Hiệu quả của sự phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh giữa nhà trường và

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường THPT huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Trang 60 - 83)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.3. Hiệu quả của sự phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh giữa nhà trường và

trường và Đồn thanh niên.

Ý kiến cho vai trị rất quan trọng của lực lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường đó là giáo viên chủ nhiệm(100%), cán bộ quản lý (95.5%), giáo viên bộ mơn và Đồn thanh niên là (90.9%), bạn bè thân (89.1%) và tập thể lớp (88.6%). Như vậy có thể thấy là vai trị của các thầy cô giáo, CBQL và bạn bè, tập thể học sinh là những lực lượng rất quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh. Sự phối hợp giữa các lực lượng này có hiệu quả sẽ tạo ra hiệu quả GDĐĐ cao.

Thông thường, giáo viên chủ nhiệm sẽ là người truyền đạt tới học sinh những nội dung đạo đức trong các giờ sinh hoạt lớp; Đoàn thanh niên sẽ phát động các phong trào thi đua rèn luyện, phong trào tự quản, nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, nêu các yêu cầu về vấn đề đạo đức để học sinh thực hiện, nêu gương, khen thưởng hoặc kỷ luật.

Qua quan sát cho thấy, các biện pháp GDĐĐ của nhà trường thường là hình thức nêu gương, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình GDĐĐ học sinh. Mỗi tấm gương sáng, những mẫu mực cụ thể của người lớn, của thầy cơ, bạn bè... là hình ảnh sống động trong đời sống hàng ngày có tác dụng mạnh mẽ, trực tiếp nhất đến hành vi, thái độ của học sinh. Vì vậy, những phong trào như: ỘỦng hộ trẻ em nghèo vượt khóỢ lơi cuốn được nhiều học sinh tham gia. Tuy nhiên, những công việc này khơng thể làm rời rạc mà thường có sự phối hợp giữa chắnh quyền quản lý và đoàn thể nhà trường tham gia phát động, tổ chức thực hiện. Qua khảo sát cho thấy: GVCN thường xuyên phối hợp với tập thể lớp (81.8%), CBQL với GVCN (50.0%). Còn lại hầu hết đều ở mức độ thỉnh thoảng phối hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61

Tổng kết những chương trình hành động giáo dục của nhà trường và Đoàn thanh niên, kết quả cho thấy rõ ràng sự khác biệt. Những hoạt động do nhà trường phát động thường là những hoạt động mang tắnh chất chắnh trị như: chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015 tiến tới đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập QĐND Việt Nam, chào mừng năm Thanh niên Ờ năm 2011; kỷ niệm 61 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam, các hoạt động mừng Đảng - mừng Xuân, kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chắ Minh; kỷ niệm 121 năm ngày sinh nhật Bác... và mang tắnh chất mệnh lệnh hành chắnh bắt buộc nên học sinh trong trường phải tham gia 100%. Những hoạt động do Đoàn thanh niên phát động như cuộc thi Missteen, thi văn nghệ, thi làm tập san Hoa học trò, tổ chức giải bóng đá...đồn viên cũng tham gia nhiệt tình nhưng không đầy đủ. Đây là những hoạt động phong trào mang tắnh chất giải trắ, vui chơi.

Sự khác biệt về số lượng tham gia các hoạt động này là do đâu? Đó là do giữa ban quản lý giáo dục nhà trường và Đồn thanh niên chưa có sự phối hợp chặt chẽ để tổ chức thực hiện. Nhiều đồn viên khơng thắch các hoạt động tập thể hoặc những hoạt động mang tắnh chất lao động công ắch như lao động vệ sinh trường, xây dựng vườn hoa thanh niên...nhưng không phải là hoạt động bắt buộc, khơng có mệnh lệnh của Nhà trường nên các bạn khơng tham gia. Đồn thanh niên chỉ là tổ chức kêu gọi hoạt động từ sự tình nguyện, nhiệt tình của học sinh để lôi cuốn học sinh vào những hoạt động bổ ắch nhưng do thiếu thể chế nên khơng có được tỷ lệ tham gia đầy đủ. Nếu có sự kết hợp giữa nhà trường với những mệnh lệnh và có sự kêu gọi từ phắa Đồn thanh niên thì chắc chắn học sinh các trường sẽ tham gia rất đầy đủ các hoạt động. Và như thế, mục tiêu giáo dục đạo đức sẽ được nâng cao, đạt hiệu quả hơn.

