Cây xà lách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại dung dịch và giá thể đến sự sinh trưởng, năng suất rau cải xanh, xà lách trong kỹ thuật thủy canh (Trang 48 - 51)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5.Cây xà lách

1.5.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây xà lách

Nhiều tài liệu cho rằng xà lách có nguồn gốc ở vùng bờ biển Địa Trung Hải. Sauer (1993) đã cho rằng xà lách được chọn tạo từ dạng hoang dại là một loại cỏ dại (Lactuca serriola) mọc ở vùng bờ biển Địa Trung Hải và vùng Cận Đơng. Lồi hoang dại của chi Lactuca khơng hình thành bắp rõ rệt mà cây

mọc đứng, phân nhánh với lá có vị đắng và có nhựa mủ. Các tranh vẽ giống hình cây xà lách được tìm thấy trong các lăng mộ Ai Cập cổ đại cách đây hơn 4500 năm trước Công nguyên. Các bài viết minh chứng đầu tiên về dạng xà lách trồng trọt có trong các tài liệu lịch sử Hi Lạp từ năm 450 trước Công nguyên. Trong thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, những người La Mã đã trồng một số giống xà lách khác nhau. Ngày nay nhiều giống xà lách đã được chọn tạo và trồng phổ biến trên toàn Thế giới và được sử dụng chủ yếu làm salads (Sauer, J.D. 1993).

Ở Việt Nam, xà lách được trồng từ rất lâu. Nhiều vùng trồng thường xuyên như Đà Lạt với nhiều giống được nhập từ nước ngoài. Trước 1960, chủ yếu các giống xà lách trồng có xuất xứ từ nước Pháp. Những giống xà lách được sử dụng trong sản xuất từ năm 1990 phổ biến là Butter Lettuce CLS 808, Lettuce Mirrina, Lettuce Mini Star, Full Heart NR65... có nguồn gốc từ Nhật và Mỹ. Từ 1998, có nhiều giống xà lách mới được nhập nội và được gieo trồng theo phương thức sản xuất rau chất lượng cao với nhiều màu sắc

khác nhau như Lolbo Rossa, Romaine, Oakleaf Green... (Mỹ).

Một số giống được trồng ở một số vùng ở nước ta đã trở thành các giống địa phương như xà lách đăm Hải Phòng, xà lách Bắc Ninh.

1.5.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của xà lách

1.5.2.1. Nhiệt độ

Cây xà lách có nguồn gốc ở vùng ơn đới nên ưa khí hậu mát mẻ, có thể chịu rét. Xà lách có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong phạm vi nhiệt độ từ 8-250C. Sinh trưởng tốt nhất từ 10-160

C. Hạt có thể nảy mầm ở 00C nhưng chậm, hạt nảy mầm tốt ở 10-150

C, thời kì cây con yêu cầu nhiệt độ 16-220C. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng không tốt đến xà lách.

1.5.2.2. Nước

Bộ rễ xà lách yếu, chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt nên khả năng chịu hạn khơng cao do đó cần thường xuyên giữ ẩm cho đất (70-80%). (Tạ Thu Cúc - Giáo trình cây rau 2000).

1.5.2.3. Ánh sáng

Xà lách là cây ưa cường độ ánh sáng yếu tới trung bình, thơng thường u cầu từ 10-12 giờ là tốt nhất.

1.5.2.4. Đất và dinh dưỡng

Xà lách khơng kén đất, có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau, tuy nhiên đất phải tơi xốp và thốt nước tốt và đất có pH trung tính 5,8-6,6.

Vai trò của nguyên tố đạm: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy đạm có ảnh hưởng tích cực đến xà lách cuộn. Theo các tác giả này, liều lượng N bón khuyến cáo tới 50 lb N/acre trong mùa lạnh. Khi bón thúc đạm, cần bón vào đất ẩm trong mùa lạnh hoặc sau khi mưa. Khơng nên bón q nhiều đạm cho xà lách. Nếu bón quá nhiều đạm sẽ làm giảm chất lượng bắp do làm giảm độ cứng chắc của lá hoặc gây ra nứt bắp. Đồng thời nếu gặp điều kiện nóng ẩm sẽ tạo điều kiện cho bệnh thối bắp phát sinh phát triển và gây hại (George

Hochmuth và cs. 2003).

Vai trò của nguyên tố lân: George Hochmuth và cs. (2003) cho rằng

lân có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất của xà lách. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất xà lách biến động khi bón trong khoảng 300 - 400 lb P2O5/ acre. Liều lượng bón khuyến cáo cho cải bắp cuộn là không quá 200 lb P2O5/ acre. Theo George Hochmuth, nên bón lân rộng 3 inch theo hàng và sâu 2 - 3 inch dưới hàng.

Vai trò của nguyên tố kali: George Hochmuth và cs. (2003) đã khuyến cáo bón khơng q 200 lb K2O/acre. Kali nên bón thúc và nót vào đất trước khi trồng. Nếu bón quá nhiều Kali vào đất làm tăng lượng muối hoà tan trong đất gây hại cho cây xà lách.

Ca, Mg, và S: Đất hữu cơ thường cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng

trung lượng (Ca, Mg và S) cho xà lách. Triệu chứng thiếu Ca là ngọn bị táp. Hiện tượng này thường không liên qua trực tiếp đến đất thiếu Ca mà do cây bị ức chế tạm thời đường vận chuyền Ca đến lá non của xà lách (Guzman và Sanchez, 1987). Rễ bị đứt cũng dẫn đến thiếu Ca do Ca thường được hút qua các rễ non. Việc bón quá nhiều đạm (làm cây sinh trưởng quá mức) hoặc nhiều K (làm tăng lượng muối hoà tan) cũng dẫn đến hiện tượng lá trong và lá ngoài xà lách bị quăn và táp.

Vi lượng: Theo George Hochmuth và cs. (2003), vi lượng cần bón cho

xà lách như sau:

Manganese (Mn): nếu pH dưới 5,7 thì khơng cần bón. Nếu pH trên 5,7 nên bón 8lb Mn/acre.

Boron (B): nên bón 1.0 - 1.5 lb B/acre tuỳ thuộc vào giống và môi trường đất.

Đồng (Cu): ở đất mới trồng thì khơng cần bón Cu. Tuỳ thuộc vào giống mà có thể bón từ 4 - 12 lb B/acre.

Kẽm (Zn): lượng bón khuyến cáo cho cây biểu hiện triệu chứng thiếu Zn là 8 lb B/acre.

Dinh dưỡng qua lá: theo Beverly và Guzman (1985), hiện tượng thiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vi lượng ở xà lách thường xảy ra trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt. Tuy nhiên một cây trồng (ngay cả ở ruộng có độ pH kiềm) không phản ứng với phân vi lượng bón vào đất. Vì vậy phân vi lượng tốt nhất được bón qua lá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại dung dịch và giá thể đến sự sinh trưởng, năng suất rau cải xanh, xà lách trong kỹ thuật thủy canh (Trang 48 - 51)