tác GPMB. Việc chậm điều chỉnh giá các loại đất (Ban hành từ năm 1997) và quy định bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (Ban hành năm 1998) khơng cịn phù hợp với thực tế, phương pháp và cách thức tiến hành xác định giá bồi thường theo Thông tư 145/TT của Thủ tướng Chính phủ cịn nhiều bất cập, phụ thuộc vào thực tế của thị trường dẫn đến phải thay đổi giá bồi thường nhiều lần trong thời gian ngắn như dự án nút Ngã Tư Sở gây chậm trễ khi triển khai dự án và tâm lý chần chừ, yêu sách để đợi điều chỉnh giá của những người bị di dời.

Năm 2005 trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã triển khai khoảng 450 dự án liên quan đến công tác GPMB với diện tích thu hồi là 3.150 ha, liên quan đến 62.894 hộ gia đình, trong đó có 408 dự án đủ điều kiện tổ chức GPMB với khoảng 2.196 ha đất, đã có 125 dự án với 565 ha đất bàn giao được mặt bằng để thi công, số tiền bồi thường hỗ trợ đã chi trả là 925 tỷ đồng cho 16.953 hộ và bố trí TĐC cho khoảng 1.606 hộ.

Năm 2006 Thành phố còn phải thực hiện bàn giao 95 dự án với diện tích 454 ha, số tiền chi trả là 709,6 tỷ đồng, liên quan đến 1.096 hộ dân và phải bố trí TĐC cho 956 hộ.

Cơng tác GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được thực hiện với nỗ lực cao hơn và giải pháp mới với phương châm quyết liệt hơn. Nhờ vậy cơng tác GPMB đã góp phần quan trọng vào q trình CNH-HĐH Thủ đơ Hà Nội, nâng cao văn minh đô thị.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 25 - 27)