Kết quả khảo sát cho thấy, Đoàn TNCSHCM nhà trường là một trong những lực lượng ắt có ảnh hưởng đến q trình học tập và rèn luyện của học sinh. Trong khi các yếu tố tác động đến rèn luyện đạo đức học sinh được cho là ở mức độ quan trọng và rất quan trọng như: Sự động viên khắch lệ của bạn bè (99.2%); Khen thưởng, kỷ luật kịp thời (96.8%); Nội dung giáo dục phù hợp (96.4%); Sự quan tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62

thường xuyên của các thầy cô giáo (96.0%); Không bị định kiến của xã hội ( 92.8%); Được gia đình thơng hiểu, tạo điều kiện ( 91.2%); và cuối cùng là được tự do trong mọi hoạt động (77.6%); sự ảnh hưởng của Đoàn TNCSHCM nhà trường là 34,7%. Các hoạt động Đoàn hiện nay đã nhiều hơn nhưng vẫn cịn rất thiếu những chương trình có sự lồng ghép kiến thức trong đó; hơn nữa hoạt động Đồn chỉ được đánh giá là lực lượng vận động, phối hợp mà chưa xác định được chức năng tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh. Tiếng nói của Đoàn chưa được coi là lực lượng quyết định đến việc nhận xét quá trình học tập và rèn luyện của học sinh mà chỉ được xem như một ý kiến tham khảo cho giáo viên chủ nhiệm khi đánh giá xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh. Chắnh bởi quan niệm đó nên trong hoạt động GDĐĐ nhà trường vẫn còn xem nhẹ sự cần thiết phải phối hợp với cơng tác Đồn nên hiệu quả giáo dục chưa thực sự đạt được như mong muốn và hoạt động Đoàn cũng chưa thực sự có điều kiện để phát huy hết vai trò quan trọng của nó trong đời sống học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bên cạnh sự phối hợp với nhà trường cịn kém hiệu quả thì cơng tác Đồn chưa chú ý đến việc phối hợp giữa Đồn với gia đình, với các đơn vị tổ chức khác trong xã hội như lực lượng công an địa phương, tổ dân phố, hội phụ nữ...Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả của hoạt động GDĐĐ.

2.4.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý GDĐĐ thơng qua hoạt động Đồn ở các trường THPT huyện.

Nhìn chung, cơng tác GDĐĐ đã có nhiều tác động tới kết quả rèn luyện đạo đức và học tập của các học sinh trong trường. Hoạt động Đoàn thanh niên đã được các trường chú ý và phát động với nhiều phong trào, các phong trào đã đi vào chiều sâu, ngày càng lơi cuốn được nhiều đồn viên thanh niên tham gia. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa nhà trường và Đoàn thanh niên trong cơng tác GDĐĐ cịn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ nên vẫn còn những tồn tại như: nội dung các hoạt động GDĐĐ thực hiện ở mức độ trung bình, học sinh chưa thấy được sự cần thiết tham gia các hoạt động Đoàn đối với việc rèn luyện bản thân; hoạt động Đoàn chưa mang tắnh động viên và đặc biệt khơng có tắnh răn đe nên nhiều học sinh chỉ quan tâm tới học các môn học trên lớp mà bỏ qua các hoạt động Đoàn hoặc ắt chú trọng đến những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

hoạt động mà Đồn phát động. Do đó, vẫn cịn tồn tại những học sinh thiếu ý thức, vi phạm nội quy học sinh, thâm chắ nhiều học sinh vi phạm nhiều lần dù bị nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi.

