Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Các định luật cơ sở của sự hấp thụ ánh sáng
1.3.3. Các bộ phận của máy trắc quang
Các máy trắc quang có nhiều loại và có cấu tạo khác nhau song
chúng đều có các bộ phận sau:
Nguồn sáng
Tùy theo yêu cầu, nếu dùng các tia sáng trong vùng khả kiến thì dùng đèn sợi tóc nung ( đèn vonfram) còn nếu dùng các tia sáng trong vùng tử ngoại ( 200 ÷ 400 nm) thì phải dùng đèn detori hoặc đèn thủy ngân.
Bộ phận tạo tia sáng có vùng phổ hẹp
Để tạo ra những chùm sáng có vùng phổ hẹp, trong các máy trắc quang người ta thường dùng lăng kính, cách tử hay lọc sáng. Nếu dùng kính lọc thì độ tạo tia đơn sắc kém xa lăng kính và cách tử, ta chỉ tạo được một chùm tia có vùng phổ hẹp.
Cuvet
Khi đo ở miền phổ khả kiến tốt nhất là dùng cuvet làm bằng thủy tinh quang học hay bằng thủy tinh hữu cơ. Nhưng khi đo ở miền phổ tử ngoại phải dùng cuvet bằng thạch anh (không được dùng cuvet bằng thủy tinh vì thủy tinh hấp thụ các tia tử ngoại ).
Tế bào quang điện, nhân quang điện
Bộ phận này có nhiệm vụ biến dịng quang thành dòng điện rồi chuyển vào bộ phận ghi đo. Tùy theo yêu cầu của miền phổ cần đo mà ta chọn loại tế bào quang điện có độ nhạy cao ở vùng phổ đó thì kết quả mới chính xác. Khi dòng sáng đập vào tế bào quang điện quá yếu, ta thay thế tế bào quang điện bằng tế bào nhân quang điện. Tế bào nhân quang điện cũng có tác dụng biến dịng quang thành dòng điện như tế bào quang điện mà cịn có tác dụng khuếch đại dịng điện lên 103 lần, vì vậy có thể đo được những dịng sáng có cường độ nhỏ.
Bộ phận tín hiệu và ghi đo
Dịng điện từ tế bào quang điện được chuyển đến bộ phận ghi tín hiệu, khuếch đại lên rồi chuyển sang bộ phận ghi đo. Để ghi tín hiệu có thể dùng điện kế nhạy hay máy ký tự hoặc hiện số. Ngày nay, hầu hết các máy trắc quang loại tốt thường sử dụng máy tính. [7].