Nguyên nhân thực trạng - Nguyên nhân khách quan:

+ Do các cấp lãnh đạo và xã hội coi việc giáo dục ở các trường là kết quả học tập văn hoá nhiều hơn là chất lượng về đạo đức; do ảnh hưởng của gia đình và môi trường xã hội; do phần lớn giáo viên chủ nhiệm mới ra trường nên thiếu kinh nghiệm trong thực hiện biện pháp giáo dục; do giáo viên phải làm thêm nghề phụ hoặc đi dạy thêm, ắt quan tâm và đầu tư công sức vào công tác chủ nhiệm.

+ Do cơ chế thị trường, chắnh sách mở cửa đã phát huy các mặt tắch cực của nó nhưng cũng đang có những tác động tiêu cực vào xã hội nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng. Hoạt động Đồn từ trước đến nay phần lớn được quan niệm như là những hoạt động vui chơi, giải trắ, mất thời gian và chỉ dành cho các em thanh niên nên đôi khi chắnh các thầy, cô giáo cũng lơ đãng, thiếu sự quan tâm, chỉ đạo sát sao các hoạt động. Phần lớn việc tổ chức thực hiện đều do những người đứng đầu trong ban chấp hành các chi đoàn tiến hành, là những em học sinh trong các lớp học mà thôi.

- Nguyên nhân chủ quan:

Cán bộ quản lý còn xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức; công tác giáo dục đạo đức chưa được tuyên truyền rộng rãi trong tập thể giáo viên; sự phối hợp của GVCN với phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong trường chưa tốt; hoạt động của Đoàn TN trong giáo dục đạo đức chưa thật sự toàn diện và hiệu quả; thực hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức nhà trường làm chưa tốt; việc đánh giá, khen thưởng còn nhiều hạn chếẦ

Kết luận chƣơng 2

1. Khảo sát thực tế hoạt động Đoàn tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đông Triều cho thấy, 100% các trường đều đã tổ chức các hoạt động Đoàn, thu hút được các đoàn viên thanh niên tham gia đầy đủ với nhiều hoạt động trong một năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64

học. Các hoạt động Đoàn đã phù hợp về nội dung và bám sát định hướng giáo dục đạo đức của trường học.

2. Xu hướng hoạt động Đoàn đang dần thay đổi chú trọng tới các nội dung kiến thức của các môn học và hướng tới những hoạt động xã hội bổ ắch như chăm sóc vườn hoa, đi thăm hỏi gia đình chắnh sách, thi Olympic tiếng Anh...mang tắnh chiều sâu và có sự lồng ghép giữa vui chơi, định hướng tư duy, bổ sung kiến thức và kỹ năng sống cho các em.

3. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hoạt động Đoàn trong các trường THPT trên địa bàn đơi lúc vẫn cịn nặng về hình thức. Cơng tác đồn cịn chưa thực sự phong phú về nội dung và hình thức dẫn tới tình trạng hầu hết trong các hoạt động được triển khai vẫn chỉ thu hút được một số Đoàn viên chủ động, tình nguyện tham gia vì có năng khiếu như các hoạt động về văn nghệ, thể thao...Vì vậy, địi hỏi các hoạt động Đoàn trong tương lai cần đổi mới hơn nữa để phát huy được hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua hoạt động của Đồn thanh niên.

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tắnh đồng bộ

Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: chi bộ Đảng, ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chắnh, Cơng đồn, Đồn thanh niên, hội phụ huynhẦDo đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải ln có tắnh đồng bộ trong mọi hoạt động. Nguyên tắc này yêu cầu đảm bảo sự thống nhất và sự kết hợp giữa các quá trình day học và giáo dục; giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngồi nhà trường trong đó giáo dục trong nhà trường được xác định là yếu tố trung tâm. Quá trình GDĐĐ phải được xây dựng kế hoạch, lên nội dung và phương thức quản lý, tổ chức thực hiện sao cho phù hợp. Điều đó địi hỏi phải có sự thống nhất từ Ban Giám hiệu tới các tổ chun mơn, tổ hành chắnh, Đồn thanh niên. Bởi vì hoạt động GDĐĐ khơng phải là những hoạt động độc lập, riêng lẻ, nó tồn tại, xuất hiện trong cả hoạt động dạy học và trong các hoạt động khác của học sinh trong môi trường học đường. Vì vậy, nó liên quan tới tất cả các bộ phận chức năng. Các hoạt động của Đoàn thanh niên cũng phải tuân thủ các nội dung, quy chế của nhà trường, phù hợp với nội dung giảng dạy của đơn vị, do đó các hoạt động đó cũng tác động vào các khâu của quá trình giáo dục từ việc nhận thức đến hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin, hình thành thói quen hành vi. Những khâu này có liên quan chặt chẽ với nhau, khơng tách rời nhau, có tác động biện chứng với nhau.

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tắnh thực tiễn

GDĐĐ là một quá trình phức tạp bị chi phối, chế ước bởi những yếu tố khách quan và chủ quan. Đó là những quy luật của quá trình phát triển nhân cách, đó là những yếu tố kinh tế xã hội, mơi trường, mục tiêu giao dục chung của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đó là quy luật chung của q trình nhận thức, sự vận động có ý thức của các chủ thể tham gia vào q trình GDĐĐ trong và ngồi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66

học. Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tắnh chất lý luận và được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào một trường THPT cụ thể thì lại phải hồn tồn phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của trường đó. Do đặc điểm tình hình học sinh cũng như phương thức hoạt động giáo dục của mỗi trường là khác nhau nên khi xây dựng các hoạt động Đoàn thanh niên cũng phải chú ý đến tắnh thực tiễn của hoạt động. Vắ dụ như: trường THPT Hoàng Quốc Việt mạnh về thi học sinh giỏi thì khơng thể tổ chức các hoạt động Đoàn liên quan đến việc thi văn nghệ, thể thao. Việc xây dựng các biện pháp đảm bảo tắnh thực tiễn là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công tác GDĐĐ cho học sinh trong trường.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tắnh khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà trường.

Hoạt động Đoàn là những hoạt động thường thực hiện sau các giờ học trên lớp của học sinh nên khi đưa ra các biện pháp hay phát động các phong trào Đoàn cần phải tắnh đến sự đồng ý, tắnh đến tắnh tắch cực, nhận thức, khả năng thu hút đồn viên, đội ngũ thầy cơ giáo, các lực lượng địa phương, các tổ chức xã hội và gia đình các học sinh. Nếu như các hoạt động Đồn đưa ra khơng được sự ủng hộ của các chủ thể trên thì rất khó để có thể thực hiện hoặc nếu thực hiện thì rất khó có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

Vắ dụ: Phong trào ỘỦng hộ trẻ em nghèo vượt khóỢ với mức ủng hộ mỗi học sinh là 200.000 VND, với mức tiền cao như này thì rất nhiều gia đình khơng có điều kiện khá giả sẽ không tạo điều kiện để cho các em học sinh tiền tham gia ủng hộ. Số tiền quyên góp ủng hộ là khơng phù hợp với điều kiện thực tế của nhiều gia đinh. Như vậy, số học sinh tham gia phong trào sẽ ắt và hiệu quả của phong trào này sẽ giảm sút hoặc không thực hiện được.

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tắnh hiệu quả

Hiệu quả của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh được xét trên Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Thước đo của hiệu quả chắnh là những học sinh tốt nghiệp THPT có đầy đủ các phẩm chất, năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường THPT huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh (Trang 60 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)